3 Vấn Đề Lớn Để Khởi Nghiệp Thành Công

Muốn khởi nghiệp thành công? Muốn bán hàng thành công? Hãy dành 10 phút đọc bài viết này và hãy đọc nó 02 lần…

Phan Anh & Pa Marketing mất gần cả một ngày trời để suy nghĩ và 08 tiếng vàng ngọc ngày nghỉ đề nghĩ và viết cái bài kinh nghiệm khởi nghiệp này, với kinh nghiệm đi bán hàng từ năm 2006 đến nay và đã dạy cho rất nhiều tập đoàn lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, 50.000 người học online các bộ video… .Vì thế bạn đừng tiếc 10 phút ngồi đọc vì biết đâu sớm thôi, hoặc bạn được thôi thúc sẽ phải khởi nghiệp, mở công ty, làm chủ thay vì đi làm thuê, bị người ta chửi vào mặt là “ngu đần, chậm chạp, khó tiếp thu”, lúc làm được thì chủ khen, lúc không làm được chủ chê, rồi thậm chí là vắt chanh bỏ vỏ ngay cả khi chưa uống xong cốc nước chanh. Bài viết này của thầy Phan Anh sẽ giúp cho các bạn mở mang ra nhiều, giảm sai lầm, giảm tỷ lệ thất bại và tăng tỷ lệ thành công lên. Đặc biệt là bạn không cần bỏ ra 500 triệu đi đi học mấy diễn dởm nói về động lực kiếm tiền và khởi nghiệp.

Những gì tôi đang viết bạn sẽ không tìm thấy trong cuốn sách nào, hay bài viết nào, vì đó là những kinh nghiệm của tôi, được tuôn chảy trong đầu của tôi ra ngay-lập-tức thành bài viết này. Tôi hy vọng rằng, việc chia sẻ kiến thức của tôi vẫn còn giá trị với các anh chị và các bạn ít nhiều. Điều đó cũng là cách tôi kết nối và tạo giá trị cùng với mọi người.

Chuyện khởi nghiệp

Khởi nghiệp là điều mà ai ai cũng mong muốn, nhưng khởi nghiệp thành công thì tỷ lệ chỉ có dưới 10% và trên 5% thôi. Ở Việt Nam mà hỏi khởi nghiệp kiểu các tập đoàn hoặc các đại gia thì cũng chẳng mấy người dám trả lời phỏng vấn, vì cách khởi nghiệp kiểu “mua ruộng bán đất, mua đất bán biệt thự”, hoặc kiểu “ve sầu thoát xác – mác Việt Nam nhưng ruột Chị Na”, ăn cắp, bố láo, hàng giả hàng nhái rất nhiều.

Khởi nghiệp là suy nghĩ và mong mỏi của hầu hết các bạn trẻ và cả các bạn già, xu hướng là cá nhân khởi nghiệp, nhóm bạn bè tách ra làm riêng, sau khi học mót hoặc hoặc tử tế có được cái nghề, bí quyết gì đó trong tay, đây là điều quan trọng. Và đặc điểm chung của các nhóm này là “có tí tiền, có tí nghề” nhưng mỗi thứ chỉ một tí, chẳng sâu tẹo nào, nên khởi nghiệp là dễ tờ-oang lắm.

Tôi vẫn thường lấy ví dụ: một đầu bếp có thể nấu ăn rất ngon, đi làm thuê ở đâu người ta cũng tôn trọng và thấy rất cần thiết không thể thiếu vắng người đầu bếp quan trọng này, thậm chí là được lương cao. Nhưng khi làm chủ thì sập tiệm nhà hàng, sập hết lần này đến lần khác. Nhưng có người chẳng biết nấu ăn lại khởi nghiệp nhà hàng thành công. Sự khác nhau căn bản là gì?

Sự khác nhau căn bản là: đầu bếp chỉ cần chú trọng vào nguyên liệu, công thức, gia vị, bếp và lửa. Còn chủ nhà hàng thì phải lo tìm đầu bếp, lo tìm người phục vụ, lo quy trình, lo nhân sự, lo tiền lương, lo thuê nhà, lo làm mặt bằng nội thất, lo làm marketing, quảng cáo, bán hàng, thu tiền, công nợ… đủ thứ chứ không chỉ có gia vị và công thức như người đầu bếp.

1. Vì sao bạn nên khởi nghiệp?

 

Đây là một số lý do giải thích và động viên ,tạo động lực cho bạn khởi nghiệp bởi chuyên gia Phan Anh – PA Marketing

Vì bạn muốn trở nên giàu có hơn? Bạn được thôi thúc bởi những người bạn, người quen trên Facebook Zalo họ giàu có, thành đạt, xinh đẹp và nói toàn lời hay ý đẹp, hoa rơi cửa phật? Bạn thấy họ có nhà đẹp, xe đẹp, vợ/chồng đẹp, con đẹp, có một cuộc sống đáng mơ ước ở Việt Nam. Họ nói những câu chuyện về kinh doanh, về marketing, về du lịch, về tầm nhìn, về sứ mệnh nghe rất hoa văn, và thôi thúc bạn? Tôi nghĩ đó là một lý do.

– Bạn muốn trở nên giàu có và được sự tôn trọng của nhiều người. Bạn muốn danh gia vọng tộc. Muốn mình cũng lái chiếc xe đắt tiền, mặc bộ quần áo đắt tiền, đánh golf ở một sân golf đắt tiền, nghỉ dưỡng ở resort 5 sao, ăn tối ở khách sạn 5 sao. Đó là điều tốt. (nếu bạn thấy cô gái nào có những hình ảnh như thế, mà cô ta không nói nghề nghiệp và không rõ làm gì, thì khả năng cao cô này sắp được lên báo giật tít “công an mới triệt phá được đường dây cao cấp”…)

– Bạn chán ghét cảnh đi làm công ăn lương, bị sếp vui thì khen, buồn thì chê, làm tốt thì động viên, làm dở thì sa thải.

– Bạn chán ghét cái cảnh chờ ăn lương cứng, điều chuyển hết việc này đến việc khác, nhẩy hết công ty này đến công ty khác mà lương vẫn y nguyên như cũ.

– Bạn thấy đứa bạn của mình nó cũng ngu đần y chang mình mà sao giờ nó giầu có thành đạt thế (nó chưa bị công an tóm – điều này có thể bạn chưa biết luôn) và bạn cũng tò mò muốn được như nó.

– Bạn cảm thấy mình có tài năng, có sản phẩm tốt, có dịch vụ tốt, có đội nhóm tốt, có tuổi thanh xuân

– Bạn thấy mình có một tầm nhìn tốt và một tương lai tốt

– Bạn thấy chính phủ kiến tạo và muốn nhà nhà khởi nghiệp, người người khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp sẵn có, nhiều hội thảo về khởi nghiệp mở ra, bạn đi nghe các chuyên gia và các diễn dởm rót mật vào tai.

– Các doanh nghiệp không thể bao hết được sân, thị trường luôn có lỗ hổng, luôn có khiếm khuyết của thị trường, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn cao hơn và cao hơn nữa, tốt hơn, nhưng lại phải rẻ hơn. Và cơ hội cho bạn sẽ đến rất nhiều như những chuyến xe buýt trong thành phố (mà bây giờ người ta định đổi tên là xe khách thành phố đây).

– Khởi nghiệp thành công có thể giúp bạn kiếm được tiền tỷ trong tháng, trong năm, trở nên tự tin hơn, hoành tráng hơn, rồi bạn lại ngồi đó nói về các ngày gian khó của mình (trong số đó có rất nhiều người buôn gian bán lận nhưng cũng kể kinh nghiệm khởi nghiệp như đúng rồi, đáng buồn là vậy), không những thế bạn còn giúp được người khác có công ăn việc làm, giúp được gia đình mình trở nên tốt đẹp hơn, thì xã hội cũng tốt đẹp hơn.

– Một thanh niên trẻ ở Lào Cai chỉ khởi nghiệp livestream có 2 năm trời mua luôn Maybach, mỗi tháng kiếm không dưới 2 tỷ tiền lời.

Rất nhiều thanh niên làm Youtube tháng cũng kiếm vài chục ngàn đô

Rất nhiều thanh niên bán coin, làm sân tài chính, tháng kiếm cả trăm ngàn đô

Rất rất nhiều người bán hàng online tháng kiếm tiền tỷ

Các diễn dởm cũng bán khóa học vài trăm triệu/ 1 người, vài năm cũng kiếm tiền chục tỷ.

Mỗi người mỗi cách để khởi nghiệp, đều đáng để học hỏi và tham khảo, dù cách của họ là gì đi chăng nữa.

– Các trường đại học không dạy bạn khởi nghiệp đến nơi đến chốn mà chỉ ném cho bạn một mớ lý thuyết, để bạn lăn lộn với thương trường phải trả bằng tiền, máu, nước mắt và cả đổi tình nữa.

Khởi nghiệp cũng không dễ ăn lắm đâu, nhưng mà có nhiều lý do và động lực để ta nên khởi nghiệp nhỉ.

2. Khi nào thì nên khởi nghiệp

Thật ra, cho Phan Anh nói thẳng là không có công thức khi nào nên khởi nghiệp là chuẩn đâu. Không có đâu. Mạnh ai người ấy làm thôi. Có người khuyên nên ngoài 40 tuổi mới thành công dễ, có người khuyên phải đi làm thuê rồi hãy làm chủ, có người khuyên là khởi nghiệp trẻ thì càng có nhiều cơ hội làm lại… Đừng dại nghe bất kỳ lời khuyên nào…

Có người cả đời khởi nghiệp vẫn thất bại.

Có người học vị tiến sỹ khởi nghiệp vẫn thất bại, nhưng ngược lại, có người học chưa hết cấp ba giờ làm ông chủ lớn.

Có người làm thuê rồi mới làm chủ, có người thì làm chủ luôn.

Có người thì khởi nghiệp bằng cách kế nghiệp, có người thì khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng, nhưng cũng có người khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng kèm thêm đống nợ.

Có người khởi nghiệp khi độc thân nhưng có người lại nặng gánh một vài con vợ và một vài đứa con. Có người vợ kiếm ra tiền nên chồng không cần mang tiền về cứ an tâm khởi nghiệp, có người vợ không kiếm ra tiền nên chồng không an tâm khởi nghiệp, không có tiền về thì mấy cái “tàu há mồm” ăn bằng gì…

Nói chung là không có công thức là Khi nào nên khởi nghiệp. Ai xui “năm nay là năm đẹp để khởi nghiệp” thì đấm vào mõm cho nó vài cái rồi chạy đi ngay (không thì nó đánh lại).

NHƯNG…

Nhưng cái này thì mới quan trọng này, nên xem xét một số yếu tố có trong tay rồi thì hãy bắt đầu khởi nghiệp thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn, tỷ lệ thất bại sẽ thấp hơn.

– Có sản phẩm hoặc dịch vụ để bán rồi

– Xác định được khách hàng mục tiêu và phương thức tiếp cận khách hàng rồi

– Có giá bán và tính toán chi phí bóc tách rất rõ ràng, chạy bản excel tài chính thấy cửa sáng rồi

– Có chút vốn liếng để làm – liệu cơm gắp mắm rồi, biết tính toán và cân đối tài chính thu chi, ước lượng mô hình kinh doanh cần bao nhiêu vốn. Vốn tự có bao nhiêu, vốn đi vay bao nhiêu, vay nguồn nào, lãi suất ra sao, áp lực trả nợ, làm sao để có tiền trả nợ, nếu kinh doanh không tốt thì làm sao để kiếm được tiền trả nợ, hoặc rủi ro xấu là gì.

Có người khởi nghiệp thì cần nhiều vốn vì mô hình làm lớn, có người khởi nghiệp thì cần ít vốn (ví dụ như bán trà đá chẳng hạn), nên cần phải ước lượng được vốn, tài chính, dòng tiền. Điều này rất quan trọng vì rất nhiều người không biết tính toán dòng tiền và có thể bị cụt dòng tiền khi chưa về đích. Nên nhớ rằng vốn rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp cũng như kinh doanh. Điều này cũng giống với

– Có mô hình kinh doanh rõ ràng, dễ hiểu, nhìn thấy dòng tiền và lợi nhuận bằng các phương án, kịch bản, cách ứng phó với từng tình huống và con số chắc chắn (chứ không phải bằng cách “2-five với người bên cạnh và nói tôi). Bán cái gì lấy chi phí nhân công, bán cái gì lấy chi phí khấu hao, bán cái gì lấy lợi nhuận…

– Có những bí quyết trong tay về nghề nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, có thứ mà người khác không thể có được ngay

– Nên có kế hoạch kinh doanh – marketing – bán hàng chi tiết, rõ ràng, được phản biện

– Nên có hiểu biết và năng lực bán hàng tốt bao gồm bán hàng online và bán hàng offline (không phải cái gì cũng online được đâu nhé).

