Nghiên cứu thương hiệu và Chiến lược marketing số (Phần 1)

Các doanh nghiệp đang dần hướng tới mô hình chuyển đổi số trong nền kinh tế số hiện nay. Vậy hãy cùng PA Marketing tìm hiểu những những thương thiệu lớn họ đã thực hiện chiến lược marketing số như thế nào nhé.

1.Thương hiệu Burberry.

Thương hiệu thời trang xa xỉ Burberry và quá trình chuyển đổi số thực hiện các chiến lược marketing điện tử cho thương hiệu nhằm thu hút khách hàng và tăng hiệu suất kinh doanh.

Sau nhiều năm suy giảm doanh thu, thì CEO điều hành mới của hãng Burberry đã xây dựng tầm nhìn dài hạn về sự chuyển đổi hoạt động marketing online trong công ty và cho thương hiệu. CEO của Burberry đã xây dựng chiến lược marketing online đa kênh dựa trên các yếu tố của mô hình này. Cụ thể, hãng chuyển đổi mô hình kinh doanh bằng cách lựa chọn khách hàng trẻ tại khu vực châu Á và các thị trường mới nổi. Để đáp ứng được sự chuyển đổi này, công ty cần phải thấu hiểu các khách hàng mới bằng nhiều phương thức khác nhau, và trong đó, Burberry tập trung vào các mạng xã hội phổ biến nhất tại Châu Á và từng thị trường khác nhau.

Chien luoc marketing so cua burberry

Quá trình chuyển đổi phương thức kinh doanh.

Dưới đây là quá trình sự chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức marketing trực tuyến của hãng Burberry từ năm 2005 đến 2016

Tập trung vào thế hệ Y tại thị trường Châu Á.

Bán hàng bằng thương mại điện ử, giao tiếp bằng mạng xã hội và đa kênh marketing trực tuyến

Tập trung vào thị trường mục tiêu và phát triển thương hiệu & công nghệ thay vì dựa vào các điểm bán truyền thống trước đây Sa thải rất nhiều nhân sự cũ những người không có khả năng chuyển đổi số. Thuê mới, tuyển dụng các nhân viên trẻ và có am hiểu về internet, công nghệ và sự sáng tạo Tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu. Tập trung vào nền tảng di động, ưu tiên mọi nguồn lực và sự sáng tạo hướng tới các thiết bị di động. Sử dụng phần mềm CRM toàn cầu. Ứng dụng phần cứng là iPad, iPhone cho nhân viên bán hàng, kết hợp với các mô hình 3D trực tuyến, đặt mua trực tuyến, chính sách đổi trả bảo hành trực tuyến Sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tùy biến và hỗ trợ khách hàng theo yêu cầu cá nhân hóa. Duy trì hình ảnh sang trọng và cao cấp của thương hiệu thay vì đa dạng hóa sản phẩm quá rộng và kiểm soát chất lượng sản phẩm không tốt Thiết kế lại các cửa hàng truyền thống sao cho sang trọng và hiện đại với tập khách hàng mục tiêu; thường xuyên thay đổi chủ đề trang trí cửa hàng; tổ chức các buổi giới thiệu bộ sưu tập online. Tập trung mạnh vào các công cụ mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook, Twitter…
Mô hình kinh doanh Cấu trúc doanh nghiệp Nhân sự Quy trình Ứng dụng công nghệ thông tin Chiến lược sản phẩm và dịch vụ Tương tác với khách hàng

Nguồn: tham khảo từ Harvard Business https://digital.hbs.edu/platform-rctom/submission/burberrys-digital-transformation/

Với kết quả này, Burberry London xếp hạng top 10 thương hiệu xa xỉ được yêu thích nhất, doanh thu tăng đáng kể và giá trị cổ phiếu cũng tăng lên mức khoảng 10 lần so với năm 2002.

Xem thêm: Mô hình chuyển đổi số & ứng dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế số

2. CÂU CHUYỆN CỦA TIKI & MAYBELLINE

Thương mại điện tử kết hợp với mỹ phẩm

Tiki là hệ sinh thái thương mại ở Việt Nam sở hữu nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng là Tiki.vn. Gần đây, công ty này đã ra mắt chiến dịch thương hiệu có tên “Tiki đồng hành cùng sao Việt” nhằm hỗ trợ các nghệ sĩ Việt Nam, đồng thời khuyến khích các mối quan hệ cộng tác với nghệ sĩ và các thương hiệu khác.

