Quản lý Uber- Grap như thế nào?

quan-ly-uber-grap-nhu-the-nao

Ông Nguyễn Phan Anh, giảng viên Đại học Thương mại cho rằng: Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 có sự chỉnh sửa và cập nhật kịp thời tình hình kinh doanh thực tế của thị trường. Những tranh cãi xung quanh câu chuyện “quản lý Uber- Grab như thế nào” hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa công bố Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.

Trong khi nhiều quan điểm khẳng định rằng: Những quy định tại dự thảo lần này vẫn “trói chân” các loại hình công nghệ thời 4.0. Thì ông Nguyễn Phan Anh, giảng viên Đại học Thương mại lại có một góc nhìn hoàn toàn khác về vấn đề này. Cụ thể dưới đây PA Marketing sẽ chia sẻ với bạn:

1.Đánh giá về những quy định trong dự thảo lần này.

Ông Phan Anh nhận định rằng:

du-thao-thay-doi-nghi-dinh-86-ve-che-tai-voi-taxe-cong-nghe

Dự thảo thay đổi nghị định 86 về chế tài với taxi công nghệ

  • Nghị định 86 có sự chỉnh sửa và cập nhật kịp thời tình hình kinh doanh thực tế của thị trường. Khi mà phát sinh những mô hình kinh doanh mới như Uber, Grab- là những đại diện tiêu biểu của mô hình nền kinh tế chia sẻ.
  • Các quy định mới dù sao cũng có những tính cập nhật mới và có một số điều khoản điều chỉnh phù hợp với thị trường hiện tại. Tuy nhiên phần cập nhật nội dung có vẻ vẫn còn chậm về mặt thời gian. Cụ thể là mất tới 3 năm để nghiên cứu và soạn thảo một văn bản Nghị định có thể là hơi lâu. Và nội dung vẫn chưa được bao quát hết. Vẫn còn những lỗ hổng so với thực tế diễn biến của thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.

Thực tế tại Mỹ, nơi mô hình kinh doanh theo phương thức chia sẻ rất phát triển. Và nó cũng là cái nôi của các mô hình kinh doanh như Uber, Lyft. Hiện nay thì chính phủ Mỹ đang quản lý Uber và Lyft theo cách “Gắn nhãn điện tử”. Hay theo cách gọi ở Việt Nam là mào điện tử.

2.Ý kiến đánh giá về quan điểm: Bắt taxi công nghệ phải đeo mào là kéo lùi sự phát triển của công nghệ 4.0.

Có không ít ý kiến từ dư luận cho rằng: Việc bắt taxi công nghệ phải đeo mào là kéo lùi sự phát triển của công nghệ 4.0. Theo quan điểm của ông Nguyễn Phan Anh:

cuoc-dua-giua-taxi-truyen-thong-va-taxi-cong-nghe

Cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ

  • Ông không cho rằng “đeo mào” là sự thụt lùi của phát triển công nghệ 4.0 hay 5.0. Mà đeo mào hay sử dụng thẻ, biển taxi điện tử giống như Uber và Lyft đang được quản lý tại Mỹ là để: Giúp quản lý tốt hơn về số lượng người tham gia cung ứng dịch vụ; Quản lý được toàn bộ hệ thống; Quản lý được cả công ty cung cấp dịch vụ gọi xe (taxi công nghệ)… Đối với khách hàng cũng yên tâm hơn khi nhìn thấy biểu tượng của hãng ở trên xe.
  • Các hãng công nghệ cũng phải thích nghi với quy định mới. Và nhà quản lý cũng phải thích nghi với môi trường mới.

3.Quản lý Uber- Grap như taxi?

Trong dự thảo Nghị định 86 mới nhất, Bộ GTVT một lần nữa đề xuất chọn phương án: Quản lý áp dụng quy định mọi xe kinh doanh vận tải theo hợp đồng dưới 9 chỗ ứng dụng hợp đồng điện tử là taxi. Nghĩa là Grab sẽ bị coi là taxi. Ông nghĩ sao về điều này?

quan-ly-uber-grab-o-mot-so-nuoc

Quản lý Uber- Grap ở một số nước

  • Thực tế tại Mỹ, nơi mô hình kinh doanh theo phương thức chia sẻ rất phát triển. Và nó cũng là cái nôi của các mô hình kinh doanh như Uber, Lyft hiện nay. Thì chính phủ Mỹ đang quản lý Uber và Lyft theo cách là gắn nhãn điện tử. Hay theo cách gọi ở Việt Nam là mào điện tử. Trên mỗi chiếc xe của tài xế chạy Uber hoặc Lyft hoặc cả hai thì đều có gắn hoặc dán một thiết bị nhận diện thương hiệu. Đó chính là logo của Uber hoặc Lyft ở trên kính trước của xe chạy dịch vụ. Tôi cho rằng Nghị định 86 mới này của Bộ GTVT có sự nghiên cứu học tập từ Mỹ và các nước Châu Âu khác khi đối mặt với vấn đề quản lý dịch vụ taxi công nghệ.
  • Tại Mỹ, ở nhiều bang tôi đã từng đi qua và sử dụng dịch vụ taxi truyền thống và dịch vụ taxi công nghệ (Uber, Lyft) thì tôi thấy rằng: Taxi truyền thống có cước phí cao hơn nhiều so với taxi công nghệ. Dịch vụ taxi công nghệ có cảm giác hiện đại, lịch sự, chuyên nghiệp, thân thiện hơn so với taxi truyền thống. Và tại các quốc gia này thì taxi truyền thống cũng liên tục đưa ra tòa các đơn kiện liên quan đến vấn đề: Mâu thuẫn giữa hai loại hình taxi truyền thống và công nghệ. Chứ không chỉ riêng gì ở Việt Nam.
  • Việc cơ quan quản lý nhà nước coi hình thức như Grab, Uber. Hoặc các doanh nghiệp tương tự tại Việt Nam là đơn vị taxi là hoàn toàn có cơ sở pháp lý. Bởi vì so với taxi truyền thống thì loại hình này cung cấp dịch vụ tương tự chỉ khác biệt về phương thức hoạt động. Hơn nữa, Mỹ và một số quốc gia phát triển khác cũng đã và đang quản lý Uber- Grap… Theo phương thức là coi những công ty này là công ty vận tải.

Theo tôi, nếu xét yếu tố công nghệ thì Grab là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ gọi xe cho người có xe và người cần xe. Nhưng nếu xét về bản chất của việc cung cấp dịch vụ, cách thức vận hành hệ thống. Thì nó lại rất giống với dịch vụ taxi. Vì thế coi Grab, Uber, Lyft là công ty công nghệ hay công ty vận tải phụ thuộc hoàn toàn vào cách nhìn và phán quyết của nhà quản lý Uber- Grap… Vì cái nào cũng có cơ sở căn cứ. Cơ quan quản lý nhà nước coi Grab chính là dịch vụ taxi thì tôi cũng hoàn toàn đồng tình vì những phân tích như trên.


Bài viết liên quan