– Có người làm cho mình, làm cùng mình, cùng hội cùng thuyền, cùng chí hướng, ăn chia đẹp, có hợp đồng thỏa thuận đàng hoàng.

Tính toán thấy mình ổn (OK Im Fine) thì là làm tới thôi.

3.Chuẩn bị những gì để bắt đầu khởi nghiệp

Chuẩn bị tâm lý

khởi nghiệp thì rủi ro thất bại cao lắm nên cần có tâm lý thật vững vàng, vì kiểu gì cũng có người A người B người C mỗi người cho một vài ý kiến, mà nghe thì thấy ý kiến nào cũng ‘đúng đéo chịu được” nên thành ra có khi lại oẳng vì nghe tư vấn nhiều bên quá. Khởi nghiệp vất vả nên tâm lý sẽ cô đơn vì bận rộn, làm gì có thằng nào khởi nghiệp chân chính & thành công mà có thời gian bia rượu, hát hò, café ngày ngày ngồi check in sang chảnh được, hiếm lắm. hình ảnh đó thường phải là là sau khi đã có cơ đồ thành tích rồi, tiền bạc rửng mỡ rồi mới như vậy được. Rồi nhiều vấn đề gây ra stress nặng như bán hàng không tốt, tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền lương nhân viên ập đến… Gia đình thì bảo là “đấy đã bảo là cứ làm công ăn lương đi, việc gì phải khổ thế, ngu bảo mãi không nghe, giờ ôm cục nợ”. Bạn bè thì bảo “thằng này ngu, vỡ nợ rồi, nghe đồn nợ mấy tỷ”… ôi lắm chuyện thị phi lắm, bạn cần chuẩn bị tâm lý.

Bản thân bạn đã sẵn sàng thoát ra khỏi chiếc hộp an toàn chưa, thoát bằng cách nào, thay đổi như thế nào để vẫn chân chính, hợp pháp mà lại đổi mới?

 Chuẩn bị sức khỏe

sức khỏe là rất cần vì bạn sẽ phải làm việc cường độ rất cao, 1 tuần 7 ngày, 1 ngày tầm 18 tiếng, không có ngày nghỉ, không có lương, không có thưởng, không có cuối tuần… bạn chuẩn bị sức khỏe và tâm lý để chiến chưa. Nếu chưa, thì đừng vội khởi nghiệp.

 Chuẩn bị cho các kịch bản, phương án, tình huống xấu

(ví dụ như vỡ nợ, cãi vã, kiện cáo, chia tay chia chân…)

Chuẩn bị kỹ năng bán hàng

khởi nghiệp là phải bán hàng, trả lời cho câu hỏi tiền ở đâu ra, bán cái gì ra tiền, làm sao để bán, nên kỹ năng bán hàng và đội nhóm bán hàng, công cụ bán hàng là vô cùng quan trọng. Không bán được hàng thì tự khắc mọi thứ sẽ rối tinh rối mù. Còn bán được hàng như tôm tươi, hàng chạy tơi tới thì lại ngon

Chuẩn bị tiền bạc

cần có một khoản tiền chạy trong 06 tháng, 1 năm hoặc 2-3 năm nếu bạn có nhiều tiền hơn. Các khoản tiền này phải được tính toán chi tiết, chi ly và hoàn toàn hợp lý, khoa học có kiểm soát thì bạn mới thành công được. Vì khởi nghiệp là chi nhiều hơn thu (trong công ty nên tuyển nhiều em tên Thu, đừng tuyển em nào tên Chi cả nhé) nên phải kiểm soát các khoản chi và ưu tiên chi tiền tiết kiệm. Ví dụ thay vì mua bàn ghế văn phòng mới, máy tính mới, bạn có thể cân nhắc về đồ second-hand hay đồ third-hand cũng được.

