Chiến lược SEO

Chiến lược SEO của bạn có hoạt động tốt không?

Đã đến lúc kiểm tra!

SEO web là một công cụ Marketing Online mang tính nền tảng và lâu dài, nếu chúng tập trung vào việc chiếm lĩnh các thứ hạng kết quả tìm kiếm cao, và chiếm lĩnh nhiều từ khóa tốt nhất trong ngành nghề kinh doanh của mình, thì cơ hội bán hàng và xây dựng thương hiệu là rất thuận lợi. Vì càng nhiều từ khóa SEO được lên “top” thì càng có nhiều lượt truy cập vào Website và càng có nhiều cơ hội bán được hàng cho khách hàng

Theo báo cáo của Econsultancy, 61% người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để nghiên cứu một sản phẩm trước khi mua hàng. Điều này có nghĩa, nếu bạn muốn được khách hàng tìm thấy trang web của bạn, bạn cần phải làm SEO. Khách hàng tìm thấy trang Website của bạn không có nghĩa là bạn sẽ bán được hàng, nhưng nếu không tìm thấy bạn thì chắc chắn bạn không có cơ hội bán được hàng rồi, phải không nào?

Bây giờ chúng ta nói về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) một chút nhé, có ba vấn đề mà chúng ta cần phải vượt qua. Đầu tiên là bạn cần phải biết một số các kỹ thuật về SEO (không phức tạp lắm đâu, tôi thề, tôi đảm bảo), thứ hai là am hiểu thuật toán công cụ tìm kiếm và thứ ba là đối thủ cạnh tranh của bạn. Cả ba đều có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện việc kiểm tra hoạt động SEO web của bạn thường xuyên để trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến Digital Marketing này, hoặc đơn giản chỉ là đạt được mục tiêu bạn đã đề ra.

Mặc dù phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thực hiện chiến lược SEO trên một trang web, các bước bên dưới có thể giúp bạn tối ưu hóa tốt hơn trang web của mình để xếp hạng tốt hơn.

Phân tích từ khoá:

Bước đầu tiên là phân tích từ khoá cho trang web của bạn. Bạn có đang nhắm mục tiêu đúng từ khóa trên trang web của mình không? Bạn có danh sách các từ khóa cần SEO bài chưa? Nếu không, thì bạn cần phải tìm từ khóa mà mọi người đang tìm kiếm đối với sản phẩm của bạn và tạo ra danh sách, hãy học một số các kỹ thuật SEO bài cơ bản và thực hiện việc SEO web ngay bây giờ. Cũng lưu ý là đừng có lạm dụng từ khóa hoặc nghe những lời khuyên mua cái này, mua cái khác để kích thích SEO nhanh lên top bằng cách gian lận hoặc vượt mặt công cụ tìm kiếm (như Google chẳng hạn). Vì những gì gian lận hoặc qua mặt công cụ tìm kiếm sẽ có thể gây ra những nguy hại cho từ khóa và thứ hạng của từ khóa.

Tối ưu hóa trên trang:

Để thực hiện kiểm tra trên trang web, bạn cần thu thập thông tin toàn bộ trang web của mình và xác định các vấn đề trên Website như tốc độ tải trang, tối ưu cho các thiết bị di động vì số lượng truy cập đến từ các thiết bị di động (điện thoại di động thông minh) rất lớn, dung lượng hosting của Website, số lượng truy cập trong ngày, số lượng pageview, thời gian truy cập bình quân trên mỗi lượt truy cập, truy cập Online vào thời điểm nào, đến từ thiết bị nào (ios, androi, pc hệ điều hành gì…)

Tối ưu hóa Off-Page:

Kiểm tra danh sách backlink hiện tại truy cập về Website của bạn. Các liên kết từ các trang web có thẩm quyền hay không hay là cố tình nhồi nhét hoặc gian lận backlink? Từ chối các liên kết ngược từ các trang web spam hoặc trang web có nội dung không phù hợp (như bạo lực, chính trị, web đen…) vì chúng có thể làm hỏng trang web của bạn hoặc làm hỏng định vị thương hiệu của bạn. Ngoài ra, hãy kiểm tra chiến lược SEO xem bạn có tuân thủ các nguyên tắc của Google hay không.

