CÁCH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

cách nghiên cứu thị trường

Thông thường thì khi ta đọc các sách về chủ đề này, hoặc tìm kiếm Google về “Nghiên cứu thị trường” thì ta sẽ thấy một “mớ lý thuyết” về nghiên cứu thị trường: như nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu giá bán, nghiên cứu hệ thống bán hàng v.v… của đối thủ.

Phần lý thuyết này các bạn Google tìm kiếm bổ sung thêm thông tin nếu cần nhé, hoặc mua sách nghiên cứu thị trường đọc thêm, tôi sẽ đưa cho các bạn một bản đề xuất nghiên cứu thị trường mà một doanh nghiệp thực tế nên làm gì và cần khảo sát gì những thông tin cơ bản gì để các anh chị và các bạn độc giả tham khảo. Lưu ý đây là một bản khảo sát thị trường sơ bộ, cơ bản, “phiên bản doanh nghiệp thực chiến” của một doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực ép nhựa. Các anh chị đọc và tham khảo, biến thành các tiêu chí nghiên cứu thị trường của riêng mình thêm để đảm bảo đúng tiêu chí và nội dung cần nghiên cứu.

Ví dụ tham khảo:

TỜ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CÔNG TY PAM Mục tiêu nghiên cứu

1.1. Các mục tiêu nghiên cứu

– Nghiên cứu đối thủ và nghiên cứu thị trường, và tổng cầu của thị trường năm 2021, dự báo 2022.

– Phạm vi nghiên cứu: Miền Bắc

– Đối tượng nghiên cứu: đối thủ và thị trường của 03 ngành hàng, cụ thể là ngành hàng nhựa nông nghiệp chăn nuôi; nhựa nông nghiệp trồng trọt và chậu hoa (chậu hoa là chủ đạo); ngành hàng nhựa công nghiệp

– Thời gian nghiên cứu: trước 10/10/2021 hoàn thành. Báo cáo chính thức 15/10 với Ban giám đốc

– Kết quả nghiên cứu: Bản báo cáo về Nghiên cứu Đối thủ và Nghiên cứu thị trường tổng hợp cho 03 ngành, dự kiến dài 100 trang A4. Trong đó có đầy đủ các số liệu, thông tin chính xác, có khả năng kiểm chứng, đánh giá chi tiết về từng đối thủ, từng hạng mục quan trọng của đối thủ mà mình cần nghiên cứu. Từ đó so sánh và đưa ra giải pháp chiến đấu với thị trường.

* Số lượng khách hàng và đối thủ.

– Ngành Nông nghiệp chăn nuôi: Mức tối thiểu 10 đối thủ, 06 tỉnh thành; tối thiểu 300 khách hàng các cấp bậc.

– Ngành Nông nghiệp trồng chọt và chậu hoa: Mức tối thiểu 10 đối thủ, 06 tỉnh thành; tối thiểu 300 khách hàng các cấp bậc.

– Ngành công nghiệp: Mức tối thiểu 10 đối thủ, 06 tỉnh thành; tối thiểu 300 khách hàng các cấp bậc.

 

  1. Các thông tin cần thu thập theo nội dung dàn ý dưới đây.
  2. Có bao nhiêu đối thủ trên thị trường?

Liệt kê tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, website, fanpage, từng đối thủ có bao nhiêu cơ sở kinh doanh (liệt kê địa chỉ từng cơ sở), đối thủ bán sản phẩm mang thương hiệu/ nhãn hiệu gì, có mấy nhãn hiệu. Phân loại, xếp loại đối thủ theo thứ tự từ cao xuống thấp, đánh giá dựa trên quy mô, năng lực, khả năng tài chính, số lượng khách hàng của đối thủ.

