Khủng hoảng thường xảy ra bất ngờ nên phản ứng thường thấy ở nhiều công ty là im lặng, căng thẳng, phát ngôn không thống nhất. Doanh nghiệp càng như vậy, các phương tiện thông tin vàng đào sâu và làm cho khủng hoảng càng lan rộng đến mức công ty mất kiểm soát thông tin. Vậy ứng xử của các doanh nghiệp với khủng hoảng truyền thông phải như thế nào để phù hợp với hoàn cảnh và tạo cơ hội tốt để thu hút sự chú ý của công chúng. Trong bài viết này, PA Marketing sẽ đưa ra quá trình xử lý hiệu quả.
1, Ứng xử với khủng hoảng truyền thông
Khi xảy ra sự cố, người làm truyền thông phải hiểu rõ bản chất của vấn đề, sự việc, xác định rõ vị trí và trách nhiệm của doanh nghiệp, nguyên nhân của sự cố để từ đó vạch ra kế hoạch và phương thức xử lý
Thông tin lan truyền rất nhanh nên việc xử lý khủng hoảng phải diễn ra trong thời gian ngắn nhất mới đạt kết quả cao nhất. Người làm truyền thông cần ngay lập tức đưa ra thông điệp khẳng định giá trị cốt lõi như:
- “Chúng tôi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc”,
- “Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh nhất”,
- “Không muốn chuyện này lặp lại”….
Thông tin đưa ra phải trung thực, kiên định với các thông điệp đưa ra, không nên hứa hẹn những gì không chắc chắn.
Đồng thời, người làm truyền thông phải trực tiếp tiếp xúc với báo chí, không tránh né, luôn đứng ở trung tâm của sự việc và đưa ra các thông điệp rằng, “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu”
Tạo điều kiện thật “khéo léo” để nhà báo được “đặt” vào trong 2 vai trò vừa là người quan sát và người tham gia sự kiện. Như vậy, họ sẽ hiểu rõ bản chất của sự việc để từ đó đưa ra thông tin chính xác, trung thời, kịp thời định hướng dư luận.
Thay vì bình tĩnh xử lý các sự cố với thái độ cầu thị, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng “ăn thua đủ” với những lời cáo buộc. Chính những phản ứng thái quá và nhiều phát ngôn nặng cảm xúc đó lại có tác dụng ngược và nhiều khi doan nghiệp phải lãnh đủ
2, Một số “kịch bản” ứng phó với khủng hoảng truyền thông
Nhiệm vụ của bộ phận truyền thông là giám sát các khả năng có thể xảy ra để đề phòng, dự báo và ngăn chặn từ xa các dấu hiệu, hiện tượng có thể dẫn đến khủng hoảng. Không thể tiên đoán tất cả, nhưng giám sát và tiếp nhận thông tin đa chiều càng nhiều càng tốt.
Nội dung đầu tiên cần có trong kịch bản xử lý khủng hoảng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong ê-kip giải quyết khủng hoảng, trong đó không thể thiếu hai nhân vật quan trọng: Người đứng đầu doanh nghiệp và người phát ngôn
Sau khi cân nhắc người làm truyền thông nên thống nhất về phương án triển khai, doanh nghiệp nên làm theo quy trình:
- Lập tổ đặc nhiệm
- Thiết lập đường dây nóng
- Tạo group mail hoặc group SMS thường trực giữa công ty và các thành viên ban giải quyết khủng hoảng
- Chuẩn bị đơn vị hậu cần để phục vụ 24/24 khi có sự cố xảy ra
- Chuẩn bị kinh phí cho quá trình xử lý khủng hoảng
- Họp khẩn và huấn luyện chớp nhoáng nguồn nhân lực để giải quyết các tình huống từ bên ngoài
Trong kịch bản xử lý khủng hoảng cần xác định rõ:
- Không im lặng – né tránh báo chí
- Không cung cấp thông tin chung chung, vòng vo, lấp lửng.
Thương hiệu càng nổi tiếng thì càng được nhiều người quan tâm, do vậy khi sự cố xảy ra, báo chí sẽ đặc biệt chú ý để cung cấp thông tin cho xã hội. Sẽ có nhiều câu hỏi dồn dập, trực tiếp được đặt ra cho lãnh đạo doanh nghiệp; nếu vội vàng trả lời sẽ dễ xảy ra sai sót, thậm chí bị sập bẫy vào những câu hỏi gài của các phóng viên có động cơ không trong sáng do một bên thứ ba vô hình nào đó tác động
3. Một số tình huống ứng phó với khủng hoảng
Dẫn chứng vài trường hợp ứng phó với khủng hoảng truyền thông của các thương hiệu lớn trong thời gian qua
Nestlé:
- Tình huống: Năm 1974, một quý từ thiện chống nghèo đói đã xuất bản cuốn sách quảng cáo buộc tội Nestlé vì khiến những bà mẹ tại các nước đang phát triển phụ thuộc vào thực đơn dành cho trẻ em. Tổ chức này thậm chí còn cho rằng những đứa trẻ đang bị chết dần chết mòn bởi loại sữa sơ sinh mang phong cách phương Tây này.
- Phản ứng: Công ty đã phản ứng lại với khủng hoảng trên bằng cách cho ra mắt những hướng dẫn chỉ cho các bà mẹ cách và thời điểm thích hợp để tạo thực đơn cho trẻ. Nestlé cũng thay đổi hoàn toàn những nguyên liệu bán hàng của mình để đối mặt với những phàn nàn rằng các quảng cáo của công ty này như cố nhét những sản phẩm này vào tay các bà mẹ.
Johnson & Johnson:
- Tình huống: Tại Chicago, 7 người đã chết vì tiêu thụ viên nang mềm Extra-Strength Tylenol được pha thêm xyanua của J&J
- Phản ứng: Ngay lập tức, công ty đã triệu hồi hơn 30 triệu lọ thuốc. Hầu hết những chuyên gia y dược đều kết luận rằng nhà sản xuất chắc chắn sẽ không qua khỏi.Tuy nhiên, Johnson & Johnson đã chú trọng đặc biệt tới việc chăm sóc khách hàng của những nhãn hiệu hàng đầu từ công ty. Năm 2013, Tylenol trở thành thuốc giảm đau bán chạy nhất trong nước.
Nike
- Tình huống: Năm 1992, sau khi trang báo Harper xuất bản một bài báo nhấn mạnh rằng công ty này đang trả cho những người lao động Indonesia ít hơn mức lương tối thiểu và người biểu tình đã xuất hiện tại Olympics Barcelona để chống lại Nike
- Phản ứng: Ban đầu Nike phủ định những cáo buộc bóc lột trên. Mãi đến năm 1998, CEO sau đó của Nike, ông Phil Knight thông báo rằng ông sẽ nâng mức lương tối thiểu Nike trên toàn cầu. Ngày nay, Nike tiếp tục công khai trước công chúng về điều kiện làm việc tại nhà máy của công ty và thường xuyên có những báo cáo về những nỗ lực để cải thiện đời sống công nhân.
Các cá nhân, tổ chức cần định hình bốn cách để ứng xử với rủi ro gồm: né tránh rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và chấp nhận rủi ro. Khi định hình được một trong những cách ứng xử với rủi ro từ khủng hoảng truyền thông, tổ chức, cá nhân phải chủ động và ngày từ đầu định hướng được cách xử lý.
