Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix

Không chỉ dẫn đầu công cuộc cách mạng nền công nghiệp giải trí, Netflix còn đi tiên phong trong việc sáng tạo cách tiếp thị nội dung mới mẻ và độc đáo cho mỗi chương trình của mình. Hãy cùng PA Marketing tìm hiểu về chiến lược Marketing số của thương hiệu Netflix nhé.

Bí quyết thành công của Netflix

Khởi đầu từ một công ty cho thuê đĩa DVD, giờ đây Netflix đã trở thành một trong những trang web về streaming phổ biến hàng đầu thế giới, thống trị internet và tấn công ngành công nghiệp giải trí như một cơn bão. (Thuật ngữ streaming chỉ việc dữ liệu được nén và truyền liên tục, người dùng web không phải chờ tải tập tin về mà có thể xem ngay).

Đến thời điểm hiện tại, nhà cung cấp toàn cầu về phim và chương trình truyền hình streaming này đang sở hữu đến 81 triệu thuê bao từ 190 quốc gia. Gần đây, Netflix đẩy mạnh tấn công vào thị trường châu Á với loạt chương trình dành riêng cho khán giả khu vực này. Điển hình là chương trình sắp ra mắt tại Ấn Độ dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Sacred Games của Vikram Chandra.

Netflix có khả năng sớm trở thành cái tên phổ biến trong từng hộ gia đình trên toàn châu Á với số thuê bao ước tính khoảng 9 triệu vào năm 2020 (theo báo cáo của Media Partners). Bí quyết của họ là đây:

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix – Dám khác biệt

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix dam khac biet

Trong một buổi phỏng vấn hồi cuối tháng Tư với Hollywood Reporter, ông Ted Sarandos – Giám đốc nội dung của Netflix đã chia sẻ: “Với các nguyên tắc cơ bản của truyền hình, tôi có một sự tôn trọng sâu sắc, thậm chí với cả những gì thuộc về truyền thống, nhưng sùng bái thì không”.

Thái độ mạnh dạn thách thức những quy ước cũ này được phản ánh nhiều trong mô hình truyền tải nội dung của Netflix. Trong một cuộc khảo sát năm 2013 tại 16 thị trường, Netflix nhận thấy có đến 73% người xem trực tuyến thích xem một chương trình hàng giờ liên tục (binge-watch) và hầu như không say mê ngay từ tập đầu tiên. Trong khi các trang web streaming khác chỉ ra từng tập một mỗi tuần, thì Netflix quyết định phá vỡ quy chuẩn đó bằng cách phát sóng toàn bộ chương trình một lúc.

Ted Sarandos (phải) – Giám đốc nội dung và CEO Reed Hastings củaNetflix

Bằng cách làm đó, Netflix cho phép người xem hoàn toàn kiểm soát cách xem cũng như thời gian thưởng thức các chương trình mà họ mong muốn. Thậm chí, điều này còn khiến Netflix trở nên linh hoạt và đổi mới hơn trong cách phát sóng.

Ông Sarandos nhấn mạnh: “Nếu viết về nó thì đầu tiên hãy coi nó là một bộ phim dài 13 giờ. Chúng ta không cần tóm tắt. Chúng ta cũng không cần mấy tình tiết hồi hộp cuối mỗi tập. Bạn có thể viết hoàn toàn khác đi bởi tập tiếp theo sẽ được chiếu ngay lập tức”.

Sáng tạo mang lại giá trị

Ngoài việc khác biệt, Netflix còn tự hào về sự độc nhất vô nhị. TừLilyhammer – sê-ri đầu tiên của riêng mình cho đến loạt phim mới nhất -Jessica Jones, Netflix đã tạo ra hàng nghìn thước phim nguyên bản và chuẩn bị tung ra thêm 600 giờ phim như thế nữa trong năm nay.

Thay vì xào nấu lại các nội dung cũ, Netflix sáng tạo nội dung hoàn toàn mới và theo hướng độc quyền. Chính điều này đã khiến Hãng trở nên khác biệt trong hàng tá các trang web về video streaming. Bạn không thể xem sê-ri Orange Is The New Back hoặc Daredevil trên bất cứ trang nào khác ngoài Netflix.

Loạt phim đầu tiên được phát sóng rộng rãi do Netflix sản xuất làHouse of Cards. Và nó đã thành công đến mức trở thành biểu tượng tiên phong cho một mô hình phân phối nội dung mới, mở đường cho chiến lược kinh doanh của hãng và thiết lập phong cách sản xuất những chương trình tiếp theo.

Nội dung là vua

Với nỗ lực cải thiện hệ thống giới thiệu phim, được gọi là Cinematch của mình, Netflix ra mắt Netflix Prize vào năm 2009. Đây là cuộc thi mở rộng nhằm tìm ra thuật toán lọc tốt nhất, dựa theo xu hướng xem yêu thích của khán giả mà dự đoán xếp hạng của người dùng. Giải thưởng cho người thắng cuộc là 1 triệu đô la. Kiến thức chính là sức mạnh, và cùng với nó, Netflix có thể tùy chỉnh và giới thiệu nội dung đến khán giả một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, những câu chuyện mới là điều thật sự chiếm được cảm tình của khán giả, chứ không phải số liệu. Ngoài lượt xem và xếp hạng, nội dung chính là vua. Netflix luôn chú trọng điều này và tiếp tục ưu tiên chất lượng nội dung hơn là số lượng.

Xem thêm: Nghiên cứu thương hiệu và Chiến lược marketing số (Phần 1)

Tập trung vào cá nhân, coi khán giả là bạn

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix tap trung vao khac gia

Từ chiến lược kinh doanh và mô hình định giá đến việc truyền tải và sáng tạo chiến lược tiếp thị nội dung, chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix luôn tập trung vào các cá nhân. Netflix nâng sự cá nhân hóa lên một bước mới khi tạo ra đến 10 đoạn phim quảng cáo khác nhau cho sê-ri House of Cards. Mỗi quảng cáo là một trọng tâm riêng. Cái thì đề cao các nhân vật nữ, cái thì đi sâu vào chính trị. Tùy vào sở thích và lịch sử theo dõi chương trình, mỗi khi một người xem nào đó truy cập vào trang web của Netflix thì lại xuất hiện một đoạn quảng cáo khác nhau.

Điều đó cho thấy, cốt lõi trong thành công của Netflix là sự cởi mở và cam kết lắng nghe khán giả. Netflix ưu tiên xây dựng mối quan hệ lâu dài với người xem, biết chính xác cần kể câu chuyện nào, vào khi nào và với ai.

Qua khảo sát, Netflix biết được khán giả mong muốn điều gì và đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ, hãng cho phép một tài khoản bao gồm đến năm hồ sơ cá nhân. Nhưng cho dù có dùng chung tài khoản, thì chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của bạn cũng sẽ không bị lẫn lộn do chương trình đã được cá nhân hóa. Điều này đặc biệt quan trọng, vì 2/3 người sử dụng Netflix dùng chung tài khoản.

Netflix cá nhân hóa chương trình yêu thích hoặc lịch sử xem của từng người, dù họ dùng chung tài khoản

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix – Tiếp thị có ý nghĩa và sáng tạo

Sức hấp dẫn mà Netflix tạo dựng xung quanh các chương trình của mình là có thật. Netflix tránh xa cách quảng cáo tiếp thị thông thường là tạo ra những ồn ào nhất thời. Thay vào đó, hãng sáng tạo các ý tưởng tiếp thị của mình theo cách ý nghĩa và phù hợp hơn. Ví dụ điển hình là quảng cáo về Orange is the New Black mà Netflix cho chạy trên The New York Times vào năm 2014.

Đó là một bài báo dài 1.500 từ về việc giam giữ nữ từ nhân ở Mỹ, với cả hình ảnh, video, biểu đồ và âm thanh. Bằng cách kết hợp tiếp thị và báo chí, Netflix không đơn thuần là giải trí, mà nó làm nổi bật việc cần thiết phải có một cuộc nói chuyện về việc đấu tranh của các tù nhân nữ.

Netflix cũng nhắm đến việc mang những nội dung mà hãng sản xuất ra ngoài đời thực cho khán giả trải nghiệm. Tại Singapore, nơi mà sê-riOrange is a New Black cực kỳ nổi tiếng, Netflix đã biến nhà hàng OverEasy thành quán ăn lấy bối cảnh trại cải tạo Litchfield. Quán này phục vụ các món do bếp trưởng nối tiếng người Singapore Bjorn Shen nấu. Đây là có lẽ là nhà hàng đầu tiên phát triển theo hướng này.

Bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào

Netflix cũng nhận thấy rằng chúng ta đang sống trong thế giới mà yếu tố di động là tiên quyết. Đó cũng là lý do mà hãng luôn cung cấp các dịch vụ streaming vô cùng linh hoạt và tương thích với tất cả các thiết bị. Bằng việc kết hợp nội dung số cả ở nhà lẫn lúc ra ngoài, Hãng đã thu hút thêm được một lượng lớn khán giả có nhu cầu tìm kiếm sự di động cho các nhu cầu giải trí của mình.

Netflix là một công ty phát triển nhanh và nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như cách thức phục vụ họ. Hãng không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn là trải nghiệm. Vừa là một hãng giải trí nhưng cũng đồng thời là nhà tiếp thị nội dung, Netflix không chỉ giành được sự chú ý của khán giả trên toàn thế giới, mà quan trọng hơn là chiếm được trái tim của họ.

Netflix đã thực sự thay đổi cách chúng ta nhìn nhận tiếp thị nội dung từ xưa đến nay.

Nguồn: https://khoinghieptre.vn/bi-quyet-tiep-thi-noi-dung-cua-netflix/

Bài học kinh doanh của ông lớn Netflix có rất nhiều điều đáng để học hỏi.

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix dang de hoc hoi

Tốc độ tăng trưởng toàn cầu đáng kinh ngạc của Netflix là một yếu tố lớn trong thành công của toàn công ty.

Vào năm 2017, Netflix có mặt ở hơn 190 quốc gia và ngày nay, gần 73 triệu trong số 130 triệu thuê bao của họ đến từ bên ngoài Mỹ (theo thống kê quí II/2018).

Đó là lần đầu tiên doanh thu quốc tế vượt qua doanh thu nội địa. Thành tích này thực sự đáng chú ý đối với một công ty chỉ nổi tiếng ở Mỹ từ năm 2010 và đến năm 2015 mới phủ sóng ở 50 quốc gia.

Nhiều công ty công nghệ khác của Mỹ đã mở rộng ra thị trường quốc tế (Facebook, Google là hai điển hình) nhưng chiến lược toàn cầu hóa của Netflix và những thách thức họ phải vượt qua vô cùng khác biệt.

Netflix phải bảo đảm phân phối kho nội dung theo vùng và đôi khi, theo quốc gia, đối mặt với hàng loạt các điều luật, thị hiếu và dân trí đa dạng của mỗi khu vực.

Người xem ở các nước không nói tiếng Anh thường đòi hỏi phụ đề hoặc video sản xuất bởi người bản địa trong khi lượng lớn khách hàng tiềm năng ở các nước đang phát triển đã quen với nội dung miễn phí vẫn ngần ngại trả tiền cho dịch vụ phát video trực tuyến.

Hơn nữa, thị trường nội dung trực tuyến ở nhiều quốc gia đang cạnh tranh rất khốc liệt. Ví dụ, ở Pháp và Ấn Độ, các nhà lãnh đạo trong nước cung cấp nội dung video bằng ngôn ngữ địa phương, tước đi lợi thế đầu tiên của Netflix. Ở một số quốc gia khác như Đức, những đối thủ nặng kí như Amazon Prime đã xuất hiện.

Tuy nhiên, phần lớn người đăng ký Prime chỉ ở Mỹ và Netflix đã tìm cách xâm nhập vào ngay cả những thị trường Prime đến trước.

Netflix giờ đây, với phạm vi phủ sóng toàn cầu, đang sở hữu lượng người đăng kí toàn cầu nhiều hơn tất cả các dịch vụ phát trực tuyến khác gộp lại.

Thành công của Netflix đến nay được xây dựng từ hai bước đi chiến lược – quá trình mở rộng ba giai đoạn sang các thị trường mới và cách thức hoạt động tại các thị trường đó.

Xem thêm: Mô hình chuyển đổi số & ứng dụng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix không nhắm tới tất cả thị trường cùng lúc

Thay vì lựa chọn định hướng phát triển toàn diện cùng một thời điểm, công ty đã tỉ mỉ lựa chọn các thị trường liền kề về mặt địa lý và thị hiếu để tránh xung đột văn hóa.

Ví dụ, quốc gia đầu tiên Netflix đặt chân tới vào năm 2010 là Canada, vừa gần về mặt địa lý vừa có nhiều điểm tương đồng với Mỹ.

Do đó, Netflix đã quyết định khởi động chiến dịch toàn cầu hóa ở một nơi không có quá nhiều thách thức. Ở giai đoạn này, công ty muốn học hỏi chiến lược mở rộng và tăng cường khả năng cốt lõi trước khi vượt xa khỏi thị trường quê nhà.

