10 Bước quan trọng để kinh doanh trên mạng thành công

Mười bước quan trọng để kinh doanh trên mạng thành công

10 bước quan trọng để kinh doanh trên mạng thành công:

>>>Xem thêm: Nguyên tắc kinh doanh thành công

Bước 1: Xác định niềm đam mê và công việc mà bạn tinh thông nhất.

Muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào, bạn phải say mê và thành thạo công việc bạn làm.
Đa số mọi người lên mạng không phải để mua sản phẩm hay dịch vụ mà là tìm thông tin để giải quyết vấn đề hoặc đạt mục tiêu của họ.
Bằng cách tập trung vào lĩnh vực mà bạn tinh thông và ham thích nhất, bạn mới có đủ nhiệt tình cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng như một chuyên gia.
Tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng có thể tạo ra giá trị tối đa trong một lĩnh vực nào đó.
Bạn thích làm gì và bạn thường làm gì tốt nhất? Đâu là lĩnh vực bạn giỏi giang mà không cần cố gắng nhiều?
Xin nhớ rằng, chỉ cần bạn thích một cái gì đó thì bao giờ cũng có cách thương mại hoá và nâng nó lên thành nguồn thu nhập đáng giá.

Bước 2. Tìm thị trường chuyên biệt.

Bạn phải nắm được nhu cầu của khách hàng trước, rồi mới tìm hoặc tạo ra sản phẩm cung cấp cho họ.
Luôn ghi nhớ trong đầu, đó phải là “thị trường chuyên biệt”, chứ không phải “thị trường đại trà”.
Ví dụ, thị trường đại trà là “sản phẩm chăm sóc sức khoẻ”, còn thị trường chuyên biệt là “sản phẩm giảm cân”.
Bạn phải đảm bảo đủ số người quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đó. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì nếu bạn chọn một thị trường chuyên biệt mà bạn yêu
thích nhưng lại không có đủ khách hàng tiềm năng muốn mua hàng.
Việc cần làm tiếp theo là tìm một vấn đề cụ thể họ muốn giải quyết hoặc những nhu cầu họ cần được đáp ứng. Hãy suy nghĩ xem có nhu cầu nào bạn có thể đáp ứng mà những đối thủ khác chưa làm được.

Bước 3. Đánh giá đối thủ và tiềm năng lợi nhuận.

Để tham gia thị trường và giành lấy thị phần, bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu đối thủ và họ đang chào bán những gì.
Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm cũng như giá cả, hoạt động trên trang web và các phương pháp tiếp thị của họ.
Sau đó, bạn phải đảm bảo rằng mình làm mọi thứ tốt hơn, mang lại nhiều giá trị hơn, như thế bạn sẽ thành công.

Bước 4. Tạo ra sản phẩm và nguồn thu nhập.

Bán sản phẩm vật chất. Bạn phải đảm bảo rằng, bạn không bán những sản phẩm mà người ta có thể mua nhanh chóng ở các cửa hàng. Đồng thời, đó phải là sản phẩm dễ dàng vận chuyển trên phạm vi toàn thế giới.
Những sản phẩm vật chất bán chạy nhất trên mạng bao gồm sách, quần áo, trang sức, đồ lót, đồ chơi, tranh vẽ, trò chơi điện tử, các bộ sưu tập…
Nếu bạn không có vốn nhưng lại muốn kiếm tiền ngay thì việc trở thành nhà tiếp thị liên kết là lựa chọn sáng suốt nhất.
Bạn có thể quảng bá cho một sản phẩm hoặc một loạt các sản phẩm cùng loại mà không hề bị giới hạn hay ràng buộc gì.
Bạn cũng phải thận trọng xem xét sản phẩm mà bạn quảng bá có thật sự tốt không, họ sẽ trả hoa hồng cho bạn dưới hình thức nào và có cung cấp cho bạn các phương tiện tiếp thị tốt không.
Nếu bạn tạo được một trang web có nội dung phong phú, hình thức bắt mắt, giao diện dễ sử dụng thu hút được nhiều người ghé thăm, bạn có thể kiếm được nhiều tiền bằng cách tham gia chương trình Google Adsense.
Hàng ngàn doanh nhân trên mạng kiếm được hàng trăm ngàn đô với chiến lược được gọi là “ốc mượn hồn”.
Nhà cung cấp “ốc mượn hồn” là một đại lý bán sỉ chuyên giao sản phẩm trực tiếp cho khách hàng trên mạng của bạn, từ kho hàng của họ.
Bạn không cần phải mó tay vào sản phẩm hay bỏ tiền ra mua hàng để chịu cảnh ôm hàng tồn kho.
Hãy vào trang www.worldwidebrands.com, trang này có địa chỉ của hàng trăm đại lý uy tín nhất trên toàn thế giới với đủ loại sản phẩm trên đời.

Bước 5. Thiết kế và xây dựng trang web.

Bạn phải đăng ký một địa chỉ Internet, gọi là tên miền cho việc kinh doanh trên mạng.
Tên miền nên chứa những từ khoá mà khách hàng tiềm năng dùng để tìm kiếm bạn.
Điều quan trọng bạn nên luôn tâm niệm trong đầu là phải thiết kế trang web sao cho bán được hàng chứ không chỉ đẹp mắt.
Ghé qua những trang web sinh lợi nhất, bạn sẽ thấy chúng rất đơn giản, không cầu kỳ chút nào.
Yếu tố sinh lợi chính là cấu trúc tiện dụng và lời chào hàng hiệu quả.
Để mang lại hiệu quả mong muốn, trang web của bạn phải đáp ứng bảy yếu tố sau: Trang tự giới thiệu; Trang liên lạc; Tiêu đề và lời chào hàng ấn tượng; Hình ảnh và đồ hoạ đẹp; Lưu thông tin người dùng; Thanh điều hướng rõ ràng; Trang mua hàng và giỏ hàng ảo.
Tự thiết kế trang web là giải pháp rẻ nhất. Bạn có thể cập nhật và thay đổi trang web bất cứ lúc nào.
Phần mềm HTML sẽ tự động viết mã lập trình HTML cho bạn. Dựng một trang web với công cụ chỉnh HTML cũng dễ dàng như sử dụng Microsoft Word hay PowerPoint vậy.
Để trang trí cho trang web của mình, bạn có thể tìm một loạt các hình ảnh và đồ hoạ trên các trang web như www.photos.comwww.freegraphics.com, và www.gotlogos.com.
Nếu bạn cần một trang web nhanh chóng và không muốn mất thời gian học cách tự làm, bạn có thể thuê thiết kế web hoặc mua mẫu trang web và chỉnh sửa lại.

Bước 6. Viết lời chào hàng thật độc đáo để thuyết phục khách hàng.

Bạn cần nắm rõ điểm đặc biệt, duy nhất của sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Điều gì khiến sản phẩm của bạn nổi trội hơn đối thủ? Nhanh hơn? Bền hơn? Hiệu quả hơn? Hấp dẫn hơn? Tiết kiệm tiền hơn? Tạo thêm giá trị?
Khi bạn nhấn mạnh vào những lợi ích chính yếu này, tiêu đề và câu chào hàng của bạn sẽ đọng lại trong tâm trí khách hàng.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải hiểu đối tượng khách hàng của mình là ai. Bạn phải đặt mình vào vị trí của họ và trả lời những câu hỏi sau: Khó khăn hiện tại của khách hàng là gì? Điều gì quan trọng đối với họ? Điều gì làm cho họ vui sướng? Làm thế nào để bấm đúng “phím nóng cảm xúc” của họ?
Tất cả các trang web bán hàng đều cần có tiêu đề hấp dẫn.
Cái đơn giản chính là cái hiệu quả và bạn chỉ cần bắt chước những mẫu tiêu đề hiệu quả. Chẳng hạn với tiêu đề: “Làm thế nào tôi kiếm được 436.797 đô/năm bằng cách bán hàng của người khác trên mạng”.
Bạn có thể đặt tiêu đề: “Tôi đã kiếm được một triệu đô như thế nào?”; “Làm thế nào để động viên con bạn học tốt?”…
Khi bạn bán một sản phẩm hay dịch vụ, đừng phạm sai lầm khi chỉ tập trung nói về tính năng và quên mất lợi ích mà nó đem lại cho người dùng.
Ví dụ: Nếu bạn bán máy lạnh Super Cool và viết “Super cool ít hao điện”, tức là bạn chỉ bàn đến tính năng của máy lạnh.
Hãy tập trung vào lợi ích: “Super Cool sẽ giảm hoá đơn tiền điện của bạn tới 25%, tiết kiệm rất nhiều tiền cho bạn”.
Xin giới thiệu với bạn 8 bước viết quảng cáo dài thành công: Đồng điệu và thổi phồng vấn đề – Đưa ra giải pháp – Bán lợi ích và ước mơ – Tạo dựng uy tín – Đưa ra lời chào mời khó cưỡng lại với những món quà tặng – Đề ra mức giá và giải thích tính hợp lý của nó – Bảo hành mạnh tay để giảm rủi ro cho khách – Mời đặt hàng.
Những bài quảng cáo ngắn đã được chứng minh hiệu quả với các trang web kiểu danh mục liệt kê, bán nhiều loại sản phẩm đa dạng khác nhau.
Trang web loại này vẫn cần có những yếu tố quan trọng sau: Tiêu đề ấn tượng – Hình ảnh sản phẩm đẹp – Quảng cáo ngắn những hấp dẫn về lợi ích của từng sản phẩm – Lời cảm nhận của khách hàng để gây dựng uy tín – Chế độ bảo hành giảm thiểu rủi ro – Thêm quà tặng khiến mặt hàng thêm hấp dẫn – Khuyến mãi có thời hạn để tạo cảm giác phải mua ngay.

Bước 7. Thiết lập hệ thống đặt hàng và thanh toán.

Dù mặt hàng của bạn có hấp dẫn tới đâu, khách hàng cũng không dám mua nếu bạn không giúp họ tin rằng công ty của bạn làm ăn hợp pháp, đàng hoàng và đáng tin cậy.

Bước 8. Thu hút khách hàng vào trang web của bạn.

Trang web của bạn càng phù hợp với từ khoá và càng phổ biến bao nhiêu thì thứ hạng tìm kiếm của bạn càng cao bấy nhiêu.
Cách tốt nhất và dễ dàng nhất để tăng lượng trang web kết nối tới trang của bạn là tự tạo ra chúng. Hãy tạo ra nhiều trang web có nội dung phong phú và dẫn dắt khách hàng tới trang web chính của bạn.
Lập nhiều trang web khác nhau cho mỗi sản phẩm của bạn rồi liên kết tất cả trang web này lại với nhau.
Khi lập web, bạn cần đặt những từ khoá quan trọng nhất vào tên miền, thẻ tiêu đề và những câu chào hàng.
Khi viết quảng cáo, hãy cố gắng dùng càng nhiều từ khoá và cụm từ khoá càng tốt.
Cuối cùng, bạn có thể kiếm được khách hàng miễn phí bằng cách đăng những bài quảng cáo trên các trang web quảng cáo miễn phí. Phần mềm “Power Submitter” có thể giúp bạn tự động đặt trang web của mình lên 200 trang quảng cáo nhanh chóng.

Bước 9. Lập danh sách khách hàng tiềm năng.

Những doanh nhân tài giỏi biết rằng phần lớn người đời không mua sản phẩm ngay lần đầu bước chân vào cửa hiệu. Nhiều người cần thời gian cân nhắc, so sánh sản phẩm của bạn với những nơi khác, hoặc sẽ mua vào tháng sau.
Bạn phải chủ động tìm hiểu họ là ai, có được thông tin liên lạc của họ và thường xuyên thăm hỏi cho đến khi họ mua hàng.

Bước 10. Thiết lập mối quan hệ với khách cho tới lúc họ mua hàng.

Bạn phải xây dựng mối quan hệ với từng khách hàng bằng cách gửi email thường xuyên.
Điểm quan trọng nhất cần nhớ là mỗi lần gửi email cho khách, bạn đều phải có gì để nói, và điều ấy phải quý giá, bổ ích và mới mẻ.
Một khi thông tin có giá trị, khách hàng sẽ cảm kích trước “nghĩa cử” của bạn và chắc chắn sẽ quay lại khi họ quyết định mua.

Tác giả: Phan Anh

Đọc thêm các bài chia sẻ hay >>> TẠI ĐÂY!


Bài viết liên quan