5 Lời khuyên xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả

Với tốc độ cập nhật tin tức liên tục và nhanh đến chóng mặt như hiện nay. Thì báo đài, đặc biệt là báo mạng,… luôn tìm kiếm những câu chuyện nóng hổi. Con số bài viết được truyền tải qua Internet hiện nay ước tính khoảng 2 triệu bài đăng mỗi ngày. Điều này là một hiểm họa đối với các sai lầm của một thương hiệu. Và nó chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Khiến cho việc xử lý khủng hoảng truyền thông của các thương hiệu trở nên khó khăn hơn.

Việc cố gắng che đậy, đổ lỗi những sai lầm chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Nên nếu phạm sai lầm, điều đầu tiên là hãy thú nhận, xin lỗi và sửa chữa chúng. Dưới đây, PA Marketing sẽ đưa ra cho bạn 5 lời khuyên. Giúp các thương hiệu ứng phó tốt hơn với khủng hoảng truyền thông. Qua việc tổng hợp các kiến thức bổ ích từ chuyên gia.

1.Có kế hoạch đối phó với các phương tiện truyền thông.

Quyết định đầu tiên khi khủng hoảng truyền thông xảy ra là: Có nên đồng ý phỏng vấn hay không? Dù bạn không bình luận, nhưng cũng chưa chắc việc đó giúp bạn tránh được ánh mắt soi mói của truyền thông. Họ sẽ nói rằng: Bạn đã từ chối bình luận vì một điều gì đó mờ ám. Đặt bạn lên “ghế nóng” và sẵn sàng chĩa camera về phía bạn bất cứ lúc nào. Bất cứ nơi nào bạn bị bắt gặp.

ke-hoach-phong-ngua-xu-ly-khung-hoang

Kế hoạch phòng ngừa, xử lý khủng hoảng truyền thông

Nếu quyết định trả lời bình luận, bạn cần phải cân nhắc một vài điều:

  • Thứ nhất: Rất khó để thuyết phục phóng viên đừng đăng câu chuyện của bạn.
  • Thứ hai: Nội dung phỏng vấn phần nào sẽ được chỉnh sửa.
  • Thứ ba: Truyền thông có thể “xào nấu” nội dung trả lời của bạn. Và đưa chúng ra khỏi ngữ cảnh đó. Gây những hiểu lầm cho công chúng quan tâm.

Vì vậy, nếu bạn chấp nhận trả lời phỏng vấn. Hãy ghi nhớ một điều đơn giản rằng: Đừng quá cuốn vào các cuộc trò chuyện khi chưa có sự chuẩn bị tốt. Những câu trả lời, thông tin bạn cung cấp có thể giải cứu bạn khỏi khủng hoảng. Nhưng nó cũng có thể là con dao hai lưỡi. Đưa công cuộc xử lý khủng hoảng truyền thông của bạn vào bế tắc.

2.Xác định người phát ngôn đại diện trước truyền thông.

  • Cho dù bạn có ý định phỏng vấn hay không. Cũng cần phải chắc chắn: Bạn sẽ không muốn một nhân viên ngẫu nhiên nào đó. Những người có thể không biết toàn bộ câu chuyện. Đứng ra đại diện ngôn cho công ty mình trên truyền thông.
  • Hãy đảm bảo tất cả nhân viên đều thông suốt về vụ việc khi có yêu cầu phỏng vấn. Thông tin phải được thống nhất, trao đổi với một đầu mối duy nhất. Đảm bảo thông tin đưa ra giúp xử lý khủng hoảng truyền thông tốt và nhanh nhất.

xu-nguoi-phat-ngon-dai-dien

Cử người phát ngôn đại diện

Nếu bạn muốn trả lời truyền thông. Trước hết hãy chỉ định một người phát ngôn cụ thể. Trong các Doanh nghiệp nhỏ, thường sẽ là chủ Doanh nghiệp; Hoặc quản lý cấp cao của Doanh nghiệp. Nếu là Doanh nghiệp lớn hơn, có thể chọn quản lý nhân sự. Nhưng dù bất kể là ai. Thì bạn cần phải đảm bảo: Người đó truyền tải thông điệp một cách ngắn gọn, xác thực. Nhưng vẫn đi vào trọng tâm của vụ việc. Quan trọng là đưa Doanh nghiệp ra khỏi cuộc khủng hoảng truyền thông.

3.Cân nhắc trợ giúp từ chuyên gia trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông.

  • Tùy thuộc vào quy mô và mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Mà bạn có thể cân nhắc thuê các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý khủng hoảng.
  • Họ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp hữu ích về cách xử lý khủng hoảng truyền thông khó nhằn.
  • Nếu như bạn phải đối mặt với cáo buộc hình sự; Hoặc cáo buộc dân sự kèm theo báo cáo điều tra. Tốt nhất hãy nhanh chóng tìm một luật sư có kinh nghiệm để hỗ trợ bạn.

4.Đừng hành động khinh suất nó chỉ khiến tình hình tệ hơn.

hanh-dong-co-suy-nghi

Hành động có suy nghĩ

  • Nếu bạn đang phải đối mặt với những cáo buộc về điều kiện làm việc không an toàn trong nhà máy. Chắc chắn đây không phải lúc phù hợp để thưởng cho phó giám đốc hay quản lý. Bạn sẽ nghĩ rằng: Hiển nhiên sẽ chẳng ai làm vậy. Nhưng thật ngạc nhiên là các công ty thường mắc sai lầm này . Ngay vào lúc mọi sự chú ý của công chúng đang đổ dồn vào họ.
  • Bạn nên cẩn thận khi trao thưởng, đề bạt nhân viên; Hay là tổ chức kỷ niệm thành lập công ty. Đừng để những hoạt động này khiến công chúng cảm thấy bạn đang xem thường khủng hoảng mà mình đang đối mặt. Hay coi nhẹ lợi ích của người tiêu dùng. Điều này vô cùng tồi tệ, nó khiến việc xử lý khủng hoảng truyền thông của bạn đi vào bế tắc.

5.Thừa nhận sai lầm trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông.

Nếu bạn phạm sai lầm. Lời khuyên cho bạn là hãy sống thật với chúng. Thành thật thú nhận, sửa chữa, xin lỗi và chấp nhận hậu quả.

nhan-loi-truoc-nhung-sai-lam

Nhận lỗi trước những sai lầm

  • Việc cố gắng che đậy hay đổ lỗi cho ai đó luôn làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp dẫn đến truy tố hình sự; Hoặc dân sự. Hãy nghe theo lời khuyên từ luật sư của bạn.
  • Tất nhiên, điều tốt nhất là hãy tránh những phiền toái ngay từ đầu. Không thực hiện các hành vi bất hợp pháp hay bạo lực. Hãy biến chúng thành nếp văn hoá Doanh nghiệp. Có thái độ nghiêm khắc, không dung thứ những hành vi sai trái. Tiêu diệt chúng ngay từ khi có dấu hiệu xuất hiện.

Ngoài ra thì việc thiết lập hệ thống kiểm soát, ban xử lý khủng hoảng truyền thông. Và cân bằng để hạn chế hành động thiếu suy nghĩ của nhân viên. Có thể khiến công ty rơi vào những rắc rối từ truyền thông. Muốn như vậy, bạn cần đào tạo. Huấn luyện Xử lý khủng hoảng truyền thông trong nội bộ. Đảm bảo mọi nhân viên đều có hiểu biết, nhận thức về khủng hoảng. Hạn chế tối đa khả năng xảy ra khủng hoảng; Hoặc hậu quả để lại sau khủng hoảng của Doanh nghiệp.


Bài viết liên quan