4 bài học vàng từ Mark Zuckerberg về xử lý khủng hoảng truyền thông

Như đã biết, Mark Zuckerberg nhà đồng sáng lập của ông trùm mạng xã hội lớn nhất thế giới- Facebook. Ai cũng biết rằng Facebook đã đối mặt với không ít khủng hoảng. Và với mạng xã hội lớn mang tính toàn cầu như Facebook thì việc xử lý khủng hoảng truyền thông gặp phải không ít khó khăn. Những khó khăn nằm ngoài tưởng tượng của các Doanh nghiệp thông thường.

Thế nhưng điều đáng ngưỡng mộ là Facebook xử lý những cơn cuồng nộ này một cách khá êm đẹp. Và sự khôi phục của nó cũng là điều đáng ngạc nhiên. Thử xem CEO của Facebook đã xử lý những vụ lùm xùm này tài tình đến thế nào nhé! Đừng quên rút ra bài học cho chính mình đấy. Giờ thì cùng PA Marketing tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Rắc rối gần nhất- Facebook để lộ thông tin người dùng.

  • Vụ bê bối gần đây nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người dùng. Facebook đã đánh mất lòng tin, thậm chí đứng trước bờ vực bị tẩy chay do: Làm lộ thông tin của 87 triệu người dùng. Nhưng sau thất bại đó, Facebook không những lụi bại mà còn có vẻ thành công hơn.
  • Ông chủ Facebook đã “sống sót” sau 2 phiên điều trần về chính sách thu thập và bảo vệ dữ liệu người dùng. Với việc trả lời hàng loạt các câu hỏi từ gần 100 nghị sĩ trong gần 10 tiếng đồng hồ của cả hai phiên.

hang-loat-nguoi-dung-xoa-bo-facebook-trong-vu-khung-hoang

Hàng loạt người dùng xóa bỏ Facebook trong vụ khủng hoảng

Mark bảo vệ nền tảng Facebook:

  • CEO của Facebook thừa nhận rằng: Công ty mình đã không ngăn cản việc nền tảng của họ bị sử dụng cho mục đích xấu như: Các tin đồn giả, can thiệp bầu cử, thù địch, khai thác nguồn thông tin trái phép.
  • Và giải pháp mà ông đưa ra là: Facebook tuyên bố tới cuối năm sẽ có 20.000 người làm công tác: Đánh giá nội dung và bảo mật cho nền tảng. Sử dụng công nghệ AI để loại bỏ các tài khoản giả và các nội dung không phù hợp.

Việc quản lý các công ty mạng xã hội là tất yếu:

Mark cũng thừa nhận rằng: Việc quản lý các công ty mạng xã hội là điều tất yếu. Nhưng cũng cảnh báo việc đưa ra các quy định, điều luật vào ngành này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của ngành.

  • Facebook sẽ thực hiện các nội dung của Quy định chung về việc bảo vệ dữ liệu của EU (GDPR) cho người dùng châu Âu ngày tháng sau kể từ khi phiên tòa kết thúc.
  • Mark Zuckerberg cũng khẳng định: Sẽ áp dụng một số quy định của GDPR cho chính người dùng ở Mỹ và những nơi khác trong thời gian tới.

Để ngỏ khả năng về một phiên bản Facebook có thu phí:

Ông chủ Facebook bác bỏ về những lời cáo buộc cho rằng: Facebook đã bán dữ liệu người dùng cho các nhà quảng cáo:

  • Ông khẳng định: Chúng tôi không bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo; Chúng tôi cũng không bán dữ liệu cho ai.
  • Và ông cũng để ngỏ khả năng có một phiên bản Facebook thu phí: Sẽ luôn có một phiên bản Facebook miễn phí.

loi-ngo-ve-mot-phien-ban-facebook-co-thu-phi

Lời ngỏ về một phiên bản Facebook thu phí

Sự thao túng của Nga trong vụ khủng hoảng Facebook:

  • CEO của Facebook cho biết: Công ty đang hợp tác với cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt về cáo buộc: Nga lợi dụng nền tảng mạng xã hội Facebook để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
  • Ông nói: “Một trong những điều hối tiếc lớn nhất của tôi trong việc điều hành công ty là: Công ty đã phát hiện muộn các chiến dịch truyền thông của Nga năm 2016”.

Chính Mark Zuckerberg cũng bị lộ thông tin cá nhân trong vụ việc này:

Thông tin cá nhân trên trang Facebook của chính CEO Facebook cũng bị tiết lộ trong cuộc bê bối Cambrige Analytica.

Giờ thì hãy xem 4 bài học xử lý khủng hoảng truyền thông từ Mark nhé!

1.Đời thay đổi khi ta thay đồ.

  • “Áo phông, quần bò” nó được coi như biểu tượng cho phong cách ăn mặc của Mark Zuckerberg trong nhiều năm vừa qua. Nhưng nó lại xây dựng hình ảnh về một chàng thiếu niên bất cần và vượt ra khỏi mọi quy tắc.
  • Trái lại, một bộ com-lê xám lại mang tới sự tin cậy. Và khả năng dám đứng ra nhận trách nhiệm cho những người dùng đang mất niềm tin vào Facebook.

mark-ngoi-tren-mot-chiec-nem-cao-10cm

Mark ngồi trên một chiếc nệm kê cao 10cm

  • Một chi tiết nhỏ cũng được giới truyền thông chú ý là: Mark ngồi trên ghế với một chiếc nệm kê cao 10cm. Khá thú vị đấy chứ! Điều này cũng giúp Mark không bị “lép vế” trước các thành viên của Ủy ban.

Điều này áp dụng cho bạn đấy! Hãy đảm bảo hình ảnh của bạn khi xuất hiện trước truyền thông, báo chí thật chỉnh chu. Thể hiện được thái độ và sự tôn trọng người đối diện. Không quá khó nhưng nó là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều trong công cuộc “Xử lý khủng hoảng truyền thông” của Doanh nghiệp.

2.Xử lý khủng hoảng truyền thông hơn nhau ở thái độ.

  • Trong suốt thời gian diễn ra phiên điều trần, Mark luôn nhìn thẳng vào máy quay. Và lần lượt trả lời các câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng. Vẻ mặt của Mark luôn giữ được sự thoải mái, không căng thẳng, không vội vàng.
  • Bài học cho bạn là dù ở giữa “tâm bão”. Thì người lãnh đạo luôn phải giữ được sự bình tĩnh để xoa dịu nỗi lo lắng; Hoặc tức giận của công chúng.

thai-do-trong-xu-ly-khung-hoang

Thái độ khi xử lý khủng hoảng

Và việc bạn thể hiện được sự tự tin phần nào cũng cho khách hàng của bạn thấy rằng: Bạn hoàn toàn bị oan và những lời cáo buộc kia chỉ là những tin đồn sai sự thật.

3.“Hành” để không bị “động”.

  • Trước khi tham gia buổi điều trần ngày 11/4/2018, Mark Zuckerberg đã chủ động đăng tải lên trang cá nhân của mình những lời thông báo tới người dùng. Anh khẳng định rằng: Việc cần thiết của việc xây dựng những rào chắn giúp Facebook có thể trở nên an toàn. Và cũng giúp mọi người kết nối với nhau. Nhờ đó, Mark đã thu hút một lượng lớn người dùng vào chia sẻ; Và ủng hộ cho anh trong giai đoạn đầy khó khăn này.
  • Điều này thực sự rất cần thiết khi một Doanh nghiệp đang đứng trong tâm bão. Nó là hướng xử lý khủng hoảng truyền thông mạng xã hội tốt nhất. Hãy minh bạch mọi thông tin, định hướng thông tin cho khách hàng. Hãy hướng họ tới những thông tin đúng đắn thay vì những tin đồn. Và đừng quên hãy thành thật với khách hàng của bạn. Giúp họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy lợi ích của họ được Doanh nghiệp đề cao.

mark-thay-doi-phong-cach

Mark thay đổi phong cách

Bài học rút ra cho những nhà lãnh đạo là: Hãy chủ động thông báo để bản thân có thể kiểm soát phần nào tình hình; Tránh giấu giếm để rơi vào thế bị động.

4.Ăn “lời” ở câu nói.

  • Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Mark Zuckerberg cho biết: Anh là người đã phát triển Facebook ngay từ những ngày đầu tiên. Và anh sẽ chịu trách nhiệm về những gì đang diễn ra ngày hôm nay.
  • Ông chủ Facebook cũng thẳng thắn thừa nhận những sai lầm trong việc: Không thể kiểm soát được lượng quảng cáo; Hay không tạo nên những rào chắn tốt bảo vệ người dùng hiệu quả. Tuy nhiên, Mark vẫn luôn kiên định bảo vệ nền tảng hoạt động của Facebook.
  • Có thể thấy: Khi xử lý khủng hoảng truyền thông, các nhà lãnh đạo cần tỉnh táo khi phát ngôn trước công chúng. Thành thật nhận khuyết điểm là điều nên làm. Nhưng cũng đừng quên khẳng định triết lý hoạt động; Hay triết lý kinh doanh của Doanh nghiệp để bảo vệ cho chính thương hiệu của mình.

phat-ngon-truoc-cong-chung

Phát ngôn trước công chúng

Trong vụ bê bối của chính mình, Mark Zuckerberg đã đưa ra “nước cờ” khá khôn ngoan khi thay đổi hình ảnh cá nhân thường có . Để có thể xoay chuyển thế trận “ngàn cân treo sợi tóc của mình”. Liệu rằng điều này có giúp cho ông chủ Facebook vượt qua “tâm bão” một cách an toàn không? Đó là điều bạn đã thấy khi Facebook ngày càng phát triển và hoàn thiện sau khủng hoảng. Mỗi khủng hoảng đi qua đều cho bạn những bài học. Cùng với đó cũng mở ra những cơ hội tuyệt vời nếu bạn biết cách nắm bắt chúng. Hãy thật sáng suốt và nhanh nhạy để xử lý khủng hoảng truyền thông của mình tốt nhất nhé. Nếu cần trợ giúp hay tìm kiếm một khóa “Huấn luyện xử lý khủng hoảng truyền thông” cho Doanh nghiệp mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Nguồn: Marketist


Bài viết liên quan