Với định hướng đó, giai đoạn đầu tiên trong quá trình toàn cầu hóa Netflix phù hợp với mô hình mở rộng truyền thống nhưng nhờ kinh nghiệm tích lũy, công ty đã phát triển một tập hợp thị trường đa dạng chỉ trong vòng vài năm.

Giai đoạn thứ hai liên quan đến mở rộng thị trường quốc tế nhanh hơn và rộng hơn, phủ sóng khoảng 50 quốc gia dựa trên những bài học đã rút ra từ giai đoạn đầu tiên. Những yếu tố như mức độ tương tác trực tuyến, thu nhập bình quân và cơ sở hạ tầng băng thông rộng trở thành tiêu chí lựa chọn thị trường.

Giai đoạn này đã giúp Netflix có thời gian tìm hiểu về chiến lược quốc tế hóa, cải thiện quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp địa phương, đồng thời, tăng doanh thu.

Do liên quan đến việc mở rộng sang các thị trường xa hơn, nó được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư vào nội dung hướng đến sở thích của các khu vực địa lí đó cũng như công nghệ phân tích dữ liệu và phân tích chuyên sâu.

Giai đoạn thứ ba là thời điểm Netflix tăng tốc, phủ sóng ở 190 quốc gia, vận dụng mọi thứ đã tích lũy từ hai giai đoạn đầu tiên.

Với hiểu biết sâu sắc về nội dung được ưa chuộng, cách tiếp thị hiệu quả, phương hướng vận hành, Netflix chuyển sang bổ sung các ngôn ngữ mới (bao gồm cả phụ đề), tối ưu hóa thuật toán cá nhân trên thư viện video, đồng thời mở rộng hỗ trợ cho hàng loạt các thiết bị, tính năng tích hợp và cổng thanh toán.

6 tháng sau khi vào Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016, Netflix đã thêm ngôn ngữ bản địa vào giao diện người dùng, phụ đề và thuyết minh video. Cũng như các thị trường trước đó, công ty tung ra dịch vụ chính nhắm đến những khách hàng đầu tiên và sau đó, nhanh chóng thêm các tính năng mới để thu hút nhiều đối tượng hơn.

Nhận thấy rằng ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, mọi người truy cập internet hầu hết qua điện thoại di động, Netflix cũng bắt đầu chú trọng hơn tới trải nghiệm di động như trình đăng kí, thông tin đăng nhập, xác thực, giao diện người dùng và mức độ ổn định của trình phát video.

Quá trình này đòi hỏi Netflix phát triển mối quan hệ với các nhà sản xuất thiết bị, nhà khai thác mạng viễn thông và các nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu ở mỗi quốc gia.

Netflix hợp tác, phản hồi các thị trường mới mà họ xâm nhập

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix phan hoi thi truong moi

Chiến lược marketing số của thương hiệu Netflix là họ đã hợp tác với các công ty địa phương quan trọng để tạo xây dựng mối quan hệ cùng có lợi.

Tại một số quốc gia, họ quyết định bắt tay cùng các nhà cung cấp thiết bị di động và truyền hình cáp để cung cấp nội dung tích hợp cùng dịch vụ chính hiện tại.

Ví dụ, khi Vodafone ra mắt dịch vụ TV ở Ireland, họ đã thêm một nút Netflix chuyên dụng trên điều khiển từ xa. Gần đây, Netflix cũng công bố các thỏa thuận mới với Telefonica ở Tây Ban Nha, Mỹ Latinh và KDDI tại Nhật Bản.

Theo Ted Sarandos, Giám đốc nội dung của Netflix, công ty hiện đang đáp ứng sở thích của khách hàng về mảng nội dung địa phương bằng cách sản xuất nội dung gốc ở 17 thị trường khác nhau.

Điều quan trọng nhất là Netflix sản xuất nội dung không chỉ phục vụ cho khán giả ở nước sở tại mà còn cho khán giả toàn cầu. Nói cách khác, họ muốn có được nội dung thu hút khán giả ở quy mô rộng hơn để thu lợi nhuận triệt để từ số tiền đã bỏ ra.

Công ty cũng đang áp dụng hiểu biết sâu sắc về insight khách hàng ở thị trường quốc tế, tạo ra nội dung thu hút nhiều phân khúc người xem đa dạng. Dù được quốc tế hóa rất nhanh, Netflix đã triển khai ở tất cả thị trường cùng một mô hình hoạt động lấy khách hàng làm trung tâm, vốn là chìa khóa thành công tại Mỹ.

