Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nói chung và trên Facebook

   Người Việt chúng ta thường nói răng “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Chính vì vậy mà tìm hiểu đối thủ cạnh tranh luôn là khâu được các nhà lãnh đạo vô cùng chú trọng . Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh không chỉ nắm bắt được mục tiêu , chiến lược , điểm mạnh điểm yếu của đối thủ mà còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu và nắm rõ được xu hướng của thị trường . Đưa ra những chiến lược để vượt qua đối thủ và cũng nắm bắt được nhiều cơ hội mới . Vậy Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh online nói chung và trên Facebook như thế nào? 

Các kênh trực tuyến của đối thủ

   Thông qua Profile cá nhân của người ábn hay Fanpage, hội nhóm của người bán, thậm chí là những website bán hàng của đối thủ, bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu được chiến lược sản phẩm, chiến lược định giá bán và những phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ của bạn đang cung cấp. Từ đó bạn sẽ ghi nhận những ưu điểm, nhược điểm, những điều có thể học hỏi và làm theo (nhưng nhớ là làm khác đi, làm tốt hơn nhé), những điều nên tránh để việc bán hàng của mình trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn.

   Cụ thể, bạn có thể học hỏi được những gì từ các kênh này? Hãy chú ý quan sát cách chụp ảnh sản phẩm, làm video quảng cáo sản phẩm (nếu có), các bài viết, bố cục website, tính năng của website, giá bán, cách phục vụ và hỗ trợ khách hàng trực tuyến vv…

   Qua  việc  hỗ trợ  tìm  kiếm  trên  Facebook, Google, Website…  với  những  từ  khóa  liên  quan trực tiếp đến đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp, bạn sẽ dễ dàng tìm được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp với mình. Đồng thời bạn cũng hiểu được thị trường đang diễn ra sôi động như thế nào.

1.Theo dõi và học hỏi 

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp là theo dõi một số Fanpage bán hàng và Facebook cá nhân thuộc diện “không phải vừa đâu” của ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang chuẩn bị kinh doanh hoặc đang kinh doanh rồi. Bạn sẽ nghiên cứu được cách họ chọn sản phẩm, cách đăng bài, cách chụp ảnh sản phẩm, cách tung chương trình khuyến mại, cách trả lời khách hàng, cách tương tác với khách hàng, cách họ chăm sóc Fanpage và Facebook cá nhân hàng ngày như thế nào.

theo dõi và học hỏi từ đối thủ

2.Tự đặt câu hỏi và giải quyết các vấn đề 

   Bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao họ lại kinh doanh sản phẩm này? Tại sao họ có mức giá tốt như vậy? Tại sao họ lại có chương trình khuyến mại hoặc mức chiết khấu tốt như vậy? Tại sao họ có thể bán được nhiều hàng như vậy? Họ đã bắt đầu từ khi nào? Họ đã phải trải qua những khó khăn gì? Họ đã phải học hỏi và làm việc như thế nào? V.v… và những câu hỏi khác nữa mà bạn có thể đặt ra.

  Facebook, Google rất thông minh, khi bạn tìm kiếm từ khóa về sản phẩm và dịch vụ nào đó, thì sẽ có rất nhiều quảng cáo sẽ được hiển thị và tự động “đeo bám” bạn. Tức là bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy rất nhiều quảng cáo về chính sản phẩm/ dịch vụ đó, bạn sẽ cảm nhận được thêm là “có tiềm năng” không? Khi bạn biết rõ các câu trả lời một cách chính xác, bạn sẽ biết được công thức thành công của những người đó và bạn có thể bắt đầu “startup” của mình.

Trở thành khách hàng của đối thủ

   Ngoài ra, bạn hãy trở thành khách hàng của đối thủ để có thể thâm nhập sâu hơn vào quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, cũng như các chính sách giá của đối thủ. Bằng cách nào thì quá đơn giản rồi phải không? Nếu bạn thấy đối thủ có dịch vụ tốt thì hãy học hỏi và cải tiến cho dịch vụ của mình. Và đối thủ có điểm yếu nào thì hãy tận dụng triệt để  điểm  yếu đó để nâng cao lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ.

Trò chuyện với khách hàng của đối thủ

   Với tính tương tác hai chiều, bất cứ một sản phẩm/dịch vụ nào được đăng bán trên Facebook đều có thông tin của những người quan tâm thông qua việc họ thích bài đăng đó, chia sẻ hoặc comment dưới bài đăng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể hiểu được những gì đang diễn ra trong câu chuyện giữa khách hàng và đối thủ của bạn.

   Bạn cũng có thể chủ động kết bạn với họ, nói chuyện với họ, tìm hiểu tại sao họ lại lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ mà không phải của bạn. Điều quan trọng là bạn phải đóng vai trò như một người bạn, đừng bao giờ là người muốn bán một thứ gì đó cho họ. Khách hàng rất nhạy cảm, do vậy đòi hỏi bạn cần phải cư xử khéo léo, tinh tế khi muốn tìm hiểu thị trường, tìm hiểu đối thủ và khách hàng mục tiêu theo phương pháp này.

Trò chuyện với khách hàng của đối thủ

   

Dù bạn lựa chọn chiến lược đối đầu trực tiếp hay dẫn đầu thị trường, né tránh, theo sau… thì tìm hiểu thị trường và đối thủ luôn là một trong những hoạt động đòi hỏi sự thực hiện nghiêm túc và đều đặn liên tục. Môi trường cạnh tranh luôn thay đổi, khách hàng ngày một khó tính và có nhiều lựa chọn hơn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc nắm được nhất cử nhất động của đối thủ cạnh tranh sẽ là một trong những nguồn thông tin vô cùng quý giá để bạn có thể điều chỉnh, giúp tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu các bạn cần tư vấn, đào tạo, huấn luyện về quảng cáo, bán hàng trên Facebook; bán hàng đa kênh trên internet; livestream bán hàng trên Facebook; Quảng cáo Livestream page tích xanh thì vui lòng liên hệ với tôi để được tư vấn, đào tạo, huấn luyện hoặc mua khóa học video, sách để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của bạn.

16 Khóa học Online của thầy Nguyễn Phan Anh

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan