Tác giả: Thạc sỹ Nguyễn Phan Anh
Bộ môn Quản trị Thương mại điện tử – Trường Đại học Thương Mại |
Email: phananhonline@gmail.com & SĐT 0989623888
Mô hình chuyển đổi số & ứng dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế số
1. Định nghĩa chuyển đổi số trong kinh doanh.
Trong thời gian gần đây, chúng ta thường thấy báo chí, truyền thông và các bộ ban ngành thường nhắc đến thuật ngữ “chuyển đổi số” với tần suất rất cao, đặc biệt là Bộ Thông tin Truyền thông của Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong toàn xã hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thuật ngữ “chuyển đổi số” này được sử dụng một cách thường xuyên, liên tục trên báo chí, mạng xã hội nhưng chúng ta có thể chưa thấy được rõ các định nghĩa cho thuật ngữ này.
Chuyển đổi số trong kinh doanh
Theo định nghĩa của Wikipedia:
Chuyển đổi số có nghĩa là mọi hoạt động dựa trên nền tảng “không giấy tờ” đến “các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số trong xã hội loài người”.
- Xét theo khía cạnh kinh doanh của chuyển đổi số thì cũng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các doanh nghiệp, từ doanh nghiệp đi tư vấn, đến doanh nghiệp ứng dụng, từ cơ quan chức năng thuộc chính phủ đến các đơn vị trực thuộc địa phương.
- Tất nhiên, sự bùng nổ về việc sử dụng thuật ngữ “chuyển đổi số” cho thấy đây là một phạm trù đang được quan tâm nhiều, và vấn đề nghiên cứu đang được đề cao trong giai đoạn này. Nhưng việc không hiểu đúng được định nghĩa, bản chất hay nội hàm của thuật ngữ “chuyển đổi số” cũng có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong nền kinh tế hoặc thị trường ở quy mô rộng. Và kết quả là chúng ta không áp dụng được đúng, không chính xác, không đồng đều vì vậy, các ứng dụng công nghệ đó không hoặc chưa đem lại các kết quả đáng tin cậy, không tăng hiệu suất cho nền kinh tế vĩ mô và hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp vi mô.
Theo góc độ doanh nghiệp vi mô:
Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận và đưa ra định nghĩa dưới góc độ doanh nghiệp vi mô, đó chính là nhu cầu thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn nữa của các doanh nghiệp khi họ ứng dụng “chuyển đổi số”.
- Chuyển đổi số trong kinh doanh là sự thay đổi tổ chức (bao gồm cơ cấu tổ chức, chức năng của bộ phận) thông qua việc sử dụng các công nghệ số và mô hình kinh doanh để cải thiện hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng, đáng kể dựa trên quy mô của từng bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
- Trong định nghĩa này đã đưa ra một thuật ngữ là “sự thay đổi mang tính tổ chức”, chúng ta cần hiểu thêm về định nghĩa này: Chuyển đổi số là rất cần thiết trong sự thay đổi trong kỷ nguyên số hóa đang diễn ra, và sự thay đổi khi áp dụng chiến lược chuyển đổi số là chuyển đổi mang tính tổ chức, là sự thay đổi quan trọng và căn bản nhất. Sự thay đổi mang tính tổ chức có liên quan đến toàn bộ tổ chức của doanh nghiệp hoặc của một tổ chức, nó bao gồm con người, quy trình, chiến lược, cấu trúc của tổ chức, nguyên lý cạnh tranh của doanh nghiệp, nơi mà tập trung hầu hết các mặt của cơ hội và thách thức do chuyển đổi số đem lại.
Ví dụ về mô hình chuyển đổi số.
