Khủng hoảng truyền thông- nổi ám ảnh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn lo sợ xảy ra khủng hoảng truyền thông. Vì dù khủng hoảng nghiêm trọng hay không thì chắc chắn sẽ có tổn thất. Nhưng khủng hoảng lại là một phần “không thể thiếu” trong kinh doanh. Nó luôn xuất hiện lặng lẽ và song hành trong mọi hoạt động, bước đi của doanh nghiệp.

Nên có thể nói điều duy nhất mà doanh nghiệp có thể làm để tự bảo vệ mình là phòng ngừa. Để có thể giảm được tối thiểu hoặc tránh kịp thời khủng hoảng. Vì chỉ cần là khủng hoảng thì chắc chắn sẽ để lại hậu quả ít nhiều cho doanh nghiệp. Vậy cơ hội nào cho doanh nghiệp khi phát triển dựa hơi truyền thông số? Đây cũng là câu hỏi PA Marketing nhận được rất nhiều từ các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tìm đến tư vấn xử lý khủng hoảng cũng như trong các khóa đào tạo của chúng tôi.

1.Khủng hoảng đến bất ngờ và có thể “đè bẹp” một thương hiệu lớn.

Thống kế cho thấy: Có tới hơn 50% tổng dân số hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng internet để tham gia mạng xã hội. Điều này đe dọa lớn đến doanh nghiệp khi tin đồn xuất hiện trên này. Nhất là khi mạng xã hội trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

doanh-nghiep-phai-chiu-suc-ep-lon-ve-nguy-co-khung-hoang-truyen-thong-tiem-an

Doanh nghiệp phải chịu sức ép lớn vì nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn

Mạng xã hội phát triển gia tăng sức ép với doanh nghiệp:

  • Mọi vấn đề về thương hiệu dù tốt hay xấu đề trở nên đặc biệt nhạy cảm khi đưa lên mạng xã hội. Và việc này khiến việc bảo vệ thương hiệu, danh tiếng, hình ảnh. Và mọi vấn đề về quản trị rủi ro, thông tin càng trở nên khó khăn gấp bội.
  • Số lượng vụ khủng hoảng truyền thông xảy ra từ năm 2005 đến 2017 đã tăng lên gấp 25 lần. Mà tác nhân chính khuếch đại thông tin, đẩy nó đến tận tay người tiêu dùng và báo chí lại chính là mạng xã hội.

Khủng hoảng truyền thông chịu ảnh hưởng lớn từ mạng xã hội.

  • Mạng xã hội không chỉ có khả năng khuếch đại, lan truyền nội dung từ báo chí. Mà nó còn gây ảnh hưởng và có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng đối với một số chủ đề nhất định.
  • Mạng xã hội phát triển vừa là thách thức vừa là cơ hội với truyền thông thương hiệu và quản trị danh tiếng của doanh nghiệp. Trong vài giờ đồng hồ mạng xã hội có thể biến một cá nhân không tên tuổi thành mối quan tâm của toàn công chúng. Ngược lại cũng có thể khiến một doanh nghiệp lớn đang “khỏe mạnh” bốc hơi khỏi thị trường. Mạng xã hội trở thành mối đe dọa lớn với doanh nghiệp. Và khủng hoảng truyền thông bắt nguồn từ những tin đồn trên mạng xã hội trở nên cực khủng khiếp.

Nên cách tốt nhất để doanh nghiệp tránh và giảm bớt được sự ảnh hưởng là phòng ngừa. Vì một khi khủng hoảng truyền thông xảy ra thì việc giải quyết dứt điểm vấn đề là rất khó. Hoặc là sẽ kéo dài rất lâu, khiến cho doanh nghiệp kiệt sức và chết dần nếu không thể vực dậy sau đó.

2.Doanh nghiệp bị “ám ảnh” bởi 4 chữ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG.

Trên thực tế một doanh nghiệp phải mất nhiều năm liền để xây dựng thương hiệu. Nhưng chỉ qua một cuộc khung hoang truyen thong mọi thứ có thể trở về vạch xuất phát. Và doanh nghiệp có thể phá sản chỉ sau thời gian ngắn khủng hoảng xảy đến.