– Các đối thủ đang tập trung hoặc phân tán sản xuất (địa bàn, cơ sở sản xuất) tại đâu

2. Từng đối thủ thì sẽ cần trả lời các thông tin quan trọng như sau:

2.1. Nghiên cứu về năng lực sản xuất của đối thủ

– Họ tự sản xuất hay đi thuê gia công sản phẩm, ai sx, ai đi thuê,

– Nếu họ tự sản xuất thì họ sản xuất ở đâu (địa chỉ); quy mô sản xuất bao gồm: diện tích nhà xưởng, số lượng máy móc đang sản xuất (bao nhiêu máy, máy đời gì, máy hãng gì, máy mới hay máy cũ, rất chi tiết, cụ thể), có bao nhiêu công nhân sản xuất (số lượng, trình độ của công nhân), tiêu thụ bao nhiêu klwatt điện trong 1 tháng (số lượng và chi phí tiền điện của nhà máy/ phân xưởng đó trong 12 tháng liên tiếp); họ nhập nguyên liệu ở đâu, chi phí nhập nguyên liệu của họ thuộc loại rẻ hay trung bình hay cao?

– Nếu họ đi thuê sản xuất thì thuê ở đâu, và các câu hỏi cũng tương tự.

– Họ sản xuất những loại mặt hàng gì, chủng loại mặt hàng gì: có liệt kê danh sách kèm theo hình ảnh + kèm theo báo giá của từng loại mặt hàng của từng đối thủ; họ sản xuất mặt hàng nào là chủ lực (có kèm theo sản lượng của từng mặt hàng).

– Doanh số bán hàng (giá trị tiền hàng); sản lượng xuất kho (số lượng hàng hóa) của từng Đối thủ liên tiếp trong 12 tháng kể từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020

– Đối thủ có đội ngũ vận chuyển, giao hàng hay không? Có/ không? Nếu có thì họ có bao nhiêu xe (số lượng xe), loại xe gì (khối lượng xe); họ có thuê ngoài không (có/không), nếu thuê thì đang thuê của bên nào (tên tuổi, địa chỉ).

– Họ có khả năng tự làm khuôn mẫu ngành nhựa hay không (có/không); Nếu làm khuôn ở bên ngoài thì đối thủ họ đang đi thuê làm khuôn mẫu ở đâu? Mỗi tháng họ làm mới thêm bao nhiêu khuôn? Giá trị bình quân của mỗi chiếc khuôn? Họ làm khuôn mẫu cho những sản phẩm mới nào? Quy mô của nhà máy/ xưởng khuôn của họ (rộng bao nhiêu mét, có bao nhiêu máy làm khuôn, máy loại gì, có bao nhiêu công nhân).

 

2.2. Nghiên cứu báo giá và chính sách của đối thủ

– Báo giá sản phẩm của đối thủ kèm hình ảnh: báo giá mới nhất, cập nhật mới nhất tháng 9/2020; mức chiết khấu của họ dành cho các đại lý là bao nhiêu; chính sách chiết khấu; chính sách giao hàng; chính sách đổi trả; chính sách mở nhà phân phối, đại lý; chiết khấu thưởng; chính sách công nợ dành cho nhà phân phối, đại lý; mẫu hợp đồng của Đối thủ đang đưa cho NPP (nếu có/ hoặc không có mẫu hợp đồng);

– So sánh chính sách giá bán niêm yết; giá bán thẳng sau chiết khấu; cách thức chiết khấu; chính sách mở nhà phân phối, chiết khấu thưởng tháng/quý/năm; chính sách công nợ cho đại lý/ npp so với chính công ty mình hiện tại

 

2.3. Nghiên cứu về Khách hàng của từng đối thủ

2.3.1. Khách hàng của đối thủ

– Liệt kê Tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại của tất cả những khách hàng mà từng đối thủ đang bán ra. Có danh sách kèm theo chi tiết cụ thể.

– Lập danh sách khách hàng của từng đối thủ chi tiết bao gồm: tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ, định vị gps của nơi đó; khách hàng đó nhập doanh số bao nhiêu tiền/ 1 ngày, bao nhiêu tiền/ 1 tháng; phân loại khách hàng của đối thủ theo thứ tự từ cao xuống thấp theo doanh thu.