Ví dụ như mô hình Internet kết nối vạn vật và Internet kết nối vạn dịch vụ đã và đang, tiếp tục làm thay đổi hầu hết các ngành kinh tế vĩ mô và doanh nghiệp ở quy mô vi mô ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Nếu chúng ta nắm bắt được các lợi ích và giá trị, quy luật của chuyển đổi số, chúng ta sẽ tạo ra sự thay đổi nhanh chóng, tăng năng suất lao động, tăng giá trị lao động, cải thiện quy trình hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Sự thay đổi mang tính tổ chức rất quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số, lấy một ví dụ rất rõ ràng về việc một số doanh nghiệp đã không kịp thay đổi và đã dẫn đến thất bại để minh họa cho luận điểm này. Đó là nhà sản xuất máy ảnh Kodak (Nhật) – Kodak từng là nhà sản xuất máy ảnh phim hàng đầu thế giới những năm 70s của thế kỷ trước, nhưng sau này Kodak đã thất bại hoàn toàn vì không điều chỉnh chiến lược kịp thời và không theo kịp được thị trường và khách hàng vì ngày nay người dùng sử dụng máy ảnh kỹ thuật số hoặc điện thoại di động có tính năng chụp hình thay vì là chụp ảnh và tráng phim như trước. Tương tự như trường hợp của hãng Kodak, một ví dụ khác là hãng Nokia – từng là sản xuất điện thoại di động số một thế giới, cũng bị rơi vào hoàn cảnh bị phá sản do sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường vì sản phẩm không thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của điện thoại có màn hình cảm ứng hoàn toàn và hệ điều hành đóng với hệ sinh thái mở. Trong khi đó, hãng FujiFilm (Nhật Bản) lại may mắn thay đổi kịp thời để sống sót và tồn tại. Công ty FujiFilm chuyển đổi và đầu tư vào công nghệ số, cắt giảm chi tiêu nói chung, bán bớt những tài sản máy móc xưa cũ không còn hiệu quả, nhưng lại tăng đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số, cụ thể là màn hình hiển thị LCD, thẻ nhớ số, lưu trữ số. Kết quả là công ty FujiFilm vẫn tồn tại và sống sót qua thời kỳ chuyển đổi số từ kỹ thuật tráng phim đến kỹ thuật ảnh số, phim số. Trường hợp của Kodak và sau này là Nokia có thể được coi là rơi vào giai đoạn “gián đoạn số” hoặc có thể coi là không tận dụng được sự phát triển của công nghệ số trong thời kỳ chuyển đổi số bằng những công nghệ khác nhau dẫn tới hậu quả là thua lỗ, phá sản, đánh mất vị trí dẫn đầu thị trường của mình. Chúng ta đều biết rằng, trong thời kỳ phát triển của công nghệ và Internet 4.0, doanh nghiệp và tổ chức có thể đang phải đối mặt với hàng nghìn, hàng vạn mối đe dọa và cạnh tranh nho nhỏ, lẻ tẻ hơn là sự hủy diệt mang tính toàn cầu về công nghệ kỹ thuật số. Do đó, doanh nghiệp có thể áp dụng mức độ chuyển đổi theo cách là thể tăng dần và tích lũy, chẳng hạn như thuê những nhân sự mới am hiểu kỹ thuật số và đào tạo lại những nhân viên hiện có về kỹ thuật số hoặc công nghệ số, thêm các dịch vụ kỹ thuật số vào các sản phẩm hiện có, số hóa các quy trình và sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh giản và số hóa nhiều hơn nữa, nhiều nhất có thể.
Mặt khác, chúng ta cũng cần hiểu rằng
Chuyển đổi số không có nghĩa là thay thế phủ định một cách sạch trơn và triệt để (theo quan điểm triết học) về những công nghệ cũ, doanh nghiệp hoặc tổ chức vẫn cần giữ lại những công nghệ phù hợp, giá trị văn hóa và tinh thần phù hợp. Doanh nghiệp, tổ chức cần thay đổi một cách logic, hợp lý, mạnh mẽ và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Nhưng chắc chắn rằng, doanh nghiệp hoặc tổ chức phải hành động ngay và hành động đúng, việc thiếu hành động hoặc các hoạt động không đúng, không hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ về sự tụt hậu hay còn gọi là rơi vào trạng thái gián đoạn kỹ thuật số. Chúng ta có thể thừa nhận rằng, sự thay đổi mang tính tổ chức đòi hỏi sự nhận thức ở bậc cao về nhu cầu của sự chuyển đổi, sự hiểu biết về những việc phải được chuyển đổi và lộ trình chuyển đổi số, những công việc cụ thể cần phải làm. Muốn chuyển đổi số thành công được, chúng ta cần phải có sự nhanh nhạy và đo lường sự thay đổi của đối thủ, học hỏi trước những công nghệ có khả năng ứng dụng dài hạn trong tương lai.
2. Chuyển đổi số và Mô hình chuyển đổi số trong kinh doanh.
Chuyển đổi kinh doanh theo hướng kỹ thuật số là khi mọi hoạt động kinh doanh đều được xây dựng dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Điều này cho thấy chúng ta cần tập trung vào công nghệ kỹ thuật số nhằm tạo động lực cho các sự chuyển đổi khác như chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế cũng phải chuyển đổi theo hướng “số hóa” hoặc “lên mây”. Các mô hình công nghệ và mô hình kinh doanh cần phải làm nền tảng cho sự phát triển trong quá trình chuyển đổi số, đòi hỏi sự linh hoạt chứ không được cố định một cách cứng nhắc. Chúng ta thay đổi theo thời gian và ở một mức độ nào đó, hoặc thay đổi theo từng ngành nghề và khu vực kinh tế chứ không thể thay đổi trên diện rộng ngay lập tức được, vì điều kiện về nguồn lực không cho phép.
