5 Giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp

Khủng hoảng luôn đến bất ngờ nên đã trở thành mối lo ngại không hề nhỏ với các doanh nghiệp. Nên chuẩn bị các giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông luôn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.  Đặc biệt là các doanh nghiệp, thương hiệu càng lớn. Thì nguy cơ xảy ra rủi ro và bùng phát thành khủng hoảng càng cao.

Dù nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tính chất, diễn biến của sự việc cũng không giống nhau. Nhưng chúng đều có một điểm chung là gây bất lợi cho đối tượng đang bị khủng hoảng. Dù ít hay nhiều, doanh nghiệp cũng sẽ chịu tổn thất khi đi qua khủng hoảng. Vậy làm sao để xử lý khủng hoảng nhanh chóng. Giảm bớt thời gian và tổn thất khủng hoảng gây ra. Thì ngay dưới đây PA Marketing sẽ chia sẻ cùng bạn.

1.Nhận định, đánh giá vấn đề nhanh chóng.

Ngay từ những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng xuất hiện. Doanh nghiệp đã phải lập tức bắt tay vào việc tiếp cận, thu thập thông tin và đánh giá vấn đề. Tất cả cần phải được thực hiện tốc độ. Song hành với đó là tìm ra lối thoát, giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp. Để ngăn chặn khủng hoảng ngay khi nó ở dạng mầm mống. Doanh nghiệp có thể tự đặt ra các câu hỏi về vụ việc. Và tự trả lời là cách hiệu quả nhất để nhìn nhận ra vấn đề một cách trực quan.

nhanh-chong-tim-ra-nguyen-nhan-bat-nguon-len-khung-hoang

Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bắt nguồn lên khủng hoảng

  • Vấn đề đang diễn ra có gây ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng và hình ảnh doanh nghiệp không?
  • Nếu có ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng tệ nhất là gì? Có ảnh hưởng đến bộ máy cấp cao không?
  • Doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề có mức độ nghiêm trọng nằm ở khoảng nào?

2.Tốc độ phản hồi của doanh nghiệp.

Tốc độ luôn là yếu tố tiên quyết trong khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội.

phan-hoi-nhanh-tren-cac-kenh-truyen-thong-hien-co

Phản hồi nhanh trên các kênh truyền thông hiện có

  • Khi đã xác định được nguyên nhân chính gây khủng hoảng. Tiếp theo doanh nghiệp phải nhanh chóng phản hồi lại các câu hỏi, thắc mắc của khách hàng. Cùng với đó, doanh nghiệp phải lên chiến thuật để đối mặt với báo chí, dư luận.
  • Tốc độ phản hồi của doanh nghiệp quyết định rất nhiều đến sự thành bại của quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông. Sự im lặng, mất bình tĩnh, thụ động hay quá vội vàng… Tất cả đều có thể khiến khủng hoảng trở nên tệ hại hơn.

Thời điểm và thông tin phản hồi cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Nếu có thể, hãy luôn ở tâm thế sẵn sàng nhận các phàn nàn từ đối tác, khách hàng. Và cho họ câu trả lời sớm nhất có thể. Còn nếu chưa có câu trả lời, ít nhất hãy đưa ra một cái hẹn. Và cho công chúng, khách hàng biết rằng: Doanh nghiệp đang thực sự quan tâm và nghiêm túc trong vấn đề này.

3.Giữ đúng thái độ trong khủng hoảng.

Doanh nghiệp luôn phải giữ cho mình thái độ tích cực trong mọi tình huống. Đặc biệt là sự trung thực “đủ dùng” trong các giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông.

giu-thai-do-dung-trong-moi-tinh-huong

Giữ thái độ đúng trong mọi tình huống

  • Không nên che giấu, không mập mờ với truyền thông, mạng xã hội.
  • Lên tiếng trên mạng xã hội, đưa ra các thông cáo báo chí, lời xin lỗi.
  • Trình bày rõ ràng, chính xác vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Phản hồi đúng, đủ, trung thực thì dù bạn sai đi nữa. Người tiêu dùng cũng sẽ chấp nhận lỗi lầm của bạn. Khi nhận được những phản hồi phù hợp. Nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết là phương an trấn an khách hàng, dư luận. Và nhận được sự thông cảm từ đối tác, công chúng hiệu quả nhất.

4.Xây dựng quy trình, giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”- câu nói này rất đúng trong việc xử lý khủng hoảng. Cách tốt nhất khi công ty xử lý khủng hoảng truyền thông là: Tiêu diệt tận gốc, “không cho nó đẻ trứng”. Ngăn chặn ngay khi khủng hoảng mới chỉ manh nha bằng việc:

ban-bac-thong-nhat-giai-phap-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong

Bàn bạc, thống nhất giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông

  • Xây dựng đội ngũ quản trị, kiểm soát thông tin nội bộ. Để kiểm soát chặt chẽ thông tin liên quan đến thương hiệu trên các kênh truyền thông.
  • Trước mỗi chiến dịch truyền thông, hãy xem xét lại thật kỹ các sản phẩm truyền thông. Tránh các lỗi không đáng có trong hình ảnh, phát ngôn…
  • Bám sát thực tế sản phẩm, thương hiệu. Không nên quảng cáo quá lố lăng, sai thực tế về chất lượng sản phẩm, thương hiệu.

5.Không né tránh báo chí, dư luận.

khong-doi-dau-khong-phan-khang

Không đối đầu, không phản kháng

  • Đừng bao giờ đứng lên đối đầu với báo chí. Đây chưa bao giờ là giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông khôn ngoan. Vì đã là khủng hoảng thì khó có thể dập tắt được ngay lập tức. Doanh nghiệp có thể im lặng, mất m,ột thời gian dài cho sự chuẩn bị. Nhưng dư luận và phe đối lập thì không biết chờ. Sự chậm trễ, im lặng hay né tránh… Tất cả chỉ tăng thêm những trải nghiệm tích cực của khách hàng về doanh nghiệp. Hãy lên tiếng, minh bạch thông tin và đàng hoàng bày tỏ thiện chí với truyền thông.
  • Cũng đừng âm thầm giải quyết các vấn đề. Hãy đối mặt trực diện với khủng hoảng, công khai trên mạng truyền thông. Hãy để cho khách hàng thậm chí là đối thủ thấy được sự chuyên nghiệp, tận tâm. Cùng thái độ nghiêm túc của doanh nghiệp trong các bước xử lý khủng hoảng truyền thông bằng việc: Chia sẻ về vụ việc, diễn biến, sự cố gắng của bạn trong việc giải quyết vấn đề trên các kênh truyền thông.

Đỉnh cao hơn nữa trong việc đưa ra các giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ tư các chuyên gia tư vấn xử lý khủng hoảng. Kết hợp với sự chuyên nghiệp, nỗ lực của bản thân doanh nghiệp. Hãy biến khủng hoảng thành cơ hội xây dựng uy tín. Đưa doanh nghiệp trở về đúng quỹ đạo quay của mình sau khủng hoảng. Thậm chí là tạo nên bước đột phá, “ghim sâu” thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Nhờ việc dựa hơi sức mạnh đến từ truyền thông trong khủng hoảng.


Bài viết liên quan