 Chuẩn bị đội nhóm, nhân sự, ông thầy bà cô (nếu có)

Nói chung là khởi nghiệp có thể 1 mình cũng được, nhưng dần dần làm ăn được thì cũng cần có nhiều mình, và khi đó thì phải có nhân sự, đội nhóm, ông thầy hướng dẫn cho con đường, cách làm, chứ tự mình mò mẫm thì lâu về thời gian, dễ sai đường, học phí cho sự ngu dốt (gọi là ngu phí) thì cũng rất là cao, lại còn mất cơ hội về thị trường. Cần có chính sách rõ ràng về việc sử dụng nhân sự, đội nhóm, phân chia công việc và sự tôn trọng giữa nhóm nhân sự, nhân viên, người tư vấn cho bạn. Nên cân nhắc cẩn thận về việc sử dụng đội nhóm là người thân bạn bè vợ chồng hoặc người yêu bởi vì trong quá trình kinh doanh có thể xảy ra rất nhiều mâu thuẫn xung đột, điều đó dẫn tới mối quan hệ tình cảm cá nhân sẽ bị tổn thương. Cần có những nguyên tắc rất quan trọng trong quá trình làm việc để tránh những xung đột hoặc tổn thương về mặt tình cảm giữa các thành viên. Hãy làm việc chuyên nghiệp như người phương tây không đặt cảm xúc vào công việc có thể tranh cãi này lửa trong công việc nhưng hết giờ làm vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết và sửa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau để cùng làm việc. Không nên đặt cái tôi quá lớn vào công việc sẽ khiến cho xôi hỏng bỏng không và tổn thương. Về tình cảm là điều dễ xảy ra. Lựa chọn cộng sự dựa trên phẩm chất, phẩm giá và tài năng của họ đồng ý rằng tiền bạc và tài năng là quan trọng nhưng phẩm giá còn quan trọng hơn

 Chuẩn bị sản phẩm, dịch vụ, phương thức bán, chính sách bán hàng, cách chào hàng

Sản phẩm của bạn đã tốt chưa, phục vụ cho nhóm khách hàng nào, phục vụ cho nhu cầu nào, tại sao khách hàng phải sử dụng sản phẩm của bạn, bạn đã nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu đối thủ chưa? Hay mới chỉ nghe nói sản phẩm này ổn lắm rồi bán; giá bán bao nhiêu, giá bán đó bạn có lời bao nhiêu phần trăm, chi phí bán hàng bao nhiêu phần trăm, liệu mô hình kinh doanh của bạn có lãi không?

Ví dụ như này nhé: giờ mà bạn bán sản phẩm nồi chiên không dầu thì tôi cho rằng vẫn bán được, nhưng mà nó không còn là “xu hướng nóng hổi vừa thổi vừa bán/ hot trending” nữa. Nhưng nếu là robot lau nhà (tháng 10/2020, thầy Phan Anh khuyên vậy) thì lại đang rất ngon vì sản phẩm mới, mà ít khách hàng có sản phẩm này, nhu cầu còn lớn, lợi nhuận của sản phẩm lớn…

 Chuẩn bị công cụ marketing, quảng cáo, lập kế hoạch kinh doanh…

lập kế hoạch kinh doanh chi tiết ra nhé (thầy Phan Anh sẽ dạy mng chi tiết, và giúp cho các bạn nhìn thấy rằng kế hoạch kd đó có khả thi hay không).

Tất cả các sản phẩm và dịch vụ phải được bán, phải có người mua, phải có khách hàng thì mới chuyển thành doanh thu và bù đắp chi phí . Không có một nhà khởi nghiệp nào thành công nếu như chỉ chi tiền chi tiền và chi tiền trong khi đó không bán được hàng và trông chờ vào tương lai hoặc các quỹ đầu tư các nhà khởi nghiệp các dự án khởi nghiệp có thể chết giữa chừng vì không bán được hàng và không có tiền hoặc các nhà đầu tư sẽ không bơm thêm tiền nếu Như thấy doanh số không tốt.

Cho nên việc cốt lõi của khởi nghiệp là phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm tốt, khách hàng và thị trường tiềm năng một tiêu, và các kỹ năng bán hàng phù hợp với sản phẩm và tập khách hàng đó. Bạn không nên chỉ khởi nghiệp với một niềm đam mê là làm tốt sản phẩm là đủ mà bạn luôn luôn đặt câu hỏi làm sao để bán được nhiều nhất, bán được nhanh nhất và thu tiền về dễ nhất nếu bạn có câu trả lời đầy đủ cho việc này thì bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp bất kỳ khi nào bạn muốn.