giai-quyet-khung-hoang-truyen-thong-so

Giải quyết khủng hoảng truyền thông số

  • Sự phát triển của truyền thông kỹ thuật số đã tạo ra dòng thác thông tin với nhiều cơ hội. Giúp việc nắm bắt thông tin nhanh hơn, tiện lợi hơn. Nhưng tại đây con người có một quyền cực lớn đó là “tự do ngôn luận”. Nên có rất nhiều thông tin chưa được kiểm chứng được lan truyền. Đây là nguồn cơn của các vụ khủng hoảng truyền thông. Nếu như doanh nghiệp không thể kiểm soát những thông tin liên quan đến thương hiệu.
  • Những thông tin chưa được kiểm chứng nhưng đã đăng tải trên báo chí. Tình trạng nhiều loạn thông tin, tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội hiện nay rất phổ biến. Nó đặt ra vấn đề đối với các cơ quan báo chí cũng như các cá nhân tham gia hoạt động trên mạng xã hội. Tất cả cần phải có trách nhiệm về việc kiểm chức, xử lý tin đồn trước khi đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

Một tin đồn xấu về thương hiệu được lan truyền trên mạng xã hội. Chưa cần xét đến đúng sai, miễn là nó được mọi người truyền tay nhau. Thì nó đã gây ra không ít hoang mang trong dư luận. Nhất là thiệt hại gây ra cho cá nhân, thương hiệu liên quan đến vụ việc.

3.Để phòng ngừa khủng hoảng, doanh nghiệp cần học cách sử dụng truyền thông.

Để tránh những thông tin không chính xác, tin đồn thất thiệt về thương hiệu. Vấn đề phòng ngừa khủng hoảng truyền thông không chỉ nằm ở doanh nghiệp mà còn ở cả phía truyền thông báo chí.

khung-hoang-truyen-thong-co-the-giet-chet-thuong-hieu

Khủng hoảng truyền thông có thể giết chết thương hiệu

Trách nhiệm của doanh nghiệp và báo chí:

  • Về phía doanh nghiệp: Cần phải minh bạch hóa các thông tin với truyền thông. Đồng thời học cách sử dụng hiệu quả kênh báo chí truyền thông.
  • Về phía cơ quan báo chí: Đối với báo chí thì việc đưa thông tin nhanh- hay là rất cần thiết. Đó cũng là tiêu chí hết sức quan trọng của nghề nghiệp. Nhưng trong bối cảnh như hiện nay, báo chí cần đảm bảo thêm 3 tiêu chí: Chính xác, trách nhiệm và nhân văn. Cần quan sát một cách toàn diện trước mọi vấn đề tiếp nhận. Khi đưa tin về bất kỳ lĩnh vực nào, thương hiệu nào. Các nhà báo đều phải có trách nhiệm kiểm chứng. Chú ý lắng nghe các ý kiến đa chiều. Không tưởng tượng chủ quan, không tự suy đoán hay giữ bí mật nguồn tin. Cũng không được phát tán tin đồn nếu chưa được xác thực. Và phải luôn tuân thủ nguyên tắc kiểm chứng.

Doanh nghiệp nên kết thân với báo chí:

  • Trong khủng hoảng truyền thông, lời nói từ báo chí có thể là “gáo nước lạnh” giúp doanh nghiệp dập tắt khủng hoảng. Nhưng cũng có thể là thùng xăng lớn thổi bùng ngọn lửa khủng hoảng truyền thông. Nên báo chí và doanh nghiệp nên coi nhau như những người bạn đồng hành để cùng phát triển.
  • Truyền thông báo chí và doanh nhân (doanh nghiệp) cần tăng cường chia sẻ, trao đổi thông tin để hiểu nhau nhiều hơn. Củng cố chặt chẽ kết nối, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển. Cùng đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Vì vai trò của doanh nhân ngày càng quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.

4.Doanh nghiệp cần đảm bảo “lời nói đi đôi với hành động”.

luon-chuan-bi-san-ke-hoach-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong-cho-minh

Luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông cho mình

  • Trên mạng xã hội không thể tránh khỏi những tin đồn thất thiệt. Chưa kể đến việc tin xấu thường lan truyền nhanh hơn tin tốt gấp hàng trăm lần. Nên trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay. Doanh nghiệp cần đảm bảo song song việc xây dựng thương hiệu và chiến lược minh bạch thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời duy trì tương tác với khách hàng.
  • Vì một trong những khủng hoảng truyền thông 4.0 được đánh giá là phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất là vụ việc liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Nếu sản phẩm/ dịch vụ không đúng với cam kết từ thương hiệu. Hoặc không mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Thì chắc chắn thương hiệu sẽ bị người tiêu dùng đánh giá tiêu cực. Và bạn biết đấy, mhững đánh giá này rất dễ được lan truyền với tốc độ chóng mặt nhờ internet.

Không doanh nghiệp nào mong muốn khủng hoảng xảy ra nhưng điều này là không thể. Vì vậy, để phòng tránh khủng hoảng truyền thông và hạn chế hậu quả của nó. Cách tốt nhất doanh nghiệp có thể làm là phòng ngừa ngay từ bây giờ. Chúc bạn thành công!


Bài viết liên quan