Maybelline New York là thương hiệu mỹ phẩm số 1 toàn cầu và hiện có mặt ở hơn 129 quốc gia trên khắp thế giới. Kể từ khi ra mắt tại Việt Nam năm 2007, Maybelline đã trở thành thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu trong thị trường đại chúng, chiếm được cảm tình đặc biệt của phụ nữ trẻ Việt Nam.

MỤC TIÊU CỦA TIKI & MAYBELLINE

Chien luoc marketing so cua tiki và maybeline

Ngày hội mua sắm

Tiki mong muốn chạy một chiến dịch mở màn trong khoảng thời gian cận kề “12.12” (ngày 12/12) – ngày mua sắm trực tuyến quan trọng ở Đông Nam Á. Công ty này đã nhắm đến mục tiêu tăng mức độ nhận biết và doanh số cho Maybelline thông qua nền tảng của mình, đồng thời tái sinh hạng mục sản phẩm son môi và dòng sản phẩm mang tính biểu tượng Super Stay Matte Ink của thương hiệu này.

Chiến dịch này là một sáng kiến mới tận dụng các video âm nhạc như một giải pháp thương mại điện tử có tác động mạnh mẽ. Đây là mô hình cộng tác kinh doanh hiệu quả, mang lại lợi ích cho người có tầm ảnh hưởng, thương hiệu và nền tảng. Chúng tôi hy vọng rằng mô hình sáng tạo khởi đầu này ở Việt Nam sẽ được nhân rộng sang các thương hiệu khác.

Kyo Seo

Facebook Creative Shop APAC, Facebook

GIẢI PHÁP CỦA TIKI & MAYBELLINE

Tìm đến quan hệ đối tác

Lần đầu tiên, Maybelline hợp tác với Tiki và ca sĩ người Việt Hiền Hồ cho chiến dịch 12.12, trong đó cả hai công ty đều chạy quảng cáo trên Facebook.

Chiến lược của Tiki

Tiki sử dụng quảng cáo động để tự động hiển thị sản phẩm của Maybelline với những người đã xem các sản phẩm tương tự trên mạng và từ đó có nhiều khả năng mua hàng hơn. Maybelline sử dụng Quảng cáo cộng tác kết hợp các quảng cáo động ở định dạng bộ sưu tập. Mỗi quảng cáo bộ sưu tập có một video hoặc hình ảnh chính với 4 hình ảnh đồng hành nhỏ hơn ở phía dưới trong bố cục dạng lưới. Maybelline thêm phần video âm nhạc của ca sĩ Hiền Hồ, cùng với các hình ảnh nhỏ hơn nêu bật khoản chiết khấu của Maybelline trên Tiki.

Tiki cũng hợp tác với Facebook Creative Shop để chuyển đổi video âm nhạc có thương hiệu thành quảng cáo video tối ưu hóa cho di động.

Chiến lược của Hiền Hồ

Ngoài ra, ca sĩ Hiền Hồ còn đăng nội dung gốc trên tài khoản Facebook và Instagram của cô nhằm giới thiệu việc cô sử dụng và khuyên mọi người dùng sản phẩm của Maybelline. Sau đó, Maybelline dùng bài viết của Hiền Hồ làm quảng cáo chứa nội dung có thương hiệu nhằm nâng cao mức độ nhận biết và khả năng cân nhắc trong cơ sở fan của nghệ sĩ này. Tất cả quảng cáo đều chuyển thẳng đến nền tảng thương mại điện tử của Tiki, nơi cung cấp một gói sản phẩm độc quyền để khuyến khích mua hàng.

Tiki tối ưu hóa quảng cáo như thế nào?

Chiến dịch này chạy trong cả Bảng tin lẫn Tin trên Facebook và Instagram. Tiki đã tối ưu hóa quảng cáo cho chuyển đổi và nhắm mục tiêu quảng cáo đến phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 18–30. Quảng cáo cộng tác của Maybelline sử dụng tùy chọn nhắm mục tiêu theo sở thích để tiếp cận những phụ nữ yêu thích Hiền Hồ và làm đẹp, cũng như Đối tượng tùy chỉnh trên trang web gồm những phụ nữ đã xem hoặc mua sản phẩm của Maybelline trên mạng. Để tiếp cận thêm những người có sở thích tương tự, đội ngũ này còn tạo và nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng tương tự dựa trên Đối tượng tùy chỉnh.