Các kênh bán hàng và công cụ bán hàng bây giờ rất sẵn có từ các kinh mạng xã hội online đến các kênh offline có thể kết hợp để cùng thúc đẩy việc bán hàng, xây dựng các nhân viên thị trường, chính sách chiết khấu, chính sách công nợ chính sách hỗ trợ nhà phân phối hoặc đại lý sẽ giúp bạn bán hàng.

Thầy Phan Anh sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm bán hàng online và phát triển hệ thống offline với các bạn. Việc bán hàng tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không phải dễ dàng với bất kỳ ai hoặc với bất kỳ sản phẩm nào, điều đó đòi hỏi bạn phải có kĩ năng bán hàng có kinh nghiệm có công cụ và có tư duy thiết lập các chính sách. Vì ngày nay sản phẩm có tính chất dư thừa và bão hòa, cạnh tranh rất cao nên không dễ dàng gì xâm nhập thị trường.

Ban đầu bạn có thể lựa chọn bán hàng nhỏ lẻ hoặc thử nghiệm trên mô hình nhỏ tự làm và xâm nhập dần dần để đánh giá thị trường và lắng nghe ý kiến của khách hàng sau đó bạn cải thiện, cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì, giá cả theo yêu cầu của khách hàng và thị trường. Sau đó bạn mới mở rộng dần dần về quy mô và năng lực đáp ứng. Điều này sẽ giúp bạn giảm rủi ro về đầu tư lớn ngày ban đầu. Tất nhiên có những người thích chơi lớn và chơi tất tay nhưng cũng sẽ nhận về kết quả không như kỳ vọng nếu như được đầu tư đó là quá sức và không bán được hàng.

Đừng bao giờ cho rằng sản phẩm của bạn đã hoàn hảo, ý tưởng của bạn đã hoàn nào bởi vì thực tế nó có thể khác họ khác xa hoàn toàn so với những gì bạn nghĩ và bạn tưởng vì vậy bạn cần học và thích nghi nhanh chóng. Thị trường sẽ trả lời bạn đúng hay bản sai. Ý tưởng có thể rất tốt nhưng thực thi dở họ không đúng hướng vẫn có thể cho ra kết quả vô cùng tôi tệ và khiến bạn thất vọng chán nản bởi vì bạn không biết mình đã làm sai ở điểm gì cho dù bạn được người khác đánh giá là có kinh nghiệm và thông minh. Hoặc đôi khi đơn giản là bạn thành công với mô hình cái chuồng gà sau đó bạn khởi nghiệp với mô hình resort năm sao. Rõ ràng cái chuồng gà và cá đi sọt năm sao nó khác nhau hoàn toàn về tư duy. Bạn đừng bê tư duy chuồng gà vào tư duy của khách sạn năm sao tất nhiên đây chỉ là một ví dụ hình ảnh để bạn hiểu.

Chuẩn bị về pháp lý

Nói chung cũng cần phải biết về pháp lý cơ bản như điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm, tem phụ, giao hàng đi đường thì cần cái hóa đơn đi đường ntn, nộp thuế má đầy đủ (đừng có trốn thuế)…

Học cách lắng nghe

Trong quá trình bạn khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp chắc chắn có những khó khăn hoặc những ngã rẽ mà bạn không tưởng tượng ra, hoặc có thể tưởng tượng ra nhưng chưa có cách làm phù hợp thì thời điểm đó bạn có thể cần đến các tư vấn hoặc có rất nhiều lời tư vấn đến cho bạn. Điều quan trọng là bạn phải biết chọn lọc lời tư vấn nào là phù hợp nếu không bạn sẽ đẽo cày giữa đường và rồi ông lão đánh cá lại trở về với cái mạng lợn và túp lều của chính mình.

Bạn cần gì nữa thì liệt kê ra, và đảm bảo rằng bạn có những thứ đó rồi… thì ta bắt đầu khởi nghiệp thôi, không cần biết bạn bao nhiêu tuổi và có kinh nghiệm gì.

Nguyễn Phan Anh PA Marketing 0989623888

Bài viết liên quan