Khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam

Ngày nay, khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp là vấn đề không còn xa lạ. Mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Khi nói về tầm nhìn quảng bá và kiểm soát hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp. Nhất là khi mạng truyền thông mạng xã hội ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng, tiêu cực… Đối với truyền thông thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Thì việc tận dụng, kiếm soát và quản trị rủi ro từ mạng xã hội ngày càng được đề cao.

Khủng hoảng đến kéo theo chuỗi các tác động tiêu cực đến thương hiệu. Không chỉ gây ảnh hưởng xấu mà còn gây ra các thiệt hại nặng nề đến chiến lược phát triển. Đến uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân và làm sao để xử lý hiệu quả. Thì hãy cùng PA Marketing đi vào tìm hiểu ngay dưới đây.

1.Khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng doanh nghiệp chủ yếu đến từ lỗi sản phẩm. Cùng với đó là sự “tung hứng” thông tin từ các kênh chính thống và phi chính thông. Khiến khủng hoảng bùng nổ và lan rộng chỉ trong thời gian ngắn. Chưa kể đến việc đại đa số người dùng lại chỉ tiếp nhận thông tin về khủng hoảng như bề mặt tảng băng. Tức là chỉ thấy được bề nổi, những tin đồn. Mà không biết được ngọn nguồn sự việc. Khiến câu chuyện càng thêm phức tạp. Trong khi đó, việc xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp tại Việt Nam còn yếu kém. Chậm chạp và thụ động khi ứng phó với khủng hoảng bởi:

doanh-nghiep-ung-pho-voi-khung-hoang-truyen-thong

Doanh nghiệp ứng phó với khủng hoảng truyền thông

Không có sự chuẩn bị:

  • Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn không ít đơn vị “mất bò mới lo làm chuồng”. Không có sự chuẩn bị kỹ càng, chưa có sự kiểm soát, quản trị thông tin về doanh nghiệp trên các kênh truyền thông.
  • Chưa kể đến việc quản lý khủng hoảng truyền thông còn yếu kém. Không có kế hoạch quản lý, phương án xử lý khi phát sinh rủi ro. Hay có thì khi xảy ra khủng hoảng cũng vì “rối” mà hành động thiếu suy nghĩ. Vội vàng thông cáo khi chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt thông tin. Chưa tìm hiểu rõ ngọn ngành sự việc, nguyên nhân khủng hoảng…

Im lặng, né tránh:

  • Khi khủng hoảng bất ngờ xảy ra, các doanh nghiệp thường chọn giải pháp im lặng hoặc né trán. Nhưng chiến lược “im lặng” không còn được cho là hiệu quả. Mà ngược lại nó thể hiện sự mất kiểm soát, vô trách nhiệm của doanh nghiệp. Không chỉ đối với vấn đề gặp phải mà còn là trách nhiệm với người dùng.
  • Vậy nên, khi xử lý khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp cũng sẽ có những khoảng lặng. Nhưng là “im lặng” để có được sự bình tĩnh, sáng suốt cho các quyết định. Im lặng để tìm ra nguyên nhân vấn đề, giải quyết và cho công chúng câu trả lời xác đáng nhất.

doi-mat-voi-rui-ro

Đối mặt với rủi ro

Chưa giải quyết triệt để vấn đề:

  • Hầu hết các doanh nghiệp đều mắc một lỗi chung khi ứng phó với khủng hoảng là: Không có sự liên kết và chiến lược dài hạn.
  • Đa số các biện pháp ứng phó với khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp chỉ là “đơn phương”. Tức là không có sự liên kết, tương tác với khách hàng. Doanh nghiệp cần phải tự tạo lối đi cho mình. “Tranh thủ” sự quan tâm của công chúng để gây dựng lại niềm tin. Đồng thời tạo dựng mối quan hệ cũng như hình ảnh doanh nghiệp. Ở cả trong và sau quá trình xử lý khủng hoảng kết thúc. Với những chiến lược, hành động khôn ngoan.

2.Ứng phó với khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp.

Với tốc độ phát triển chóng mặt cùng sự cạnh tranh nghẹt thở của thị trường. Khủng hoảng đến với doanh nghiệp không một lời báo trước. Nó có thể bắt nguồn từ những tin đồn nhỏ, những đánh giá tiêu cực của khách hàng. Hay những cáo buộc vô căn cứ, một kịch bản từ đối thủ… Nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Tồi tệ là doanh nghiệp sẽ chính thức bước chân vào thảm hỏa.

xu-ly-khung-hoang-truyen-thong-doanh-nghiep

Xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần luôn sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng:

  • Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều cần phải xây dựng cho mình hệ thống quản lý thông tin. Nhận diện khủng hoảng và các biện pháp sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng. Bạn cần phải biết cách đánh giá, nhận diện mầm mống khủng hoảng. Và lên kế hoạch ứng phó với khủng hoảng từng năm. Vì nó sẽ đến với bạn bất cứ lúc nào chứ không phải có vấn đề mới cuống cuồng tìm cách giải quyết.
  • Việc xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp cần được chuẩn bị. Được chuẩn bị, lập chiến lược, đánh giá và điều chỉnh định kỳ như các chiến lược kinh doanh.

Nhận định vấn đề, đưa ra giải pháp nhanh chóng:

  • Hiện nay, ứng phó với khủng hoảng nhất là khủng hoảng truyền thông mạng xã hội. Đích thực là một cuộc đua tốc độ, bạn chậm chân, thương hiệu sẽ chết.
  • Khi có khủng hoảng thương hiệu xảy ra. Doanh nghiệp cần ngay lập tức nhận trách nhiệm, xin lỗi. Và sau đó tiến hành tìm hiểu nguồn gốc sự việc. Giải quyết được mầm mống, bạn mới có thể dẫn doanh nghiệp ra khỏi khủng hoảng “toàn mạng”. Và đừng quên đưa ra lời cam kết về việc không tái diện vụ việc tương tự với khách hàng của bạn.

Thống nhất truyền thông nội bộ:

  • Truyền thông nội bộ và bên ngoài là yếu tố rất quan trọng trong khủng hoảng. Dù kế hoạch truyền thông ra bên ngoài của doanh nghiệp là gì. Thì trước tiên, doanh nghiệp phải thực hiện tốt truyền thông nội bộ.
  • Hãy đảm bảo nhân viên công ty hiểu rõ vấn đề doanh nghiệp đang đối mặt. Tuyệt đối không đưa các thông tin gây nhiễu ra ngoài. Làm ảnh hưởng đến kế hoạch chung của doanh nghiệp. Sau đó mới đi đến việc thống nhất kế hoạch truyền thông ta bên ngoài.

doanh-nghiep-can-dam-bao-truyen-thong-noi-bo

Doanh nghiệp cần đảm bảo truyền thông nội bộ

Theo dõi phản ứng sau truyền thông:

  • Đừng chỉ hành động mà quên đánh giá hiệu quả của nó. Những phản ứng từ bên ngoài sau khi tiến hành các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp cần được chú ý.
  • Nếu có bất cứ phản ứng nào ngoài dự đoán, doanh nghiệp cần ngay lập tức đánh giá tình hình. Có sự điều chỉnh kế hoạch tương ứng để dự phòng những rủi ro tiếp theo.
  • Lắng nghe và liên tục thu thập, đánh giá tình hình để chuẩn bị tốt nhất cho các tình huống. Nếu doanh nghiệp xử lý tốt tình huống, sau khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp không những không mất uy tín. Mà ngược lại đối tác, người tiêu dùng còn thêm tin tưởng và ủng hộ thương hiệu. Bởi cách ứng xử chuyên nghiệp, trách nhiệm với khách hàng, việc làm của mình.

Ngoài ra, Doanh nghiệp cùng cần lập nhóm rà soát, nhận diện rủi ro khủng hoảng. Những người sẽ quản lý, kiểm soát, đánh giá thông tin, nguy cơ rủi ro. Đồng thời lập kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp nếu có rủi ro xảy ra. Nhóm gồm những người có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng. Để đủ nhanh nhạy, bình tình đưa ra những hành động sáng suốt trong bối cảnh khủng hoảng bùng phát. Và một đại diện phát ngôn để trấn an công chúng, lấy lại niềm tin từ người tiêu dùng. Dẫn dắt khủng hoảng, “dập lửa” truyền thông nhanh chóng, hiệu quả.

Khóa học liên quan: Huấn luyện khủng hoảng truyền thông doanh nghiệp.


Bài viết liên quan