Dạy con và bảo vệ con khỏi tai nạn “nghề nghiệp” của nhân viên giáo dục

Chào các chị, các em và các mẹ.

Mình là Phan Anh là giảng viên đại học, bạn của bs Nhật. Mình chia sẻ bài viết này các mẹ xem nhé!

Một số giải pháp tình thế giúp con trẻ tránh được tai nạn nghề nghiệp của các nhân viên giáo dục. Và không bị ngủ quên đến chết trên xe bus. Bài viết này chỉ đưa ra một số giải pháp tình thế trong bối cảnh giả định là cháu bé bị bỏ quên trên xe ô tô thì phụ huynh cần phải làm gì? Các con phải làm gì? Nhà trường phải làm gì?

1.Tai nạn xưa và nay khác nhau thế nào?

Tai nạn bao giờ cũng là những vụ việc bất ngờ nhất và đôi khi chúng ta không tưởng tượng ra trước được.

ban-khong-the-luong-duoc-het-hau-qua-khi-de-quen-con-tren-xe-oto

Bạn không thể lường được hết các hậu quả khi bỏ quên con trên ô tô

  • Hàng ngày chúng ta phải đối mặt với vô vàn lý do về các tai nạn khác nhau có thể xảy đến. Thêm nữa, cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng hiện đại hơn. Bắt đầu sẽ xuất hiện những tai nạn mà trước đây chúng ta không có hoặc hiếm có. Vì ngày xưa chúng ta nghèo và mọi thứ đơn giản hơn. Ví dụ như: Tai nạn trong chung cư, nhà cao tầng, thang máy, xe hơi.
  • Ngày xưa thì con trẻ gặp tai nạn theo kiểu ngã cây do trèo cao- Giờ đây thì rơi từ chung cư xuống. Trượt chân ngã xuống ao, chết đuối- Giờ đây thì chết đuối ở bể bơi, bãi biển. Cháy đống rơm- giờ đây thì cháy bếp gas… kiểu kiểu như vậy.

2.Bài học dạy con qua vụ việc học sinh bị bỏ quên trên ô tô dẫn đến tử vong?

  • Thật đau lòng cho bạn nhỏ đó. Đó là một cái chết vô cùng đau đớn và hoảng loạn. Nhưng điều đó cũng làm cho phụ huynh khác và các trường khác, bộ ngành liên quan có thể trở nên: Tử tế, cẩn thận hơn, có trách nhiệm hơn nữa… Hơn nữa là trong việc dạy dỗ con cái.
  • Đối với phụ huynh: Quan trọng nhất là phụ huynh phải giáo dục và hướng dẫn cho con cái tình huống thoát hiểm. Dù điều này rất hiếm khi xảy ra và trước đó chưa từng xảy ra.

vu-viec-dang-tiec-cua-hoc-sinh-6-tuoi-mot-truong-quoc-te-gay-hoang-mang-nhung-ngay-qua

Vụ việc đáng tiếc của một học sinh 6 tuổi một trường Quốc tế gây hoang mang những ngày qua

Mua cho con một vài món đồ công nghệ:

Nếu có thể mua cho con 1 cái đồng hồ điện thoại thông minh. Hoặc 1 chiếc điện thoại di động rẻ tiền (nokia 200 ngàn đồng chẳng hạn) để vào balo của con. Đồng hồ có định vị, ví dụ kid watch trên thị trường có nhiều hoặc là apple watch. Tuy nhiên giải pháp này có một số nhược điểm:

  • Nhược điểm 1 là: Gây sự chú ý cho người khác khiến trẻ trở thành đối tượng bị chú ý. Có thể bị bắt cóc hoặc bị cướp đồ bởi các thành phần xấu.
  • Nhược điểm thứ 2 là: Nhiều nhà trường không cho trẻ sử dụng; Trẻ dễ bị phân tán sự tập trung trong học tập. Vì trẻ thích thú với những sản phẩm công nghệ kiểu này.
  • Nhược điểm 3 là: Đôi khi chúng ta lại quên không đeo cho trẻ, không sạc pin cho đồng hồ/ điện thoại. Nên nó cũng có thể là nhược điểm cho phương pháp này.

Dạy con cách phá cửa kính trong trường hợp bị kẹt ô tô:

day-con-cach-pha-cua-kinh-oto-trong-truong-hop-khan-cap

Dạy con cách phá cửa kính xe ô tô trong trường hợp khẩn cấp

  • Thường thì các ô tô hàng chuẩn và tử tế sẽ có một chiếc búa phá kính để đề phòng trường hợp tai nạn. Người ngồi trong xe có thể dùng búa phá kính. Việc này khá là khó khăn với trẻ nhỏ, nhất là lớp 1, lớp 2 mới đi học. Nhưng biết làm sao được, chúng ta vẫn phải dạy cho con thôi. Hy vọng tăng thêm được phần sống sót.
  • Nếu không có búa, con có thể dùng chân đạp mạnh vào cửa kính. Dù khó vỡ hoặc là có thể gây ra vết thương chảy máu. Việc dùng chân đạp mạnh vào tấm kính sẽ giúp cho trẻ gây sự tiếng động và thu hút chú ý. Hoặc nếu may mắn có thể tấm kính sẽ nứt, vỡ và có oxi vào xe.

Trong trường hợp này quan trọng nhất là oxi. Còn nước hoặc thức ăn thì con người có thể chịu đựng được nhiều hơn 01 ngày. Dù cơ thể cũng bị suy nhược đáng kể, nhưng tránh được cái chết.

Dạy con cách bấm kính ô tô:

day-con-cach-bam-cua-kinh-oto-tu-ben-trong

Dạy con cách bấm cửa kính ô tô từ bên trong

  • Như bạn biết thì ô tô hoàn toàn có thể bấm kính từ phía trong.
  • Nên bố mẹ hãy dạy con cách tìm đến vị trí bấm kính. Hoặc quay kính để lấy ô xi hoặc thoát ra.

Dạy con cách bấm còi ô tô:

thu-hut-su-chu-y-bang-viec-tao-ra-tieng-dong

Thu hút sự chú ý bằng việc tạo ra tiếng động

  • Thực tế có nhiều người đã kiểm định, nhiều xe ô tô sau khi khóa xe, tắt động cơ, cầm chìa khóa đi chỗ khác. Thì xe ô tô vẫn có thể bấm được còi. Bạn có thể kiểm định lại giải pháp này xem sao.
  • Hãy dạy con cách bấm còi, bấm liên tục. Nếu may mắn ô tô có thể bấm được còi trong trường hợp này (đã tắt máy, khóa cửa) thì con có thể thoát chết.

Dạy con phải biết đi lục khắp chiếc xe đó:

  • Dạy con tìm lục trong những hốc đồ, sau cốp đồ, dưới ghế. Hoặc phá ghế để lấy được đồ cứng, tìm vật cứng để gõ tạo tiếng động cho người khác chú ý.
  • Đập vào kính hoặc cửa xe để tạo tiếng động hoặc phá vỡ kính.

Trang bị trong balo của con:

  • Nếu cẩn thận hơn, phụ huynh có thể mua còi nhựa + đèn pin chiếu sáng loại nhỏ để trong balo. Cách này giống các hãng hàng không đều có hướng dẫn.
  • Điều này hơi thiếu thiết thực hơn nếu ở các nước có động đất như Đài Loan, Nhật Bản họ thường quy định là phải có trong phòng ngủ của mỗi gia đình hoặc phòng khách sạn.

trang-bi-thiet-bi-cong-nghe-co-the-cho-con

Trang bị thiết bị công nghệ có thể cho con

Tự đưa đón con (nếu có thể):

  • Nếu có thể tự đưa đón con cái được thì phụ huynh cố gắng tự đưa đón con mình.
  • Nếu phải nhờ người nào đón con thay cho mình vì bận rộn. Thì phải đảm bảo được lúc đi đón và lúc đón về. Phải đảm bảo điều đó.

Kiểm tra kỹ trước khi khóa cửa xe:

  • Đối với những gia đình và Phụ huynh có xe hơi riêng thì cần phải kiểm tra chắc chắn việc không còn ai trên xe rồi hãy khóa cửa xe. Cần luôn có ý thức như vậy trong đầu.
  • Cẩn thận hơn nữa, trước khi nổ máy lên xe đi đâu đó thì nên đi 1 vòng.

quan-trong-la-dung-bao-gio-de-quen-tre-trong-oto

Quan trọng là đừng bao giờ để quên trẻ trên ô tô

Sau vụ này thì phụ huynh phải yêu cầu Nhà trường chủ động nhắn tin thông báo cho con trẻ 100% về việc: Con có đến lớp hay không, nếu không nhận được tin nhắn/ cuộc gọi. Thì phụ huynh phải chủ động gọi đến nhà trường để hỏi. Điều này là bắt buộc đối với phụ huynh- giáo viên- nhà trường. Nên gọi 2 lần (sáng lúc đưa, chiều lúc đón) để đảm bảo an toàn. Còn về phần phụ huynh cũng cần dạy con, trang bị cho con những kiến thức cần thiết. Để có thể tự bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm có thể gặp phải hàng ngày.


Bài viết liên quan