Các mức độ ứng dụng marketing online trong doanh nghiệp
Một số người cho rằng làm Marketing Online là phải có Website, có Facebook, web có tính năng giỏ hàng mua bán trực tuyến là đã đạt đến đỉnh cao của Marketing Online rồi. Đôi khi chúng ta cũng không biết được rằng chúng ta đang ứng dụng ở cấp độ nào rồi và ứng dụng như thế đã có hiệu quả hay chưa, mục tiêu làm Marketing Online của mình đã đạt hay chưa? Một số người cho rằng việc bán được nhiều hàng trên Facebook thông qua chương trình quảng cáo của Facebook là đạt đến đỉnh cao của Marketing Online… tất cả những quan niệm như vậy đều chỉ đúng được một phần. Bởi vì Marketing Online người ta cũng có thể chia thành nhiều cấp độ
Cấp độ 0:
Đây là cấp độ mà doanh nghiệp hoặc những người làm kinh doanh chưa ứng dụng bất kỳ một công cụ nào trong Marketing Online hoặc bán hàng trực tuyến. Đặc điểm chung dễ nhận thấy đó là không có một công cụ Marketing Online nào hiện diện hoặc được triển khai trong công việc kinh doanh của họ. Họ vẫn sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ… theo lối truyền thống như một thói quen, một cách làm bao năm nay họ vẫn làm. Họ có thể có cài một ứng dụng rất phổ biến là Zalo cho điện thoại, nhưng cũng chỉ dùng để “chơi chơi” chứ không phải để Marketing hoặc bán hàng. Họ có thể sử dụng Google nhưng là để tìm kiếm các nhu cầu cá nhân của họ chứ không phải dùng Google Ads để quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ, địa điểm kinh doanh của mình. Họ cũng có thể cài app Youtube trên điện thoại hoặc truy cập trang Youtube để xem video nào đó, nhưng họ không quảng cáo trên hiển thị banner hoặc quảng cáo video trên Youtube, họ cũng không có ý định sản xuất video và phát triển kênh… Như vậy chúng ta hiểu rằng đó là cấp độ 0, tức là trắng tinh, chưa áp dụng hoặc là áp dụng rất rất ít, không rõ ràng, không rõ rệt, không có chủ đích.
Cấp độ 1: Có sự hiện diện trên mạng Internet:
Doanh nghiệp hoặc cá nhân, tổ chức làm kinh doanh có một hay nhiều công cụ Marketing Online để hiện diện trên mạng Internet. Ví dụ như bạn có một địa chỉ tên miền kèm với Website đơn giản (đơn giản về giao diện, đơn giản hay sơ sài về nội dung, đơn giản về tính năng thương mại điện tử của web…); hoặc ví dụ như bạn cũng xem hướng dẫn ở trên Youtube hoặc trên một trang mạng nào đó tạo lập ra được một Facebook Fanpage cho bạn, nhưng cũng chưa biết làm gì với cái Fanpage đó; hoặc bạn cũng có Facebook Profile và bắt đầu đăng bài viết, hình ảnh để bán hàng hoặc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên ở mức độ này, tôi muốn nói đến là các công cụ ứng dụng còn ít về số lượng, và sơ sài, đơn giản về chất lượng. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo lập ra một số công cụ rồi bỏ đó, chứ chưa phát triển mạnh hơn ở các cấp độ cao hơn
Cấp độ 2 – Chuẩn bị:
Ở cấp độ này, doanh nghiệp hoặc những người làm kinh doanh sở hữu một hệ thống các công cụ Marketing Online tốt nhất trên thị trường, có thể là 5 công cụ cơ bản như Website, Facebook (Fanpage, Group, Ads…), Google Ads, Youtube, Zalo… và các công cụ này đều được đầu tư kỹ lưỡng, chăm sóc đầy đủ, đăng bài và hình ảnh, video… (mà chúng ta thường gọi là Marketing nội dung số) thường xuyên, liên tục, có kế hoạch, có ý tưởng rõ ràng và đăng trên từng công cụ đó. Các công cụ đó cũng được đầu tư về thời gian, công sức, tiền bạc tốt để chuẩn bị cho bước cất cánh của việc bán hàng trực tuyến, gia tăng chuyển đổi thành khách hàng
Cấp độ 3:
Theo cấp độ này thì doanh nghiệp hoặc cá nhân bắt đầu triển khai bán hàng hóa hoặc dịch vụ bằng một hay nhiều công cụ Marketing Online, đã chi tiền quảng cáo trực tuyến trên một hay nhiều nền tảng Marketing Online để làm thương hiệu, quảng cáo, bán hàng trên mạng Internet. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng Internet. Các giao dịch mua bán, thanh toán Online (nếu có) còn chậm và không an toàn, hoặc chỉ là những hoạt động sơ khởi của thương mại điện tử
Cấp độ 4: Cấp độ áp dụng Thương mại điện tử:
Ở cấp độ này, doanh nghiệp sở hữu Website thương mại điện tử ngon lành với đầy đủ tính năng công nghệ cho việc xem hàng hóa, đặt mua hàng hóa, thanh toán trực tuyến thông qua một số công cụ thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam; Website của doanh nghiệp hoặc người bán hàng còn có phần “back-end” – tức là phần bên trong của Website là có kết nối phần mềm với nhiều tính năng cao cấp khác như quản trị đơn hàng, quản trị kho hàng, đo lường các hoạt động mua bán hàng, giao dịch, thao tác trên Website v.v… Website có kết nối với Facebook, Zalo, phần mềm chat web (ví dụ như Subiz, Olark…). Doanh nghiệp hoặc cá nhân bán hàng sử dụng các công cụ Marketing Online cực kỳ chuyên nghiệp và thành thạo, số lượng đơn hàng lớn và đến chủ yếu từ nguồn Marketing Online thông qua Facebook Ads, Google Ads, SEO web (tìm kiếm tự nhiên), Email Marketing, Zalo Ads hoặc mua hàng trực tuyến thông qua Facebook Profile, Facebook Group, Zalo cá nhân… Doanh nghiệp cũng áp dụng các phần mềm bán hàng, quản lý khách hàng (CRM) trong quá trình kinh doanh, các phần mềm hỗ trợ Marketing Online như Google Analytics, công cụ hỗ trợ quảng cáo chuyên nghiệp trên Facebook, trên Google, hệ thống Email Marketing trả phí bài bản… Mọi hoạt động của doanh nghiệp được liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp thông qua giải pháp đám mây hoặc các phần mềm thuê ngoài. Doanh nghiệp hoặc các cá nhân kinh doanh cố gắng sử dụng nhiều nhất, tối đa các hoạt động quảng cáo, bán hàng, đo lường hiệu quả, chăm sóc khách hàng một cách tự động, hạn chế sự can thiệp của nhân viên.
