Khủng hoảng truyền thông bắt nguồn từ những tin đồn trên mạng xã hội

khung-hoang-truyen-thong-bat-nguon-tu-nhung-tin-don-tren-mang-xa-hoi

Khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội luôn đến đột ngột và bất ngờ. Những thông tin xấu nhanh chóng được lan truyền khiến các doanh nghiệp, đơn vị rơi vào trạng thái thiếu sáng suốt. Sự choáng ngợp này dẫn đến những động thái xử lý sai lầm, tạo điều kiện thuận lợi cho khủng hoảng lan rộng. Chưa kể còn gây ra các hệ lụy tiêu cực khác, làm ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu và công chúng trong xã hội.

Bạn có thế thấy rất rõ hậu quả của những vụ việc này khi chứng kiến các vụ khủng hoảng gần đây. Mà nguyên nhân không đâu xa chính là từ những tin đồn thất thiệt trên Facebook. Sau đó được truyền tay và chia sẻ chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Và hậu quả để lại cho cá nhân, thương hiệu là điều không thể lường trước. Cụ thể hôm nay PA Marketing sẽ cũng bạn đi vào phân tích về khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội.

1.Mạng xã hội- thế giới ảo, hậu quả thật.

Với mạng xã hội, người dùng được “cấp quyền tự do ngôn luận”. Để rồi mỗi cá nhân trở thành một tòa soạn tư nhân không thể kiểm soát. Và chỉ một cú nhấp chuột, những tin đồn ác ý không có căn cứ được đưa ra từ “tòa soạn” này. Tin tức sẽ nhanh chóng được lan truyền, khiến cộng đồng và dư luận vô cùng hoang mang.

suc-manh-tu-toc-do-lan-truyen-cua-mang-xa-hoi-khi-xay-ra-khung-hoang

Sức mạnh từ tốc độ lan truyền của mạng xã hội khi xảy ra khủng hoảng

Sức ảnh hưởng của mạng xã hội trong khủng hoảng:

  • Không thể phủ nhận được với sự phát triển của nó thì mạng xã hội hiện nay có ảnh hưởng cực lớn tới con người. Nhất là trong thời đại công nghệ số, thông tin số và mạng xã hội trở thành “Quyền lực thứ 5” sau báo chí. Nhưng tốc độ đưa tin, truyền tin thì nhanh hơn cả báo chí.
  • Thừa nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng. Nhưng nó cũng có những mặt trái nhất định. Chính sự phát triển rộng lớn của mạng xã hội đã biến nó thành con dao hai lưỡi cực bén. Và khi một thương hiệu, doanh nghiệp tiến vào thị trường này. Họ phải hết sức cẩn thận và tốt nhất là lên có một lớp giáp chắc chắn trước khi phát triển trên mạng xã hội.

Mạng xã hội- thế giới ảo nhưng hậu quả đôi khi lại rất thật:

  • Có không ít cá nhân, thương hiệu đã được người tiêu dùng cả nước biết đến, nổi tiếng… Nhờ sự truyền thông và những lời đồn thổi, truyền tai nhau từ mạng xã hội. Nhưng chúng có không ít thương hiệu phải đứng trước bờ vực thảm. Nhưng thương hiệu chìm trong “biển chết” chỉ vì những tin đồn, những bước đi sai. Khi ứng phó với khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội.
  • Dù những tin đồn ác ý hay thiện chí chỉ tồn tại trên mạng xã hội- thế giới ảo. Nhưng dù là kết quả hay hậu quả mà nó để lại đều rất thực.

khung-hoang-truyen-thong-tu-nhung-tin-don-tren-mang-xa-hoi-co-the-giet-chet-thuong-hieu

Khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội có thể giết chết thương hiệu

Mỗi ngày có tới hàng ngàn mẩu tin được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã hội. Nên trước mỗi cú nhấp chuột, chủ một sự chủ quan của người dùng. Thì cá nhân, doanh nghiệp có liên quan đến thông tin đều sẽ được “nhận thưởng” không báo trước.

2.Hậu họa khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội.

Dù tin đồn chỉ là một sản phẩm truyền thông chứa đựng những yếu tố nhiều trong quá trình truyền thông. Nhưng nó lại chịu nhiều tác động từ: Trình độ, nhận thức, hành vi… Của cả người truyền tin và đối tượng tiếp tin. Nhưng hậu quả từ những tin đồn này lại là điều vô cùng “khủng khiếp”.

Tin đồn luôn được thêm mắm muối sau mỗi lần truyền:

  • Mỗi lần tin đồn được truyền đi, nó đều được thêm hoặc bớt những tình tiết. Điều này phụ thuộc vào đối tượng tiếp nhận tin và truyền tin. Do đó sự sai lệch về thông tin trong tin đồn là không thể tránh khỏi. Gây ra những hậu quả khó lường. Khiến doanh nghiệp khó mà kiểm soát thông tin. Nhất là khi khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội đã bùng phát.
  • Trong thế giới truyền thông, tin đồn chính là “món ngon” và các nhà báo lại rất “nhạy” với mùi thơm này. Điều đáng nói là những tin đồn này chưa hề được kiểm chứng. Nhưng một khi nhà báo đưa tin thì nó lại vô hình chung được “chính thống hóa”. Cộng với sức mạnh của các phương tiện truyền thông từ đại chúng. Thì khủng hoảng truyền thông mạng xã hội thực sự là một “quả bom”. Với sức công phá khủng khiếp có thể thổi bay cả một thương hiệu lớn như chưa từng xuất hiện.

sai-lech-thong-tin-la-dieu-khong-tranh-khoi-trong-tin-don

Sai lệch thông tin là điều không thể tránh khỏi trong tin đồn

Hậu quả của khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội:

Thực tế đã cho thấy rất rõ: Những tin đồng chưa được kiểm chứng nhưng lại được “chính thông hóa” trên báo. Đã gây hoang mang cực độ với công chúng. Và gây thiệt hại nghiêm trong cho chính các cá nhân, doanh nghiệp. Những “nạn nhân” của các tin đồn ác ý.

