Content Marketing – Sự đa dạng của các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh và ngôn từ

Content Marketing 

   Theo Philip Kotler : marketing là một quá trình làm thỏa mãn khách hàng.

   Khi nói đến marketing theo quan điểm của Philip Kotler thì ta có thể ghi nhớ hai từ khóa “quá trình” và “thỏa mãn”. Vậy khi ghép hai từ “Content Marketing” tức là làm marketing bằng nội dung. Sử dụng nội dung để làm marketing, thu hút khách hàng, làm cho khách hàng mê say, thích thú, thay đổi suy nghĩ và thay đổi hành động bằng nội dung.

   Content Marketing vô cùng đa dạng và độc đáo . Mỗi người khi học và làm công việc về Content, đều có kiến thức về nhiều loại nội dung khác nhau để sử dụng truyền tải thông diệp cũng như giao tiếp với khách hàng . Mỗi loại Content đều sẽ ảnh hưởng đến sự nhận thức của khách hàng. Lựa chọn content phù hợp sẽ dễ dàng tiếp cận và thu hút sự quan tâm của khách hàng . Đảm bảo nội dung mình tạo ra đem lại hiệu quả tốt nhất.  . Và nếu bạn đang làm công việc về Content Marketing hãy tham khảo bài viết này nhé 

Content Marketing

Sự đa dạng của các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh và ngôn từ

Câu chuyện về thông điệp truyền thông với hình ảnh và thông điệp trái ngược nhau  :

     Hãng đồ lót lừng danh thế giới Victoria Secret đã tốn rất nhiều tiền để tổ chức các buổi biểu diễn thời trang đồ lót (gọi là fashion show) với các người mẫu nổi tiếng, có khuôn mặt và hình thể rất đẹp, cực kỳ tiêu chuẩn cao và khắt khe.

    Đồng thời, hãng tổ chức các buổi công diễn với quy mô lớn, mời nhiều nghệ sỹ, ca sỹ, người có ảnh hưởng trong giới thời trang, gương mặt nổi tiếng đến tham dự fashion show. Với các bộ thiết kế rất cầu kỳ, đẹp mắt, ấn tượng, âm thanh, ánh sáng rất đẹp, khiến cho giá trị thương hiệu của Victoria Secret trở thành thương hiệu đồ lót cao cấp và xa xỉ, hàng triệu cô gái muốn mặc bộ đồ lót đó để sống trong ảo ảnh mình là các thiên thần, là các cô người mẫu nóng bỏng đó.

    Hình ảnh đã tạo ra giá trị cảm nhận cho khách hàng theo cách như vậy. Bạn cần phải lên ý tưởng và nhất quán ý tưởng với thương hiệu và định vị thương hiệu. Bạn cũng cần phải có một nguồn lực tài chính rất mạnh để có thể chụp các bộ sưu tập ở khắp các bãi biển, với những nhiếp ảnh gia nổi tiếng, với những cô người mẫu nổi tiếng, tổ chức các show diễn để đời, và rồi thương hiệu của bạn đình đám, đứng đầu thị trường, doanh số của bạn tăng cao.

                                Banner hình ảnh minh họa của sản phẩm đồ lót cao cấp Victoria Secret (VS)

Nguồn ảnh: Google Image “Victoria Secret”

    Tất nhiên, hiện nay thương hiệu Victoria Secret đang gặp phải rất nhiều vấn đề về sự sụt giảm doanh số bán hàng, vì giá trị cốt lõi của sản phẩm không thực sự khác biệt (bởi vì cũng chỉ có chất liệu vải và một chút vải mà thôi), mà giá trị ảo ảnh thì quá lớn như sự đẳng cấp, sự hào nhoáng, sự sexy cuốn hút các cô gái trẻ. Khi mà thương hiệu đang lên thì người ta cố mua, nhưng khi có những đối thủ khác chất lượng tương tự, mà giá lại rẻ hơn gấp 3-5 lần so với Victoria Secret thì hãng VS sẽ mất dần khách hàng thôi.

    Các bạn đang đọc bài viết này cần phải hiểu ý tưởng rằng : hãy học cách làm hình ảnh của hãng VS, nhưng hãy có chiến lược định giá khác, vì cao quá trong bối cảnh cạnh tranh cao hoặc hậu suy thoái Covid19 thì rất khó để bán hàng.

    Hãng đồ lót dành cho người ngoại cỡ (tức là người béo trên mức chuẩn thiên thần) thì đã tung ra một chiến dịch quảng cáo bằng hình ảnh với thông điệp “chúng tôi không phải là thiên thần”.