Cấp độ 5: Marketing Online thuần túy:
Doanh nghiệp áp dụng triệt để các ứng dụng và công nghệ số để phát triển kinh doanh, bán hàng, thanh toán, giao hàng chăm sóc khách hàng… hoàn toàn 100% thông qua các phần mềm, ứng dụng công nghệ và các công cụ Marketing Online. Muốn làm được Marketing Online thuần túy (gần giống với thương mại điện tử thuần túy) là việc doanh nghiệp hoàn toàn chỉ áp dụng phương thức Marketing Online, bán hàng Online, chăm sóc khách hàng Online, giao hàng Online (bao gồm các sản phẩm số hóa như phần mềm, video, phim ảnh, ebooks, games…).
Đây là lịch tuần làm việc của phòng Marketing được vạch ra cơ bản để định hướng cho hoạt động Marketing Online của doanh nghiệp. Bạn hãy nhớ rằng vấn đề không phải là kế hoạch, mà quan trọng là sự kiên nhẫn thực thi và triển khai đúng hướng. Tất nhiên một kế hoạch tốt sẽ giúp có hiệu quả tốt hơn so với một kế hoạch tồi. Vì kế hoạch tồi thì việc thực thi sẽ rất vất vả và vô ích. Giờ thì các bạn đã hiểu về các mức độ ứng dụng Marketing Online trong doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của mình rồi chứ? Có vấn đề gì cần trao đổi thì liên hệ Email phananhonline@gmail.com của tác giả để cùng trao đổi ngay nhé
Bài viết trên chỉ mang tính chất tiêu đề, nếu bạn đọc cần hiểu rõ thông tin chi tiết hơn?
Nếu các bạn cần tư vấn, đào tạo, huấn luyện về quảng cáo, marketing 4.0, bán hàng trên Facebook; bán hàng đa kênh trên internet; livestream bán hàng trên Facebook; Quảng cáo Livestream page tích xanh thì vui lòng liên hệ với tôi để được tư vấn, đào tạo, huấn luyện hoặc mua khóa học video, sách để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của bạn.
Bài viết liên quan
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ & ỨNG DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ SỐ
MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ & ỨNG DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ [...]
Th4
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) [...]
Th3
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ [...]
Th3
Chuyển đổi số AI
Chuyển đổi số AI hay chuyển đổi AI là một quá trình chuyển đổi toàn [...]
Th3
Khóa đào tạo Nghề Digital Marketing 2025
Khóa đào tạo Nghề Digital Marketing 2025: Nghề Digital Marketing, Tiktok, Facebook, Zalo, Google, Youtube, [...]
Xây dựng thương hiệu cá nhân 7 bước theo chuẩn Harvard Business Review
Xây dựng thương hiệu cá nhân 7 bước theo chuẩn Harvard Business Review [...]
Th3
Các phương thức thanh toán B2B: Những điều doanh nghiệp cần biết (Stripe)
Các phương thức thanh toán B2B: Những điều doanh nghiệp cần biết (Stripe) [...]
Th2
Khám phá 10 công cụ AI Excel đột phá để tối ưu hóa công việc bảng tính của bạn
Việc lựa chọn một công cụ AI phù hợp với nhu cầu cá nhân để [...]
Th2
18 công cụ AI dành cho nghiên cứu tốt nhất năm 2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu, giúp các [...]
Th2
Ứng dụng AI trong quản lý và phân tích dữ liệu
Áp dụng AI trong quản lý và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa [...]
Th2
Ứng dụng của AI trong chăm sóc khách hàng
Chatbots AI đã và đang là công cụ mạnh mẽ trong tự động hóa quy [...]
Th2
Chiến lược bán hàng trên sàn thương mại điện tử (2025)
Bán hàng trên các sàn TMĐT là một lĩnh vực đầy tiềm năng, nhưng cũng [...]
Các công cụ A.I hot nhất 2025
Các công cụ A.I hot nhất 2025 [...]
5 sai lầm khi người lãnh đạo đưa ra phản hồi tiêu cực
Đừng để những cuộc nói chuyện về hiệu suất khiến bạn lo lắng. Với sự [...]
Th1
4 kỹ năng lắng nghe thông minh
Khi được lắng nghe một cách chân thành, nhân viên sẽ cảm thấy được trân [...]
Th1