  • Có thể kể đến những tin đồn về thực phẩm như: Xoài làm giả, xoài có tăm tẩm thuốc, tôm đất phá hoại được thả vào Việt Nam… Những hình ảnh, video về tin đồn này được lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt. Và điều đặc biệt là nó lại nhận được rất nhiều sự quan râm và những phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng.
  • Dù là vô tình hay cố ý thì những thông tin này khi được tung lên đã khiến cộng đồng vô cùng hoang. Sự dè chừng trong tiêu dùng và đương nhiên không thể không kể đến sự khốn đốn của người dân.

3.Làm sao để xử lý khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội.

Sức lan tỏa của tin đồn trên mạng xã hội là rất nhanh. Nhất là khi mà mọi người được kết nối, giao tiếp trực tiếp với nhau qua mạng xã hội. Thì việc “dập lửa” khủng hoảng cần có một quy trình xử lý khủng hoảng được chuẩn bị kỹ lưỡng.

minh-bach-thong-tin-ve-tin-don

Minh bạch thông tin về tin đồn

Minh bạch hóa thông tin là điều đầu tiên cần làm:

  • Với khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội. Thì việc ngăn chặn tin đồn gần như là bất khả thi. Và việc nhờ các cơ quan chức năng tìm ra “thủ phạm” cũng chẳng khác nào mò kim đấy bể. Hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Nên khi đối mặt với những tin đồn trên mạng xã hội, doanh nghiệp cần phải chủ động “tự vệ” bằng cách: Minh bạch hóa thông tin về tin đồn.

Một điều quan trọng nữa là doanh nghiệp cần phải phản ứng nhanh khi tin đồn bùng phát. Thông quá các chiến lược truyền thông rõ ràng, cẩn trọng để giảm thiếu thiệt hại về sau.

Nhờ đến sức mạnh của truyền thông báo chí:

  • Khi có tin đồn thất thiệt về mình, bên cạnh khai thác tối đã sự hỗ trợ từ các phương tiện truyền thông. Thì sự ủng hộ từ các cơ quan công quyền, cơ quan chức năng là rất cần thiết.
  • Dù mạng xã hội tiềm ẩn sức mạnh truyền thông rất lớn. Nhưng nhìn từ đời sống báo chí truyền thông hiện nay có thể thấy. Báo chí vẫn là kênh thông tin rất quan trọng trong việc xử lý các tin đồn. Vì dù truyền thông có sức mạnh đến đâu. Thì công chúng vẫn có lòng tin nhất định vào các kênh truyền thông chính thống như báo chí. Nó có những nguyên tác nghiệp vụ và đạo đức trong xử lý nguồn tin. Và báo chí có thể giúp doanh nghiệp rất nhiều trong chiến lược “chuyển bại thành thắng”. “Toàn mạng” bước ra khỏi khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội.

dung-co-go-bo-cac-tin-don-ngay

Đừng cố gỡ bỏ các tin đồn ngay

Đừng cố tìm mọi cách gỡ những tin đồn ngay lập tức:

  • Khi vướng phải những tin đồn thất thiệt về mình nhất là khi nó đã được “chính thống hóa” trên báo. Các doanh nghiệp thường tìm mọi cách, dùng quyền, tạo sức ép, dùng tiền… Làm mọi cách để gỡ các tin bài này. Nhưng đây không phải cách giải quyết hay.
  • Doanh nghiệp cần bình tình tìm ra nguyên nhân của tin đồn. Đánh giá mức độ tác động bởi tin đồn. Sau đó hãy cử ra một đại diện phát ngôn, người có ảnh hưởng với công chúng (Thường là người đứng đầu doanh nghiệp). Để giải thích cho công chúng, lấy lại niềm tin và hạn chế những hậu quả.

Luôn chủ động sản sàng lắng nghe, hợp tác:

  • Các doanh nghiệp khi vướng phải khủng hoảng truyền thông cần sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với: Báo chí, cộng đồng… Qua các phương tiện truyền thông đã được lựa chọn, lên kịch bản và thống nhất.
  • Hãy nhớ! Đừng thể hiện kiện tụng trong quá trình xử lý khủng hoảng. Cho dù nguyên nhân của khủng hoảng là những cáo buộc từ chính quyền. Trong khủng hoảng truyền thông tin đồn. Báo chí chính là người bạn đồng hành của doanh nghiệp. Hãy nhớ điều đó.

Có thể thấy, khi những thông tin sai sự thật, những tin đồn trên các trang mạng. Thậm chí là những thông tin chưa được kiểm chứng xuất hiện trên vài tờ báo… Nó đều tác động trực tiếp đến tâm lý công chúng và kéo theo không ít hệ lụy. Việc của doanh nghiệp là xây dựng thật tốt mô hình quản lý, đối phó với tin đồn. Đặc biệt là việc quản lý, kiểm soát thông tin trước khủng hoảng truyền thông từ những tin đồn trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, sự chân thành, công khai minh bạch, sẵn sàng mổ xẻ tin đồn… Đó là những hành động “phải có” nếu muốn giải quyết tận gốc vấn đề do tin đồn gây ra.

Khóa học liên quan: Huấn luyện xử lý khủng hoảng truyền thông.


Bài viết liên quan