– Điều gì làm Khách hàng của đối thủ hài lòng: giá cả, mẫu mã, dịch vụ giao hàng, công nợ, thái độ của nhân viên, sự tử tế của chủ cơ sở sản xuất, mối quan hệ cá nhân v.v… Mức độ hài lòng của Khách hàng với từng đối thủ. So sánh, đánh giá của chính Khách hàng với “Mình” và từng Đối thủ là gì? Mình hơn gì, mình kém gì, và khách mong muốn mình làm gì tiếp theo?

– Tìm hiểu doanh số bán hàng trong 12 tháng liên tục từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2020 của từng khách hàng của đối thủ, có kèm theo hình ảnh hoặc phiếu báo giá, phiếu mua hàng đại diện.

– Cách bán hàng của Đối thủ: bán thẳng, bán qua nhà phân phối, bán tập trung vào khu vực nào, nhóm khách hàng nào trọng tâm, bán vào tỉnh thành nào,

– Nghiên cứu về “đường đi của hàng hóa” của đối thủ. Họ bán buôn chỗ nào, bán lẻ chỗ nào, những khách hàng trọng điểm, phân bổ theo địa lý là những tỉnh thành nào; họ có bán vào Miền Trung và Miền Nam hay không? Và nếu có bán thì họ bán bán bằng cách nào? Họ hỗ trợ những gì cho những khách hàng ở xa, hoặc miền Trung, Miền Nam bằng cách nào (giao hàng, hay giảm giá, hay khuyến mại)

– Tổng doanh số của từng khách hàng và tổng doanh số của tất cả các khách hàng; tổng doanh số của thị trường ngành hàng đó?

2.3.2. Khảo sát Khách hàng đánh giá về chính bạn

– Có danh sách khách hàng đã khảo sát chia theo ngành hàng và Khu vực

– Khách hàng đã biết về công ty mình hay chưa (nghe nói hay chưa nghe nói tới)? Rồi/ Chưa

– Khách hàng biết rõ về công ty mình như thế nào? Sản phẩm đang bán là gì? Những ngành hàng đang kinh doanh là gì?

– NVKD đã từng tiếp cận khách hàng này hay chưa? Rồi/Chưa

– Khách hàng đã lấy hàng của công ty mình chưa? Rồi/Chưa

– Vì sao lấy hàng/ Vì sao không lấy hàng? Lý do chính là gì?

– Khách hàng hài lòng/ không hài lòng với công ty mình vì lý do gì?

– Khách hàng đang lấy doanh số bán hàng bao nhiêu? Ngành hàng nào?

– Khách hàng của công ty mình đang bán thêm những ngành hàng nào của đối thủ, sản phẩm nào của đối thủ?

– Công ty mình có thể tăng doanh số trên khách hàng đó hay không?

– Khách hàng đang lấy qua Nhà phân phối/ Đại lý nào hay lấy trực tiếp

 

2.4. Nghiên cứu về năng lực bán hàng của đội ngũ nvkd của đối thủ

– Đối thủ có bao nhiêu nhân viên kinh doanh bán hàng (số lượng); những vị trí nhân sự nào nào; phân bổ nhân viên kinh doanh theo mô hình và sơ đồ nào; họ có nhân viên kinh doanh thị trường hay không? Nếu có thì số lượng là bao nhiêu, và tập trung ở những tỉnh thành nào?

– Mức lương; chính sách lương thưởng mà đối thủ đang trả cho từng vị trí nhân viên kinh doanh

– Đối thủ đi chăm sóc khách hàng thường xuyên không? Số lần/ 1 tuần? Số lần/ 1 tháng?

– Trình độ và thái độ, quy cách phục vụ của Đội ngũ nvkd của đối thủ: tác phong chuyên nghiệp; bảng báo giá chuyên nghiệp, catalogue chuyên nghiệp; đồng phục cho nhân viên chuyên nghiệp…?

– Điều gì khiến Khách hàng của Đối thủ hài lòng về NVKD của đối thủ?

2.5. Nghiên cứu về dịch vụ giao vận của đối thủ

– Có bao nhiêu xe, loại xe gì

– Mỗi ngày xuất hàng bao nhiêu xe

– Thuê ngoài hay tự xử lý

– Tốc độ bốc hàng, giao hàng của đối thủ (thời gian)

 

2.6. Nghiên cứu về sản phẩm của đối thủ

– Có danh sách sản phẩm của từng đối thủ + kèm báo giá + báo giá có hình ảnh + catalogue bản cứng hoặc bản mềm; có hàng mẫu thật (mua mang về)

– Tốc độ ra mẫu mới của đối thủ: mỗi tháng đối thủ ra bình quân mấy mẫu mới (số lượng), và chất lượng

– Phân tích ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm.

 

2.7 Nghiên cứu về marketing, truyền thông, quảng cáo của đối thủ.

– Đối thủ đang làm quảng cáo truyền thông trên những kênh nào? Liệt kê cụ thể ra: Kênh online bao gồm: website, fanpage, facebook cá nhân, zalo cá nhân, youtube, trangvang hoặc các kênh khác nữa; Kênh offline bao gồm: tờ rơi, catalogue, làm biển quảng cáo cho nhà phân phối, làm quảng cáo trên bạt xe ô tô, đồng phục nhân viên?

– Đối thủ có website hay không? Có/ không? Liệt kê Đường link website của đối thủ. Đánh giá sơ bộ về website (giao diện, nội dung bài viết, chất lượng bài viết, tốc độ truy cập, số lượng truy cập)

– Đối thủ có Fanpage hay không? Có/ không? Liệt kê đường link fanpage của đối thủ

– Đối thủ có chạy quảng cáo Google Ads không? Có/ không? Liệt kê những từ khóa Google Ads tìm kiếm mà từng đối thủ đang chạy? Ước lượng (dự báo, dự đoán ngân sách) chạy của từng đối thủ (nếu có chạy). Đánh giá link url trang đích chạy cho bài quảng cáo.

– Đối thủ có chạy quảng cáo Fanpage Facebook Ads hay không? Có/ Không? Liệt kê những bài chạy quảng cáo (link) nếu có? Ước lượng dự đoán ngân sách của từng đối thủ nếu có chạy Fanpage.

– Đối thủ có treo biển quảng cáo tại các điểm bán hay không? Có không? Bao nhiêu điểm bán đã được treo.

 3. Nghiên cứu thị trường & tổng cầu doanh số

– Tỉnh thành: Từng tỉnh.

– Tổng cầu của từng tỉnh; trong từng tỉnh thì từng huyện, từng xã;

– Trong từng tỉnh thì chia thành từng ngày hàng nhớ là 03 ngành hàng là độc lập.

– Kết quả là hình thành nên danh sách khách hàng; và tổng cầu của từng tỉnh (chọn mẫu) sau đó thì tính tiếp.

4. Tổ chức nghiên cứu thị trường

– Nhân sự: 06 nhân viên kinh doanh thị trường

– Lịch trình làm việc: 01 tháng x 06 ngày/ tuần

– Ngân sách: 120 triệu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Hãy liên hệ với PAM và thầy giảng viên đại học/ Chuyên gia Marketing bài bản và chuyên nghiệp từ năm 2008-nay để được tư vấn, trợ giúp và mua các khóa học, các gói tư vấn lập kế hoạch kinh doanh, marketing, giúp bạn lập kế hoạch cực kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Khóa học Tiktok business & Livestream  :https://pamarketing.vn/khoc-hoc-tiktok/

Khóa học Facebook Ads & Tiktok Ads 2023 : https://pamarketing.vn/facebook-tiktok-ads-2022/

Khóa học lập kế hoạch kinh doanh: https://pamarketing.vn/khoa-hoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh-marketing-hieu-qua-danh-chien-thang-nam-2022/

Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tác giả Nguyễn Phan Anh Nếu các bạn hoặc các anh/chị cần tư vấn doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing online, quảng cáo trực tuyến, chuyển đổi số và xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc hợp tác đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp… xin vui lòng liên hệ với công ty PA Marketing hoặc chuyên gia Nguyễn Phan Anh của chúng tôi theo thông tin dưới đây.


Bài viết liên quan