Chiến lược chuyển đổi số
Một số công nghệ chuyển đổi số quan trọng trong kinh doanh hiện nay.
Thực tế hiện nay có một số công nghệ quan trọng và đáng kể nhất đối với chuyển đổi số trong kinh doanh có thể kể đến như:
- Các công cụ phân tích và các ứng dụng, bao gồm cả phân tích dữ liệu lớn
- Các công cụ di động và ứng dụng di động
- Các nền tảng được xây dựng dựa trên các nền tảng gốc có thể chia sẻ, ví dụ như đám mây, chợ ứn dụng
- Các công cụ mạng xã hội và ứng dụng marketing online
- Internet kết nối vạn vật và vạn dịch vụ, bao gồm cả các thiết bị thông minh.
- Công nghệ “sản xuất bồi đắp” và in 3D là một ví dụ v.v…
Ảnh hường của công nghệ chuyển đổi số.
Cách thức tổ chức và ngành công nghiệp đang chuyển đổi.
Các công nghệ kỹ thuật số này, có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức tổ chức và ngành công nghiệp đang chuyển đổi, thường là kết quả của những mô hình kinh doanh dựa trên những công nghệ mới. Có thể lấy ngành dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ra làm ví dụ, truyền thông mạng xã hội và các ứng dụng y tế đã làm tăng khả năng lưu trữ thông tin giữa bệnh nhân với cơ sở y tế, làm giảm sự sai sót thông tin giữa bệnh nhân với các nhân viên y tế. Điều này làm cho việc chẩn đoán, khám bệnh và chữa bệnh trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Thậm chí, công nghệ cho phép bác sỹ hội chẩn y khoa từ xa, thăm khám từ xa, sau đó dùng máy in 3D để in các phần còn thiếu sót, sai sót trong cơ thể, dùng các siêu rô bốt hoặc các thiết bị siêu nhỏ để thực hiện các hoạt động y tế cứu chữa cho người bệnh. Hoặc dữ liệu lớn sẽ cho biết khu vực nào có bệnh dịch tiếp theo và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Cải thiện hiệu suất trong nhiều lĩnh vực.
Sự thay đổi mang tính tổ chức khi kết hợp với công nghệ số có khả năng cải thiện hiệu suất trong nhiều lĩnh vực. Cụ thể, doanh nghiệp có thể đạt được việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các lĩnh vực như sau: tăng doanh thu, giảm chi phí, đổi mới nhanh hơn, thành công hơn trong việc sáng tạo, hiệu quả hơn trong việc thu thập và học hỏi các kinh nghiệm, chia sẻ và sử dụng, tăng cường sự tham gia của khách hàng và dịch vụ khách hàng, và cuối cùng là chống lại sự gián đoạn kỹ thuật số. Những cải tiến về mặt hiệu suất này có thể được định lượng vì các chỉ số có thể đo lường được và được báo cáo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ về sự gia tăng hiệu quả và nâng cao hiệu suất khi kết hợp với chuyển đổi số đó là hãng Target – một nhà bán lẻ lớn của Mỹ đã áp dụng công nghệ theo dõi và phán đoán hành vi của khách hàng mua hàng trực tuyến thông qua công thức và hành vi mua hàng kết hợp với phân tích dữ liệu lớn. Từ đó hãng có thể đưa ra được gợi ý mua hàng chính xác theo mong muốn và suy nghĩ của khách hàng. Công thức này và dữ liệu lớn của hãng cho phép các phần mềm bán hàng có thể đọc được được suy nghĩ của khách hàng, từ đó doanh số bán hàng của hãng cũng gia tăng.
3.Quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh.
Chuyển đổi số trong kinh doanh không phải là một trạng thái đứng im mà nó là một quá trình, và quá trình này được định hướng bởi ba câu hỏi dưới đây:
- Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?
- Chuyển đổi số là làm gì?
- Làm thế nào để chuyển đổi số thành công?
Quá trình chuyển đổi kinh doanh kỹ thuật số cần được thực hiện bài bản
3.1. Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?
Câu hỏi tại sao phải chuyển đổi số chính là bước đầu của một quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp, tổ chức. Chúng ta đều biết rằng, chuyển đổi số là một quá trình khó khăn và thử thách, các doanh nghiệp và tổ chức cần phải nhận thức một cách rõ ràng và phải đáp ứng kịp thời một cách tốt nhất quá trình thay đổi này. Và các doanh nghiệp, tổ chức khác nhau sẽ có những thách thức khác nhau, nhưng các nguy cơ và thách thức xảy đến nhiều hơn với ngành bán lẻ, ngành dịch vụ và ngành truyền thông, nghành công nghệ hơn vì những ngành này gần nhất với khái niệm “kỹ thuật số”.
Hành vi khách hàng thay đổi rất nhanh.
Ví dụ như người tiêu dùng ngày nay thường tìm kiếm và tra cứu thông tin một cách rất cẩn thận và đa dạng trước khi ra quyết định mua hàng. Họ tìm kiếm và so sánh giá cả, chất lượng, khuyến mại, và các ý kiến của khách hàng đã sử dụng sản phẩm, từ đó tối ưu hóa lợi ích cho chính họ. Khách hàng sử dụng điện thoại di động, tìm kiếm trên mạng Internet không dây hoặc 4G, 5G và ra quyết định mua cũng bằng chiếc điện thoại hoặc máy tính của mình. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc chúng ta phải thực hiện chuyển đổi số sớm vì hành vi của khách hàng hiện nay thay đổi rất nhanh.
Động lực để thay đổi và bước vào giao đoạn chuyển đổi số.
Động lực để phải thay đổi và bước vào giai đoạn chuyển đổi số cũng có thể đến từ các hãng dẫn đầu thị trường và các đối thủ cạnh tranh mới với các dịch vụ ngày càng nâng cao, mô hình kinh doanh mới, giá tốt hơn, thời gian và chi phí thấp hơn, khách hàng hài lòng hơn. Có thể kể đến những công ty như Google, Microsoft, Amazon hay Apple đang dẫn đầu thị trường những sản phẩm phần cứng hoặc dịch vụ phần mềm với hệ sinh thái dịch vụ đa dạng và tự chủ của mình, họ đã làm chủ cuộc chơi trong quá trình chuyển đổi số. Nếu chúng ta không nhìn theo họ, học hỏi và làm theo họ thì chúng ta sẽ bị tụt hậu rất sâu và rất lâu ở phía sau của quá trình chuyển đổi này. Bản thân những hãng này cũng có thể bị tụt hậu nếu bị xẩy chân ở những thương vụ đầu tư sai hoặc chuyển đổi không kịp trong quá trình cạnh tranh với thị trường.
Áp lực về sự đổi mới công nghệ.
Một áp lực khác cũng là động lực cho sự thay đổi có thể đến từ những công nghệ mới và tiên tiến, những công nghệ mới nổi hoặc công nghệ của tương lai cho phép những doanh nghiệp sở hữu công nghệ đó có thể tạo ra được những đột phá và độc quyền khai thác các yếu tố này trong thời gian dài, tạo lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Rõ ràng và dễ hiểu, những công nghệ mới này có thể cung cấp thêm các điểm khác biệt cạnh tranh nếu được áp dụng trước, hoặc được nội địa hóa và tích hợp theo những cách mới. Ví dụ như hãng bán lẻ Amazon.com là gã khổng lồ số một nước Mỹ trong thị trường bán lẻ trực tuyến lại mở rộng ảnh hưởng bằng cách tạo ra các điểm bán truyền thống (mua lại chuỗi Whole Foods, mở chuỗi bán lẻ Amazon Go với nhiều công nghệ bán hàng điện tử rất mới tại cửa hàng vật lý và không sử dụng người bán), trong khi đó hoạt động bán lẻ trực tuyến của Amazon.com lại kết hợp với các giải pháp giao hàng mới như giao hàng bằng máy bay không người lái, giao hàng bằng xe tải không người lái, giao hàng tại các điểm nhận hàng là tủ thông minh… Một ví dụ khác để làm rõ vấn đề này hơn, hãng Microsot đã dần dịch chuyển và thay đổi các dịch vụ là các phần mềm cài đặt trên máy tính hoặc thiết bị di động phải cài đặt trở thành các dịch vụ trực tuyến (không cần cài đặt), thay vì người dùng trả phí mua phần mềm trọn đời thì nay sẽ trả phí theo dạng “thuê bao hàng tháng” và hướng tới các thiết bị di động sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến của hãng. Điều này đã làm tăng doanh thu của hãng lên rất nhiều so với trước đây và khách hàng lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây rất thuận tiện.
3.2.Chuyển đổi số là chuyển đổi điều gì?
Quá trình chuyển đổi số sẽ diễn ra trong nhiều giai đoạn và biến đổi nhiều thứ. Vậy những thứ sẽ biến đổi là thứ gì và phải ưu tiên theo thứ tự. Cụ thể chuyển đổi số bao gồm việc chuyển đổi các yếu tố sau:
- Chuyển đổi mô hình kinh doanh: Trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp, tổ chức kiếm tiền bằng cách nào?
- Cấu trúc của doanh nghiệp, tổ chức: Doanh nghiệp và tổ chức được tổ chức sắp xếp như thế nào?
- Con người hay nhân sự của doanh nghiệp và tổ chức: Những ai, số lượng là bao nhiêu, cần những trình độ và kỹ năng gì, sắp xếp công việc cho nhân sự, ứng dụng những công nghệ gì cho nhân sự…?
- Quy trình hóa và số hóa quy trình: trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ tạo ra những quy trình gì mới, và làm sao để số hóa được quy trình đó?
- Năng lực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin: làm sao doanh nghiệp có thể kiểm soát thông tin, học tập và ứng dụng công nghệ mới (ví dụ như dữ liệu lớn, trí tuệ thông minh nhân tạo, in 3D…) vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình?
- Chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ: trả lời cho câu hỏi, doanh nghiệp hoặc cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh thì bán sản phẩm gì, dịch vụ gì cho thị trường? Sản phẩm và dịch vụ đó có yếu tố số hóa và chuyển đổi như thế nào? Ví dụ từ máy ảnh phim lên máy ảnh số, từ máy ảnh số lên điện thoại di động có chức năng chụp hình?
- Mô hình tương tác với truyền thông xã hội: trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp hoặc tổ chức sẽ tương tác với khách hàng hiện tại, khách hàng mục tiêu, cổ đông, báo chí và những người quan tâm khác như thế nào, bằng kênh nào…?
Chuyển đổi kinh doanh số hoặc “chết”
Bằng cách trả lời các câu hỏi theo lộ trình trên, quá trình chuyển đổi số sẽ đi theo đúng hướng, đúng người, đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm.
Danh mục | Định hướng chiến lược cho chuyển đổi số |
Mô hình kinh doanh | Cách mà doanh nghiệp, người bán hàng đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với thị trường là như thế nào?
Mối quan hệ giữa khả năng ứng dụng thương mại với công nghệ của doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử trên nền web hay thương mại di động và tương lai là các siêu ứng dụng? Doanh thu và lợi nhuận chính của doanh nghiệp đến từ đâu? Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp là ai, ở đâu, phân khúc nào? Chiến lược khác biệt hóa của doanh nghiệp so với đối thủ là gì? (Ví dụ như sản phẩm giá rẻ, dùng thử trọn đời, giá bán theo lượt tải, miễn phí từng phần, hỗ trợ toàn cầu…)? Tương lai của mô hình này có thể kéo dài trong bao lâu theo dự kiến? |
Cấu trúc của doanh nghiệp | Cấu trúc của doanh nghiệp sẽ theo mô hình nào?
Cân bằng giữa chiến lược địa phương hóa và chiến lược toàn cầu hóa bằng cách nào? Điều gì làm ổn định và liên tục phát triển trong tổ chức xét về chiến lược dài hạn? Những bộ phận nào trong doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc và đưa yếu tố công nghệ và kỹ thuật số vào? |
Con người – nhân sự | Cải tổ nhân sự theo hướng tinh gọn, đơn giản như thế nào? Nhờ áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì doanh nghiệp tiết kiệm được bao nhiêu nhân sự (về số lượng) và tiết kiệm được bao nhiêu chi phí nhân sự?
Chiến lược chuyển đổi số có ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo hay không? Lãnh đạo cần có những tư duy và kỹ năng gì để ra quyết định trong trường hợp chuyển đổi số? Doanh nghiệp của bạn phải tuyển dụng, đào tạo, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm gì cho nhân sự trong toàn bộ hệ thống? Làm sao để tuyển dụng được những người phù hợp với văn hóa doanh nghiệp nhưng lại phải vừa vặn với chiến lược “chuyển đổi số” đang diễn ra trong doanh nghiệp. |
Số hóa quy trình | Doanh nghiệp sẽ phát triển bao nhiêu quy trình mới, loại bỏ bao nhiêu quy trình cũ, là những quy trình nào?
Doanh nghiệp hướng tới những quy trình mang tính tự động và hoàn toàn số hóa hoặc số hóa một phần? Ví dụ như lấy hàng tự động bằng robot, phân loại hàng hóa tự động, giao hàng bằng máy bay không người lái tự động? Quy trình số hóa có giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, và tăng hiệu quả hay không? Bạn có sẵn sàng thay đổi cách thức cũ để đổi mới hay không? |
Năng lực thích ứng công nghệ thông tin | Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin của doanh nghiệp đã có những gì rồi? Còn thiếu những gì để đủ năng lực chuyển đổi: hệ thống lõi, mạng lưới, dữ liệu, phần mềm phân tích dữ liệu?
Doanh nghiệp có đầu tư tiền bạc và nhân sự vào website, phiên bản di động cho website, ứng dụng cho di động, truyền thông xã hội trên mạng xã hội, nội dung số, các bộ phần mềm lớn dành cho doanh nghiệp và khách hàng…? Doanh nghiệp quản trị mối quan hệ khách hàng và phân tích hành vi khách hàng bằng công nghệ gì? Có hiệu quả hay không? Giá trị của dữ liệu về khách hàng được đánh giá, bảo quản và khai thác như thế nào? Doanh nghiệp có chiến lược về công nghệ thông tin hay không? Có đơn vị tư vấn hay tự phát triển? Có nhân sự đáp ứng phù hợp hay không?
|
Sản phẩm và dịch vụ | Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đã biến đổi như thế nào? Từ sản phẩm thông thường sang sản phẩm kỹ thuật số? Từ dịch vụ chân tay đến dịch vụ kỹ thuật số? Chất lượng của sản phẩm có thay đổi nhiều không? Giá thành của sản phẩm, dịch vụ có thay đổi không? Ví dụ như giáo dục từ phương pháp giảng dạy trực tiếp giờ đã có những sản phẩm dạng video đóng gói, phần mềm, ứng dụng, nền tảng đào tạo trực tuyến. |
Mô hình tương tác kỹ thuật số | Doanh nghiệp quan hệ với khách hàng theo cách nào?
Doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng công cụ, ứng dụng phần mềm gì? Doanh nghiệp duy trì bao nhiêu loại điểm tiếp xúc với khách hàng ví dụ như website, thiết bị di động, ứng dụng cho điện thoại, mạng xã hội, email, các loại khác? Tần suất tương tác với khách hàng là bao nhiêu? Mức độ trung thành của khách hàng như thế nào? Giá trị trọn đời cho mỗi khách hàng là bao nhiêu tiền? |
Tình huống nghiên cứu:
Quá trình chuyển đổi số của hãng thời trang danh tiếng nước Anh Burberry từ năm 2005 đến năm 2016. Vào năm 2005, hãng thời trang danh tiếng Burberry phải đối mặt với rất nhiều thử thách, bao gồm chi phí tăng cao, sự phân mảnh về thị trường tiêu dùng thời trang xa xỉ và quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ suy giảm, sản phẩm tồn kho cao, giá bán sản phẩm trên toàn cầu không thống nhất (do định giá khác nhau giữa các thị trường)… Nhưng vấn đề lớn nhất của thương hiệu Burberry lại vấn đề ổn định về hình ảnh thương hiệu, vì đối với thời trang cao cấp thì hình ảnh thương hiệu rất quan trọng. Hãng có nguy cơ đánh mất hình ảnh thương hiệu thời trang cao cấp và phong cách lịch thiệp của hãng, thay vào đó là cảm nhận “rẻ tiền hơn, bình dân hơn”. Sau nhiều năm suy giảm doanh thu, thì CEO điều hành mới của hãng Burberry đã xây dựng tầm nhìn dài hạn về sự chuyển đổi số trong công ty. CEO của Burberry đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số dựa trên các yếu tố của mô hình này. Cụ thể, hãng chuyển đổi mô hình kinh doanh bằng cách lựa chọn khách hàng trẻ tại khu vực châu Á và các thị trường mới nổi. Để đáp ứng được sự chuyển đổi này, công ty cần phải thấu hiểu các khách hàng mới bằng nhiều phương thức khác nhau, và trong đó, Burberry tập trung vào các mạng xã hội phổ biến nhất tại Châu Á và từng thị trường khác nhau.
Dưới đây là sự chuyển đổi số của hãng Burberry từ năm 2005 đến 2016:
Mô hình kinh doanh:
- Tập trung vào thế hệ Y tại thị trường Châu Á.
- Bán hàng bằng thương mại điện ử, giao tiếp bằng mạng xã hội và đa kênh marketing trực tuyến
Cấu trúc doanh nghiệp
- Tập trung vào thị trường mục tiêu và phát triển thương hiệu & công nghệ thay vì dựa vào các điểm bán truyền thống trước đây
Nhân sự
- Sa thải rất nhiều nhân sự cũ những người không có khả năng chuyển đổi số. Thuê mới, tuyển dụng các nhân viên trẻ và có am hiểu về internet, công nghệ và sự sáng tạo
Quy trình
- Tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu.
- Tập trung vào nền tảng di động, ưu tiên mọi nguồn lực và sự sáng tạo hướng tới các thiết bị di động.
Ứng dụng công nghệ thông tin
- Sử dụng phần mềm CRM toàn cầu.
- Ứng dụng phần cứng là iPad, iPhone cho nhân viên bán hàng, kết hợp với các mô hình 3D trực tuyến, đặt mua trực tuyến, chính sách đổi trả bảo hành trực tuyến
Chiến lược sản phẩm và dịch vụ
- Sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, tùy biến và hỗ trợ khách hàng theo yêu cầu cá nhân hóa.
- Duy trì hình ảnh cao cấp và sang trong của thương hiệu thay vì đa dạng hóa sản phẩm quá rộng và kiểm soát chất lượng sản phẩm không tốtnh sang trọng và cao cấp của thư
Tương tác với khách hàng.