    Thông điệp này hoàn toàn trái ngược với thông điệp của hãng VS (thông điệp chủ đạo của hãng VS là bạn sẽ là một thiên thần khi bạn mặc đồ của VS), với ý tưởng rằng, bản thân bạn đã là một thiên thần rồi, dù bạn béo hay bạn gầy, bạn cao hay bạn thấp, bạn xấu hay bạn đẹp, quan trọng hơn cả, bạn là chính bạn, bạn đại diện cho sắc đẹp của bạn và khi đó, bạn chính là thiên thần. Bạn không phải tự ti về cơ thể của mình, không nhất thiết phải có cơ thể chuẩn mực như các người mẫu chuyên nghiệp (thường được gọi là các thiên thần). Bạn phải yêu lấy cơ thể của bạn, chính con người bạn, vì vậy, bạn không cần phải là các thiên thần.

    Chiến dịch hình ảnh và thông điệp này được tung ra đã nhận được sự hưởng ứng rất lớn, tương tác rất mạnh mẽ của người dùng và kết quả của chiến dịch rất tốt, rất khả quan. Vì sao lại như vậy, vì ¾ số phụ nữ trên thế giới này không có thân hình chuẩn của một siêu mẫu, vì thế họ không phải là “thiên thần siêu mẫu”, mà họ cần là chính họ. Họ cần đẹp nhất, tự tin nhất, toát lên vẻ quyến rũ của chính họ với tư cách là một người phụ nữ dù họ là ai, làm nghề gì và có hình thể như thế nào.

                        Poster của hãng Lane Bryant – một hãng đồ lót dành cho phụ nữ có thân hình ngoại cỡ.

This image has an empty alt attribute; its file name is image-2.png Ảnh minh họa: Poster của hãng Lane Bryant – một hãng đồ lót dành cho phụ nữ có thân hình ngoại cỡ.

     Về cơ bản, tôi đánh giá cao cả hai ý tưởng, dù bạn là thiên thần (VS) hay bạn không cần là thiên thần mà bạn là chính bạn (Lane Bryant) thì cả hai ý tưởng đều quá xuất sắc và phù hợp với sản phẩm, định vị thương hiệu và tập khách hàng mục tiêu. Tôi chỉ muốn dẫn chứng rằng các hình ảnh hoàn toàn đối nghịch nhau nhưng vẫn đem lại hiệu quả rất tốt cho các nhãn hàng.

    Việc tập trung vào phân khúc sản phẩm đồ lót dành cho người có thân hình ngoại cỡ (cao, lớn, to, béo, mập) là một phân khúc khách hàng thị trường ngách (nhưng không hề nhỏ) là một chiến lược sản phẩm tốt và thông điệp truyền thông cực kỳ thông minh (#ImNoAngel), vì lợi dụng được sự chú ý của công chúng và giới truyền thông chuyên nghiệp vì mang thông điệp trái ngược với hãng đồ lót VS rất nổi tiếng trên toàn cầu với thông điệp (#WeAreAngels).

    Mặt khác, tôi sẽ tiếp tục lấy thêm một ví dụ so sánh để so sánh trong tương quan ba nhãn hàng giống nhau (đều là đồ lót nữ) để các bạn thấy rõ hơn sự đa dạng của các thông điệp truyền thông bằng hình ảnh và ngôn từ. Hãng thời trang Everland (Everland.com) trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm đồ lót của mình lại tập trung vào hình ảnh và thông điệp là sự đơn giản. Đây cũng là ý tưởng được lấy cảm hứng đối lập từ hãng VS. Hãng tung ra chiến dịch với thông điệp “No frills. No bows. No bullshit.” (đại ý là không kiểu cách, không cầu kỳ, không nhảm nhí). Hãng tập trung vào các sản phẩm đồ lót với thiết kế đơn giản nhất, tập trung vào giá trị sử dụng và chất liệu, nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm thay vì cầu kỳ vào những phần nơ, bướm, ren, kiểu cách này khác (mà hãng VS thường làm).

This image has an empty alt attribute; its file name is image-3.png

Ảnh minh họa: Banner trang chủ hãng Everland dành cho sản phẩm đồ lót của hãng.

Nguồn ảnh: website everland.com

theo dõi https://pamarketing.vn/ để them khảo thêm những kiến thức chuyên sâu do Giảng viên Phan Anh chia sẻ

Giảng Viên Nguyễn Phan Anh

Liên hệ: 0989623888/ http://www.fb.com/phananhonline / http://www.pamarketing.vn

Giảng viên đại học (2008-nay);

Chuyên gia đào tạo và tư vấn chiến lược về Kinh doanh trực tuyến (2008-nay).

Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế Đại học Nice-Sofia Antipolis

Thạc sỹ Luật Kinh tế Đại học Luật Hà Nội.

Tác giả 05 cuốn sách đã xuất bản :

  • Marketing Online 4.0;
  • Facebook Marketing;
  • Content Marketing;
  • Kinh doanh online,
  • Bán hàng trên Facebook 

Hiện có bán sách Content Marketing 4.0 và bộ video khóa học về Content Marketing và khóa học Content Marketing theo lớp; tạo tạo chuyên viên content marketing.


Bài viết liên quan