Khóa huấn luyện xử lý khủng hoảng truyền thông cùa thầy-chuyên gia Marketing Online Nguyễn Phan Anh
Là một đơn vị đào tạo, huấn luyện và cung cấp giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông trực tuyến cho nhiều doanh nghiệp. PA Marketing hiểu những khó khăn và rủi ro của doanh nghiệp khi bước chân lên giới truyền thông. Chúng tôi xây dựng các khóa đào tạo về Khủng hoảng truyền thông. Chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm thực tế xủ lý cũng như xây dựng: Kế hoạch truyền thông, kịch bản phòng ngừa, ứng phó với khủng hoảng, “vực dậy” doanh nghiệp sau khủng hoảng… Với đa dạng các hình thức đào tạo. Nếu bạn quan tâm, cần tư vấn, hỗ trợ về các kiến thức, cách giải quyết khủng hoảng. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc bởi chuyên gia Nguyễn Phan Anh
Chuyên gia Nguyễn Phan Anh – Giảng viên đại học/ Chuyên gia Marketing Online Nguyễn Phan Anh trực tiếp đào tạo – huấn luyện:
- Ông đã có 12 năm kinh nghiệm làm kinh doanh;
- 10 năm giảng dạy bậc đại học về Thương mại điện tử và Marketing trực tuyến;
- 5 năm làm đào tạo về Marketing Online cho doanh nghiệp và các cá nhân bán hàng trực tuyến
- Tư vấn về marketing, bán hàng, truyền thông cho hơn 300 doanh nghiệp, cửa hàng, nhà hàng, spa, cá nhân làm kinh doanh, bán hàng trực tuyến.
- Tư vấn cho 10 trường hợp bị khủng hoảng truyền thông trực tuyến (các mức độ khác nhau, quy mô khác nhau).
- Ông từng đào tạo cho các tập đoàn VTC, Mobifone, Mobifone Plus, Vietnam Airlines…; Sở Công thương nhiều tỉnh thành; Khách mời một số talkshow của VCCI, Đài truyền hình Việt Nam (VTV)…
Xem thêm: Tạp chí cuối tuần 28/10/2017- Phỏng vấn chuyên gia TMĐT- Ông Nguyễn Phan Anh
Link xem tài liệu hồ sơ năng lực/ Profile của giảng viên Phan Anh tại đây: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/
Đăng ký khóa học trực tiếp tại đây: https://pamarketing.vn/huan-luyen-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong-truc-tuyen/
CÔNG TY TNHH PA MAKRETING
Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.
Hotline: 0917781399; Email: cskh.pamarketing@gmail.com
Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn; Website: pamarketing.vn
Profile Facebook: www.fb.com/phananhonline; Youtube: www.youtube.com/pamarketing
Quản trị truyền thông trong doanh nghiệp
KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? CÁCH XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG (P1)
Bài viết liên quan
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp (2025)
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp mới nhất năm 2025 [...]
Th12
Link bài kiểm tra trực tuyến học phần Marketing TMĐT
Link 02 bài kiểm tra online đây nhé các em. Mỗi bài 10 câu, có [...]
“XÂY KÊNH & KIẾM TIỀN TỪ AFFLIATE VỚI TIKTOK, YOUTUBE VÀ FACEBOOK”
Khóa học kiếm tiền từ Affliate (Tiếp thị liên kết) trên Tiktok, Youtube, Facebook, Temu, [...]
Th10
Mở rộng kinh doanh với 1688: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia Phan Anh
Đang loay hoay không biết làm sao để tải, mua hàng và thanh toán trên [...]
Th10
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 (phần 2)
Khám phá các công cụ AI giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và [...]
Th9
50 Công vụ AI tốt nhất – 2024 (Phần 1)
50 Công vụ AI tốt nhất – 2024 Bạn có tò mò về tương lai [...]
Th9
KHÓA HỌC NGHỀ MARKETING ONLINE CHUYÊN SÂU
Khóa học đào tạo Marketing Online, thành thạo công cụ quảng cáo, lên chiến dịch, [...]
Th9
7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH SIÊU DỄ
Ý tưởng kinh doanh không chỉ cần sáng tạo mà còn phải hợp lý, có [...]
Th8
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường? PA Marketing sẽ cung cấp [...]
Th7
Tính tổng cầu thị trường & Nghiên cứu thị trường
Phân tích tổng cung cầu thị trường, dung lượng thị trường và đối thủ cạnh [...]
Th7
Trung tâm nhà bán hàng TikTok
Bạn đang tìm kiếm giải pháp để gia tăng doanh số và tối ưu hóa [...]
Th7
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
10 Lý do khiến bạn hoặc DN bạn KINH DOANH hoặc KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI 2024
10 lý do khiến doanh nghiệp kinh doanh thất bại hoặc người mới khởi nghiệp [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3