- Thiết kế lại các cửa hàng truyền thống sao cho sang trọng và hiện đại với tập khách hàng mục tiêu; thường xuyên thay đổi chủ đề trang trí cửa hàng; tổ chức các buổi giới thiệu bộ sưu tập online.
- Tập trung mạnh vào các công cụ mạng xã hội phổ biến như Youtube, Facebook, Twitter…
Nguồn: tham khảo từ Harvard Business https://digital.hbs.edu/platform-rctom/submission/burberrys-digital-transformation/
Với kết quả này, Burberry London xếp hạng top 10 thương hiệu xa xỉ được yêu thích nhất, doanh thu tăng đáng kể và giá trị cổ phiếu cũng tăng lên mức khoảng 10 lần so với năm 2002.
4. Làm thế nào để chuyển đổi số thành công?
Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần hội tụ đủ ba yếu tố: Gồm sự nhận thức mạnh mẽ về chuyển đổi số, kết hợp với khả năng ra quyết định mang tính chiến lược và khả năng áp dụng nhanh chóng.
Chuyển đổi số thành công
Sự nhận thức:
- Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức thì sự nhận thức là khả năng tổ chức đó có thể hoặc có khả năng nhìn nhận tương lai, đoán được tương lai hoặc đi theo xu hướng của tương lai vì rủi ro bị công nghệ bỏ lại phía sau là rất cao trong bối cảnh Internet và công nghệ bùng nổ như hiện nay.
- Một ví dụ về sự thay đổi chậm chạp đã giết chết mô hình kinh doanh của hãng Blockbuster – một hệ thống cho thuê phim, hãng này bị phá sản vì không kịp chuyển đổi số, khi mà hiện nay việc tìm thấy một máy tính có đầu đọc đĩa DVD cũng là điều khó khăn. Hay là khách hàng không còn xem phim nữa? Không phải vậy, khách hàng xem phim nhiều hơn, xem mọi lúc, mọi nơi, nhưng họ xem trên máy tính, tivi thông minh và ứng dụng trên điện thoại di động của họ với dịch vụ cho thuê phim trực tuyến. Chỉ cần một tài khoản là bạn có thể đăng nhập xem bất kỳ bộ phim nào với rất nhiều nền tảng và thiết bị xem phim khác nhau.
Khả năng ra quyết định chiến lược:
- Các quyết định chiến lược đều mang tính rủi ro, quyết định đúng thì thành công, mà quyết định sai thì thất bại hoặc bị phá sản. Các quyết định của ban lãnh đạo ngày nay không chỉ phụ thuộc vào cảm tính, sự sáng tạo và óc quyết đoán, mà còn phải dựa trên rất nhiều dữ liệu thống kê và số liệu phân tích, các bản báo cáo chỉ ra các xu hướng ngắn hạn, xu hướng dài hạn.
- Để đưa ra được các quyết định thành công, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình nội bộ, các công nghệ cho phép làm việc từ xa, thời gian trả lời các câu hỏi của nhân sự, khách hàng, xử lý các biến đổi trong quá trình kinh doanh như thế nào.
Khả năng ứng dụng:
- Khả năng ứng dụng nhanh chóng thể hiện việc, khi doanh nghiệp ra quyết định sử dụng một hệ thống công nghệ nào đó từ phần cứng đến phần mềm, hoặc sử dụng một mô hình mới sau quá trình thuê tư vấn, thì doanh nghiệp và đội ngũ của doanh nghiệp cần phải áp dụng được, ứng dụng được và nâng cao hiệu quả. Cụ thể sẽ phụ thuộc vào tốc độ ứng dụng và khả năng thực hiện. Có thể với những hệ thống lớn, quá trình học hỏi mất khoảng 1 năm, nhưng quá trình thực hiện và ứng dụng thành công có thể mất 2-3 năm.
- Quá trình này sẽ diễn ra theo cách: Thực hiện, thất bại, điều chỉnh, thực hiện lại, thử lại và dần dần trở nên tốt hơn. Thực tế, kể cả những hãng rất thành công trong quá trình chuyển đổi số hoặc những hãng đó trở thành biểu tượng cho những doanh nghiệp khác học hỏi thì vẫn có thể thất bại. Hãng Microsoft đã không thành công với sản phẩm phần cứng điện thoại di động dù đã mua lại Nokia và hệ điều hành cho thiết bị di động. Hãng công nghệ Google vẫn thất bại với chính mạng xã hội Google Wave, thất bại đến hai lần, dù họ đã cố gắng cho ra mắt mạng xã hội mới là Google Plus.
5. Kết luận.
- Chuyển đổi số trong kinh doanh là làm kinh doanh thì phải chuyển đổi, mà phải chuyển đổi theo hướng kỹ thuật số, tóm lại là tất cả về sự thay đổi. Doanh nghiệp, tổ chức và cả những người khởi nghiệp kinh doanh cũng cần phải chuẩn bị cho sự thay đổi sẽ diễn ra liên tục và vô cùng khắc nghiệt này. Chuyển đổi có thể vẫn không thành công nếu chuyển đổi sai cách nhưng nếu không chuyển đổi thì chắc chắn thất bại.
- Thực tế hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam cũng có không ít các doanh nghiệp đánh giá không đúng tầm quan trọng của chuyển đổi số nên bị rơi vào giai đoạn gián đoạn số (tức là không chịu chuyển đổi) và có nguy cơ bị tụt hậu và phá sản rất lớn, đặc biệt là những công ty hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông kỹ thuật số, giải trí, bán lẻ và bán lẻ mô hình mới.
Hiểu được yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh thì mới áp dụng thành công các yếu tố của quá trình chuyển đổi. Tất nhiên, trong khi áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh thì cũng không thể áp dụng đúng cho tất cả các doanh nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau, năng lực và kinh nghiệm khác nhau, khả năng tài chính khác nhau. Mô hình mà tác giả giới thiệu trong bài nghiên cứu này với mong muốn hướng dẫn cơ bản cho các doanh nghiệp và tổ chức có thể đi đúng hướng trong quá trình chuyển đổi số và sớm chuyển đổi số thành công.
Dù bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc kinh doanh truyền thống và online. Có nhu cầu gì cho việc học tập, tư vấn…. Thì đều có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất theo địa chỉ:
CÔNG TY TNHH PA MAKRETING
Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.
Hotline: 0917781399; Email: cskh.pamarketing@gmail.com
Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn
Website: pamarketing.vn Youtube: www.youtube.com/pamarketing
Bài viết liên quan
“XÂY KÊNH & KIẾM TIỀN TỪ AFFLIATE VỚI TIKTOK, YOUTUBE VÀ FACEBOOK”
Khóa học kiếm tiền từ Affliate (Tiếp thị liên kết) trên Tiktok, Youtube, Facebook, Temu, [...]
Th10
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 ( Phần 4)
Với sự phát triển không ngừng của trí tuệ nhân tạo, việc lựa chọn và [...]
Th10
Đừng bỏ lỡ cơ hội làm giàu! Với sự hỗ trợ của chuyên gia Phan [...]
Th10
Giải pháp nhập hàng hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ trên 1688: Hướng dẫn từ Phan Anh
Cùng chuyên gia Phan Anh và nền tảng 1688, nhập hàng từ Trung Quốc giờ [...]
Th10
Importing 1688 goods is no longer a challenge: Instructions from Phan Anh
With the cooperation of Phan Anh expert and the 1688 platform, you can easily import [...]
Th10
Cơ hội nhập hàng giá rẻ từ 1688: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia Phan Anh
Với sự hợp tác của chuyên gia Phan Anh và nền tảng 1688, bạn hoàn [...]
Th10
Bắt đầu hành trình kinh doanh từ 1688: Cách nhập hàng từ Trung Quốc với giá cạnh tranh
Bắt đầu hành trình nhập hàng 1688 của bạn với các bước đơn giản tạo [...]
Th10
Nhập hàng 1688 không còn là thách thức: Hướng dẫn từ Phan Anh
Bạn đang loay hoay với ý định nhập hàng Trung Quốc về kinh doanh. Nhưng [...]
Th10
Hướng dẫn chi tiết nhập hàng từ 1688: Tận dụng lợi thế từ chuyên gia Phan Anh
Tự tin nhập hàng trực tiếp từ Trung Quốc mà không qua trung gian, tiếp [...]
Th10
Hướng dẫn nhập hàng 1688: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp nhỏ mở rộng nguồn hàng Trung Quốc
Cơ hội để bạn tự mình nhập hàng trực tiếp từ 1688, không cần qua [...]
Th10
Mở rộng kinh doanh với 1688: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia Phan Anh
Đang loay hoay không biết làm sao để tải, mua hàng và thanh toán trên [...]
Th10
Hướng dẫn nhập hàng 1688: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp nhỏ mở rộng nguồn hàng Trung Quốc
Muốn mua hàng trên 1688 nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Thầy Phan Anh [...]
Th10
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 (Phần 3)
Bạn là người bận rộn và muốn tối ưu hóa thời gian làm việc? Chúng [...]
Th9
50 công cụ AI tốt nhất – 2024 (phần 2)
Khám phá các công cụ AI giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc và [...]
Th9
50 Công vụ AI tốt nhất – 2024 (Phần 1)
50 Công vụ AI tốt nhất – 2024 Bạn có tò mò về tương lai [...]
Th9