Từ lịch sử dịch vụ của khách hàng, họ xác định những dịch vụ nào hoạt động tốt nhất. Vì phủ sóng ở rất nhiều quốc gia, Netflix có thể thử các cách tiếp cận đa dạng ở nhiều thị trường và khi số lượng đăng kí dần tăng lên, hiệu suất của các thuật toán dự đoán tiếp tục được cải thiện.

Netflix đã chứng minh rằng kiến thức phát triển tại mỗi quốc gia cụ thể là rất quan trọng nếu muốn thành công ở thị trường địa phương. Kiến thức này cần phải sâu rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực chính trị, thể chế, quy định, kỹ thuật, văn hóa, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

Am hiểu về văn hóa địa phương đảm bảo khả năng nhanh nhạy, đáp ứng với sự khác biệt của mỗi thị trường cho Netflix. Điều này nâng cao uy tín công ty, cải thiện các mối quan hệ suôn sẻ với nhóm đối tác quan trọng.

Kết hợp lại với nhau, các yếu tố trong chiến lược mở rộng Netflix đã tạo thành một cách tiếp cận mới được gọi là toàn cầu hóa theo cấp số nhân. Nó có một chu kì mở rộng được phối hợp nhịp nhàng, thực hiện với tốc độ ngày càng tăng, đến ngày càng nhiều quốc gia và khách hàng.

Cách tiếp cận này đã giúp công ty mở rộng nhanh hơn nhiều so với đối thủ.

Trong tương lai, Netflix sẽ đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ từ những đối thủ toàn cầu khác như Amazon Prime mà còn từ những startup mới tham gia và các nhà sản xuất nội dung địa phương. Để giải quyết vấn đề này, Netflix cần phải tiếp tục xây dựng kho nội dung toàn cầu và khu vực ngày càng đa dạng.

Do nhiều yếu tố thị trường và công nghệ như khan hiếm băng thông rộng tốc độ cao, mức độ truy cập internet thấp ở nhiều nơi trên thế giới, toàn cầu hóa theo cấp số nhân từng là điều bất khả thi cho đến vài năm trước.

Sự phát triển của công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, TV thông minh đã giúp Netflix chứng minh rằng chiến lược này là lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, nó đòi hỏi phải nắm vững các bối cảnh địa phương, bao gồm khả năng tiếp thu kiến thức địa phương, thể hiện sự nhạy cảm và phản ứng nhanh.

Khi các thị trường mới nổi ngày càng tiềm năng, những công ty toàn cầu cần phải theo đuổi một chiến lược quốc tế hóa tương tự Netflix. Và giai đoạn tăng trưởng tiếp theo khi họ phải đối mặt với những thách thức mới, những bài học rút ra sẽ còn có giá trị hơn nữa trong bối cảnh nội dung số đang là xu hướng mới của người dùng.

Kết luận.

Hiểu được yêu cầu của quá trình chuyển đổi số trong kinh doanh thì mới áp dụng thành công các yếu tố của quá trình chuyển đổi. Tất nhiên, trong khi áp dụng mô hình chuyển đổi số vào hoạt động kinh doanh thì cũng không thể áp dụng đúng cho tất cả các doanh nghiệp khác nhau, quy mô khác nhau, năng lực và kinh nghiệm khác nhau, khả năng tài chính khác nhau. Mô hình mà tác giả giới thiệu trong bài nghiên cứu này với mong muốn hướng dẫn cơ bản cho các doanh nghiệp và tổ chức có thể đi đúng hướng trong quá trình chuyển đổi số và sớm chuyển đổi số thành công.

Tác giả: Nguyễn Phan Anh

Dù bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc kinh doanh truyền thống và online. Có nhu cầu gì cho việc học tập, tư vấn…. Thì đều có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH PA MARKETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về marketing online, các khóa học trực tuyến: Bán hàng trên Facebook; Lập kế hoạch kinh doanh và marketing hiệu quả; CEO – Giám đốc điều hành 4.0; CMO – Giám đốc marketing thời đại số; Content Marketing… Nhận quảng cáo, truyền thông & xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam. Nhận tư vấn chiến lược và triển khai các giải pháp bán hàng trực tuyến đa nền tảng.

Hotline: 0917781399/ 0906 950333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn

Website: pamarketing.vn Youtube: www.youtube.com/pamarketing

 

 


Bài viết liên quan