THÀNH CÔNG CỦA TIKI & MAYBELLINE

Vẻ đẹp của sự thành công

Thông qua việc hợp tác với Maybelline và ca sĩ Hiền Hồ, chiến dịch chuyển đổi mà Tiki chạy trong 17 ngày đầu tháng 12/2019 đã mang lại những kết quả sau:

  • Lượt cài đặt ứng dụng tăng 17%
  • Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo của lượt mua trong ứng dụng tăng 5,5 lần
  • Lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo của lượt mua trên web tăng 7,2 lần
  • Doanh số của Maybelline tăng 3,3 lần

thanh cong cua chien luoc marketing so cua tiki va maybeline

Quảng cáo cộng tác

Thúc đẩy tối đa quan hệ hợp tác thương hiệu và bán lẻ để tiếp cận và chuyển đổi thêm nhiều người mua.

Quảng cáo động

Cá nhân hóa quảng cáo của bạn hoàn toàn tự động.

Quảng cáo ảnh

Truyền cảm hứng cho đối tượng bằng quảng cáo ảnh.

Quảng cáo trong tin

Chia sẻ câu chuyện của bạn bằng quảng cáo toàn màn hình chân thực.

Đối tượng tùy chỉnh

Tiếp cận khách hàng và người liên hệ của bạn trên Facebook.

Đối tượng tương tự

Tìm những người giống với khách hàng và người liên hệ của bạn.

Đánh giá

Đưa ra các quyết định tiếp thị hiệu quả hơn dựa trên thông tin chi tiết.

Sáng kiến âm nhạc của chúng tôi không những góp phần ủng hộ các nghệ sĩ Việt Nam mà còn có thể tạo ra những mối quan hệ cộng tác ý nghĩa giữa các thương hiệu. Quảng cáo cộng tác là cách tuyệt vời để thu hút đối tượng của chúng tôi, đồng thời là phương pháp hiệu quả để các thương hiệu nêu bật sản phẩm cụ thể. Chiến dịch này đã cho thấy hiệu quả của cách tiếp cận sáng tạo cùng với video âm nhạc có thương hiệu trong việc thúc đẩy giá trị kinh doanh và tái thu hút fan.

Bà Vũ Thị Nhật Linh

Phó Tổng Giám đốc bộ phận Quản lý Sàn giao dịch của Tiki

3.Zappos.com – Tỷ phú bán giầy

Gã khổng lồ về thương mại điện tử bán lẻ trực tuyến tại Mỹ là Amazon.com đã quyết định mua lại website thương mại điện tử bán giầy Zappos.com với giá trị lên tới 1,2 tỷ đô la Mỹ vì không thể cạnh tranh nổi với Zappos.com trong mảng kinh doanh giày dép trực tuyến tại Mỹ. Vì Zappos.com có dịch vụ marketing và chính sách bán hàng cũng như công nghệ rất phù hợp với khách hàng Mỹ. Để giảm bớt sự đe dọa của đối thủ, Amazon.com đã đồng ý mua lại công ty này với một mức giá rất khủng khiếp tại thời điểm đó.

Công thức thành công

Zappos.com là một trường hợp rất thú vị, bởi họ đã tìm được một công thức thành công chung cho ngành TMĐT: thu hút khách hàng hiệu quả qua hệ thống tìm kiếm và đem lại cho họ trải nghiệm hài lòng, khiến họ quay lại lần sau.

Zappos.com là nhà bán lẻ TMĐT đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu và có được doanh thu ấn tượng ngay từ những ngày đầu thành lập: 1,6 triệu USD năm 2000; 8,6 triệu USD năm 2001; 32 triệu USD năm 2002; 70 triệu USD năm 2003; 184 triệu USD năm 2004 và 370 triệu USD năm 2005.

Chien luoc marketing so cua zappos

Những yếu tố làm nên thành công của Zappos.com 

Các yếu tố chính tạo ra sự thành công

Giày dép là một sản phẩm cực phù hợp cho thị trường TMĐT

Khi Nick Swinmurn thành lập Zappos.com, ông đã bị hầu hết mọi nhà đầu tư mạo hiểm từ chối vì không ai tin rằng giày là mặt hàng có thể bán trực tuyến. Sau cùng, ai sẽ muốn mua một đôi giày mà không được thử trước chứ? Tuy vậy, Nick vẫn giữ vững quan điểm của mình, tin tưởng vào sự thật là giày là thị trường trị giá 40 tỷ USD tại Mỹ với 2 tỷ USD bán qua các cuốn catalog đặt hàng. Vậy làm sao Nick có thể chứng minh mình đúng? Điểm quan trọng nhất ở đây là, giày là sản phẩm thích hợp nhất cho các marketing bằng hệ thống tìm kiếm vì vài lý do.

Tìm sản phẩm theo thương hiệu.

Đầu tiên, mọi người tìm giày theo thương hiệu. Zappos.com không cần bỏ ra tiền quảng cáo để xây dựng danh tiếng cho thương hiệu Zappos.com; họ chỉ cần thu hút khách hàng nhấp chuột vào quảng cáo cho những đôi giày của Rockport hay Vans. Zappos.com cũng không cần hướng dẫn khách hàng về sản phẩm – ai cũng biết những điều cơ bản về giày. Hơn thế nữa, giày là mặt hàng cao cấp với lợi nhuận lớn. Mức đặt hàng mỗi đơn từ Zappos.com là 100 USD và lợi nhuận cơ bản thu về chiếm tới 50%. Khoản lợi nhuận lớn này để dư khá nhiều cho chiến dịch tiếp thị qua các hệ thống tìm kiếm. Bên cạnh đó, mức giá cao và sự trung thành với thương hiệu giày cũng là 1 cách tiếp thị hiệu quả. Zappos.com có tới 17.000 đối tác mang về lưu lượng và doanh số bán giày tới trang.

Thị trường tiếp thị tạo sự phát triển thần tốc.

Khi Zappos.com được thành lập năm 1999, tiếp thị qua hệ thống tìm kiếm chưa được sử dụng, do vậy nó khó có thể là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thành công của họ. Zappos.com đã rất thông minh khi nhận ra và đầu tư vốn vào thị trường tiếp thị này như hiện nay. Dù vậy, không có hệ thống tiếp thị này, Zappoes.com vẫn có thể thành công nhưng chưa chắc đạt mức phát triển thần tốc như vậy.

Thu hút khách hàng quay lại qua các dịch vụ siêu cấp

Cả Nick và Tony đều đóng góp vào thành công của Zappos.com với mục tiêu trọng tâm vào dịch vụ khách hàng. Dịch vụ khách hàng tuyệt vời là yếu tố đã giúp công ty tạo nên cơ sở khách hàng trung thành. Khoảng 50% lượng đặt hàng tại Zappos.com là từ các khách hàng trung thành, 20% là từ khách hàng mới được giới thiệu bởi các khách hàng cũ. Vậy, Zappos.com đã làm gì để giữ khách quay lại?

Chính sách vận chuyển hàng trong 1 ngày

Chính sách trọng tâm là vận chuyển hàng trong 1 ngày. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng không hẳn vậy. Zappos.com đã nhận ra rằng họ đang phải cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ giày offline. Và do đó, nhằm cạnh tranh với các hãng gửi giày trong 5 – 7 ngày, Zappos.com quyết định làm tốt hơn hết, chuyển hàng trong 1 ngày bằng đường hàng không.

Zappos.com cũng khá sáng tạo trong cách đưa ra chính sách này. Họ không thông báo về dịch vụ giao hàng 1 ngày trên trang mà họ làm từng khách hàng ngạc nhiên. Do đó khi khách hàng nghĩ họ sẽ nhận được giày trong 3-7 ngày, họ sẽ nhận được email thông báo họ đã được nâng cấp dịch vụ vận chuyển 1 ngày vì là khách hàng trung thành – 1 cử chỉ để lại ấn tượng với mọi người dùng. Dịch vụ giao hàng này đã mang lại doanh thu lớn cho hãng.

Chính sách gửi trả hàng.

Một yếu tố thành công khác của Zappos.com là chính sách gửi trả hàng. Zappos.com giúp xoa dịu mối lo ngại của người dùng đối với việc mua giày trực tuyến bằng cách cho phép gửi trả miễn phí và tự do gửi trả trong 365 ngày. Và một trong những quyết định khó khăn nhất đối với Zappos.com là loại bỏ việc chuyển giày qua bên thứ ba. Năm 2003, Zappos.com đã loại bỏ hoàn toàn việc này, và bỏ thêm nhiều chi phí để xây dựng nhà kho, tự mình kiểm soát quá trình xử lý đơn hàng, qua đó cải thiện dịch vụ khách hàng.

Zappos.com tạo văn hóa công ty.

Những điều khác Zappos.com đã làm để tạo ra văn hoá công ty xoay quanh dịch vụ khách hàng bao gồm:

– Trung tâm trả lời khách hàng hoạt động 24/7 tại Las Vegas, tại trụ sở chính của công ty

– Điều hành nhà kho hoạt động 24/7 tại Kentucky

– Đào tạo 4 tháng dịch vụ chăm sóc khách hàng cho mọi nhân viên mới (2 tuần tại trung tâm tư vấn và 1 tuần ở nhà kho).

Theo lời của Tony, chăm sóc khách hàng là làm mọi thứ trong khả năng của bạn để làm hài lòng khách hàng. Nếu Zappos hết hàng dự trữ cho một mặt hàng giày cụ thể nào, các nhân viên sẽ được khuyến khích để cung cấp khách hàng tùy chọn mua đôi giày đó từ các nhà bán lẻ trực tuyến khác. Trong khi nhiều trung tâm tư vấn khách hàng đo thời gian mỗi cuộc gọi, Zappos chấm điểm theo mức độ hữu ích của dịch vụ từ phía khách hàng.

Sẵn sàng tái định nghĩa chiến lược và sản phẩm

Một điểm khác khá thú vị về Zappos.com đó là họ đã thích ứng với chiến lược và thương hiệu càng ngày càng tốt hơn. Khi Zappos.com bắt đầu, họ nghĩ mình sẽ thắng do cung cấp mặt hàng giày thực sự đa dạng. Công ty ban đầu công bố trang ShoeSite.com – một cái tên phù hợp với chiến lược bấy giờ. Tuy nhiên nhanh chóng, Nick và Tony nhận ra là rất khó để có thể cung cấp số lượng mặt hàng đa dạng. Không phải mọi nhà sản xuất giày đều muốn làm việc với công ty kinh doanh bán hàng trên mạng, do vậy sẽ cần vài năm để có thể đạt được sự đa dạng mặt hàng và đảm bảo hàng hoá. Đó là khi mà đội ngũ quyết định tập trung công sức vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể. Do đó, họ đã tập trung vào chiến lược và văn hoá công ty mới, cũng như ra mắt lần 2 dưới cái tên Zappos.com. Đây là một bước đi mạo hiểm khi mà Zappos là 1 từ có 2 âm tiết vô nghĩa hoàn toàn, tuy vậy, đây lại là cái tên cho phép họ mở rộng thương hiệu sang các mặt hàng khác và tạo nên một thương hiệu riêng về dịch vụ. Chính quyết định này là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của Zappos.com.

Chiến lược quảng bá

Zappos.com đã làm khá tốt với mảng quảng cáo offline trong những ngày đầu để từ đó thành lập thương hiệu riêng với các nhà sản xuất giày. Các nhà sản xuất giày cũng vẫn khá lo ngại khi làm việc với công ty non trẻ như Zappos.com và khá quan tâm với hình ảnh của thương hiệu trên các kênh trực tuyến. Do đó, khoản đầu tư ban đầu của Zappos.com vào tiếp thị chỉ nhắm vào 1 phần người dùng; nó thậm chí còn gây ấn tượng lớn hơn đối với các nhà cung cấp. Và khi Zappos.com đã có một lượng giày vừa đủ để bán, họ có thể sử dụng các các tiếp thị ít tốn kém (hệ thống tìm kiếm) để thu hút khách hàng. Zappos.com đã chọn cách đầu tư vào dịch vụ khách hàng tốt nhất thay vì tiếp thị. Khoảng 15% doanh thu được chi tiêu vào mảng dịch vụ khách hàng và 15% khác là vào tiếp thị. Đối với đa số các công ty TMĐT khác, tỷ lệ này thường nghiêng hẳn về tiếp thị.

Văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi

Để đưa Zappos thành công ty bán giày trực tuyến lớn nhất trên thế giới giám đốc điều hành Tony Hsieh, được coi là “Tỷ phú bán giày” đã đề cập đến phương châm điều hành của mình cũng như những sứ mệnh chiến lược của Zappos không phải là việc bán các sản phẩm may mặc, giày dép, túi xách, phụ kiện, đồ dùng nội thất và các thiết bị gia dụng, mà chính là phục vụ mang lại niềm vui cho khách hàng.

Phương thức của Zappos là “mang lại niềm vui cho khách hàng”, và đây cũng là nét văn hóa đặc trưng mang lại thành công lớn cho Zappos. Ngay sau đó, Tony Hsieh đã vạch ra “10 giá trị cốt lõi” đem lại thành công cho Zappos đó là:

10 giá trị cốt lõi của Zappos

  1. Mang lại cho khách hàng cảm giác hạnh phúc với những trải nghiệm tuyệt vời (WOW experience) thông qua dịch vụ khách hàng (đôi khi vượt quá sự mong đợi của họ, tạo ra sự kết nối cảm xúc chứ không hề liên quan đến các chương trình giảm giá hay khuyến mãi).
  2. Nắm bắt xu hướng và đưa ra sự điều chỉnh phù hợp (đa số thay đổi phải được thực hiện từ những mắt xích tiếp xúc trực tiếp với khách hàng).
  3. Tạo ra cảm giác vui vẻ thoải mái (chính cá tính và sự hài hước của mỗi cá nhân sẽ giúp tạo ra những trải nghiệm độc đáo).
  4. Hãy dũng cảm đón nhận thử thách, cởi mở và không ngừng sáng tạo (dù có nguy hiểm, hãy mạnh dạn theo đuổi và sáng tạo ra cái mới đồng thời học cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm).
  5. Theo đuổi sự tăng trưởng và không ngừng học hỏi.
  6. Xây dựng các mối quan hệ cởi mở bằng cách chủ động giao tiếp.
  7. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong công ty.
  8. Nâng cao hiệu suất làm việc (làm nhiều hơn với ít người hơn).
  9. Hãy đam mê và quyết tâm.
  10. Hãy khiêm tốn.

Lời kết

Với những chiến lược đúng đắn về cả cách hoạt động kinh doanh và quảng bá, Zappos đã đạt được những thành công đáng kinh ngạc. Năm 2009, Zappos đã được Amazon mua lại với mức giá 1,2 tỷ USD và đến nay, Zappos vẫn rất thành công, giữ ngôi vị cửa hàng giày dép trực tuyến lớn nhất thế giới.

Nguồn: https://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/34707/Bai-hoc-thanh-cong-tu-Zapposcom

4. Kết luận.

Hiểu được yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh thì mới áp dụng thành công các yếu tố của quá trình chuyển đổi. Tất nhiên, trong khi áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh thì cũng không thể áp dụng đúng cho tất cả các doanh nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau, năng lực và kinh nghiệm khác nhau, khả năng tài chính khác nhau. Mô hình mà tác giả giới thiệu trong bài nghiên cứu này với mong muốn hướng dẫn cơ bản cho các doanh nghiệp và tổ chức có thể đi đúng hướng trong quá trình chuyển đổi số và sớm chuyển đổi số thành công.

Tác giả: Nguyễn Phan Anh

Dù bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc kinh doanh truyền thống và online. Có nhu cầu gì cho việc học tập, tư vấn…. Thì đều có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH PA MARKETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về marketing online, các khóa học trực tuyến: Bán hàng trên Facebook; Lập kế hoạch kinh doanh và marketing hiệu quả; CEO – Giám đốc điều hành 4.0; CMO – Giám đốc marketing thời đại số; Content Marketing… Nhận quảng cáo, truyền thông & xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam. Nhận tư vấn chiến lược và triển khai các giải pháp bán hàng trực tuyến đa nền tảng.

Hotline: 0917781399/ 0906 950333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn

Website: pamarketing.vn Youtube: www.youtube.com/pamarketing

 

 

 

 


Bài viết liên quan