Các vấn đề kỹ thuật:

Bạn cần kiểm tra toàn bộ trang web của mình để biết các vấn đề liên quan đến lập trình, phát triển, cấu trúc và thiết kế, thậm chí kể cả giao diện Website nữa. Tất cả các biểu mẫu, nút và các mục khác có hoạt động không? Trang web của bạn có hoạt động tốt trên tất cả các trình duyệt như Chrome, Firefox, Internet Explorer, hoặc Cốc Cốc (tại thị trường Việt Nam) v.v… không? Trang web của bạn có bị dính virus hay không, có bị dính mã độc hay không vì có thể bạn đang dùng hosting miễn phí hoặc giao diện web miễn phí? Những vấn đề này nên được khắc phục ngay sau khi bạn tìm thấy lỗi này

* Kiểm tra công cụ Marketing truyền thông xã hội (Social Media Marketing)

Marketing Online là rất quan trọng và đòi hỏi bạn phải làm đa kênh, bạn cần phải tập trung vào một số các công cụ quan trọng và phân bổ đều như nhau. Một số trang web nền tảng xã hội nổi bật nhất tại Việt Nam là, Facebook, Youtube, Zalo, Instagram, trên thế giới có thể có thêm nhiều sự khác biệt khác nữa như Twitter, Linkedin, Pinterest, các trang hoặc ứng dụng chuyên sâu về đánh giá… Để có sự hiện diện xã hội vững chắc, bạn cần tạo tài khoản và duy trì các hoạt động truyền thông, quảng cáo, post bài để tiếp tục xây dựng thương hiệu, củng cố lòng tin, tạo sự yêu thích thương hiệu doanh nghiệp của mình trên các nền tảng mạng xã hội này.

Xác định mạng xã hội mà bạn sẽ sử dụng:

Trước hết, bạn cần phải xác định các trang web xã hội nổi tiếng theo sở thích của bạn hoặc theo thực tế của thị trường và địa phương đó

Cập nhật thông tin cho các tài khoản mạng xã hội:

Bạn cần kiểm tra các tài khoản mạng xã hội của công ty như Fanpage Facebook, Group Facebook, Facebook Profile, Youtube Channel, Zalo (Tài khoản cá nhân hoặc tài khoản Zalo OA), các tài khoản khác (nếu có) một cách thường xuyên và bắt đầu với việc kiểm tra ảnh đại diện (avatar) đã chuẩn thương hiệu chưa (kích thước, màu sắc, logo, slogan), ảnh bìa (cover) đã thiết kế chuẩn thương hiệu hoặc các ý đồ truyền thông chưa? Ảnh bìa và ảnh đại diện có ăn nhập ăn khớp với nhau hay không? Các thông tin cơ bản và cần thiết đã được cập nhật đầy đủ trên các hồ sơ mạng xã hội chưa, ví dụ như mô tả ngắn, số điện thoại, thời gian đóng mở cửa, địa chỉ liên hệ, cách thức liên hệ, các chỉ dẫn cơ bản? Nếu chưa thì hãy làm ngay đi, bắt đầu từ việc đó đã nhé

Likes:

Số lượng likes hiện tại là bao nhiêu? Bạn có kế hoạch tăng likes mỗi tuần là bao nhiêu? Mỗi tháng là bao nhiêu? Và làm thế nào để đạt được điều đó? Tỷ lệ tương tác trên từng bài post/tổng số likes là bao nhiêu? Likes trên mỗi bài post là như thế nào? Làm sao để bạn cải thiện được số lượng likes trên mỗi bài post? V.v

Tương tác:

Mức độ tương tác của khách hàng trên các trang mạng xã hội của bạn là bao nhiêu phần trăm? Số lượng? Tần suất tương tác? Chất lượng tương tác là như thế nào (tích cực hay tiêu cực)? Công thức của tương tác = số lượt likes + số lượt bình luận + số lượng chia sẻ + số lượng clicks + số lượng tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội (điển hình là Facebook và Youtube).

Lượt theo dõi:

Lượt theo dõi trên các tài khoản mạng xã hội của bạn/doanh nghiệp bạn là bao nhiêu? Làm sao để bạn tăng được lượt theo dõi lên? Mỗi tuần hoặc mỗi tháng tăng lên thêm bao nhiêu lượt?

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan