Những kinh nghiệm về tối ưu quảng cáo trên facebook

Một số lời khuyên, kinh nghiệm thực chiến quý báu về quảng cáo và tối ưu quảng cáo trên Facebook

Nếu bạn là nhà quảng cáo nhỏ, là nhà quảng cáo mới, ban đầu bạn nên chạy ngân sách nhỏ, ví dụ như 000-100.000 đồng/ 1 ngày hoặc có thể thấp hơn nữa. Nhưngb ạn cũng nên nhớ rằng ngân sách quảng cáo tầm 50.000-100.000 đồng/ ngày giờ là khá thấp vì 1 triệu đồng Facebook cũng chỉ cho phép tiếp cận khoảng 10-15K lượt đối với bài quảng cáo dạng bài viết trên Fanpage, chạy quảng cáo mục tiêu “Tương tác”.

Nếu bạn mới chạy quảng cáo thì bạn nên chạy theo cách hơi “rộng” một chút, sau đó thử nghiệm đến “hẹp” và “hẹp dần” và tối ưu đúng tập khách hàng. Đừng quá lo lắng về tập khách hàng và nhắm chọn, bởi vì “nhắm chọn” chỉ là vấn đề “rộng hay hẹp” và cũng chỉ là một tiêu chí của sự thành công trong quảng cáo trong số hàng chục, hàng trăm tiêu chí. Hiện nay Facebook rất thông minh và tự động tối ưu phân phối quảng cáo, tối ưu chi phí tự động, cho phép thử nghiệm phân tách (A/B Testing) nên việc nhắm chọn đã trở nên đơn giản hơn trước. Câu hỏi bạn phải trả lời là: khách hàng của bạn là ai? Bạn đã vẽ được chân dung và liệt kê được tất cả những yếu tố mà Facebook cho phép nhắm chọn dành cho khách hàng hay chưa? Cụ thể bạn phải trả lời cho các câu hỏi về địa lý, khu vực, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, các đặc điểm nhân khẩu học, các sở thích trực tiếp, sở thích gián tiếp, sở thích có liên quan, các hành vi liên quan đến hoạt động online, dùng thiết bị điện thoại di động loại gì, vào thời gian nào, cách thức mua ra sao, vì sao mua hàng, vì sao không mua hàng, yếu tố gì tác động đến việc ra quyết định mua…

Bạn cần sử dụng phương pháp chạy quảng cáo so sánh “A/B Testing”, A là cách 1 bạn chạy và B là cách 2 bạn chạy và thử nghiệm liên tục khi làm quảng cáo Facebook, tức là chạy quảng cáo nhiều kiểu khác nhau và so sánh, đánh giá và tối ưu hiệu quả quảng cáo cho từng phương pháp. Thử nghiệm này có thể liên quan đến nhắm chọn (target), nội dung quảng cáo (content ads), sản phẩm, dịch vụ, giá bán, Fanpage, tài khoản quảng cáo, ngân sách, loại mục tiêu quảng cáo, cách chạy quảng cáo, cách chia ngân sách quảng cáo vv….

Chú ý và thử nghiệm các tính năng quảng cáo mới của Facebook: quảng cáo Canvas, quảng cáo qua Facebook Mesenger, và giờ là quảng cáo livestream fanpage tích xanh (mới nhất) để là người đi đầu trong lĩnh vực quảng cáo và bán hàng trên Với 18 vị trí hiển thị quảng cáo và 13 mục tiêu tiếp thị (tính đến tháng 03/2020) thì các nhà quảng cáo có rất nhiều sự lựa chọn để tạo ra các chiến dịch quảng cáo. Nhớ là liên tục cập nhật những tính năng mới, công nghệ quảng cáo mới của Facebook nhé. Giữ liên lạc với thầy Phan Anh để thầy trợ giúp qua FB cá nhân fb.com/phananhonline, website PAMarketing.vn và kênh Youtube PA Marketting của thầy nhé. Bạn sẽ nhận được nhiều lời khuyên và bài học (tư vấn, video, dịch vụ…) rất bổ ích và xứng đáng đồng tiền bát gạo từ chuyên gia đầu tiên về Facebook tại thị trường Việt Nam từ năm 2011 đến nay.

Đừng quên phát livestream video để bán hàng và tiếp cận khách hàng hoặc sử dụng chính video đã phát livestream rồi làm video quảng cáo. Đầu tư một chút về cơ sở vật chất, đèn và ánh sáng, đường truyền Internet hoặc 3G, 4G tốt nhất để có được các khung hình video sắc nét nhất. Có nhiều người bán hàng với doanh số bán buôn, bán lẻ đến từ việc phát livestream với doanh số rất khủng (có thể đạt vài tỷ đến cả chục tỷ đồng). Nếu bạn quan tâm đến việc bán hàng bằng Livestream, tôi cũng có bộ khóa học học video “Bán hàng bằng livestream” hướng dẫn các bạn cơ bản một số bước và quy trình làm livestream bán hàng thu hút và hấp dẫn.

Thử nghiệm và ứng dụng tính năng mới của Facebook tự nhiên như Chatbot, Stories hay áp dụng Facebook Automation trong Facebook Mesenger, Facebook Marketplace để phục vụ khách hàng và tìm kiếm thêm đơn hàng.

Cần tối ưu hóa về quy trình bán hàng trong từng khâu: ví dụ như quy trình thiết lập quảng cáo, quy trình chốt đơn hàng trên Fanpage, quy trình chốt đơn hàng qua điện thoại, quy trình giao nhận hàng, quy trình chăm sóc khách hàng sau bán … bạn cần có các quy trình một cách chi tiết, cụ thể và áp dụng nó một cách nghiêm túc để tạo ra hiệu quả bán hàng và kinh doanh trong dài hạn.

Quảng cáo Facebook ngày càng đắt đỏ và tiếp tục đắt đỏ hơn nữa do các nhà quảng cáo tiếp tục vào quảng cáo nhiều. Điều này tôi đã nói trong những cuốn sách trước, xuất bản từ năm 2014 đến nay, và cuốn này là cuốn sách mới, cập nhật 2020, tôi vẫn nói như vậy: Quảng cáo của Facebook luôn luôn ngày càng đắt đỏ hơn. Vị trí hiển thị quảng cáo ngày càng nhiều khiến cho bị loãng hoặc bị loạn vị trí hiển thị. Vì thế, nếu bạn là nhà quảng cáo mới, hãy kiên nhẫn về thời gian, trường vốn về tiền bạc. Bây giờ không phải là thời điểm dễ dàng của mô hình “sáng cấy ads, chiều gặt đơn” như cách đây nhiều năm về trước.

Bạn cần có phương án và chiến lược đa dạng hóa hình thức bán hàng trên Facebook: Bán hàng bằng quảng cáo và bán hàng qua Facebook Group, Fanpage, Profile, Livestream, Marketplace… Xem thêm phần bán hàng trên Facebook không cần quảng cáo.

Bạn cần có phương án và chiến lược đa dạng hóa kênh bán hàng trên Internet, không phụ thuộc duy nhất vào Facebook nói chung hoặc kênh Facebook Ads (tức là chạy quảng cáo để tìm kiếm khách hàng) nói riêng. Không nên phụ thuộc vào Facebook 100% dù Facebook là nền tảng dùng nhiều nhất tại Việt Nam (hiện tại có hơn 70 triệu người dùng và tiếp tục gia tăng nữa), là nền tảng bán hàng hiệu quả số 1 Việt Nam trên mạng Số 1 chứ không phải là duy nhất. Bạn luôn có sự lựa chọn khác, đề phòng rủi ro là rất tốt. Đọc thêm cuốn sách “Internet Marketing 4.0” của tác giả và cả bộ sách của tác giả để hiểu thêm về rất rất nhiều kênh bán hàng, kênh marketing online tuyệt vời khác nữa.

Các Fanpage mới chạy quảng cáo có xu hướng đắt hơn các Fanpage uy tín và lâu đời. Nhiều Fanpage không cần chạy quảng cáo vẫn có đơn hàng và tương tác tốt do Admin Fanpage chăm sóc Fanpage tốt è chăm sóc và phát triển nội dung cho Fanpage, Group và FB Profile cá nhân mạnh vào để kiếm những tương tác và đơn hàng tự nhiên (organic sales), bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng được đơn hàng và có lời nhiều hơn (do không mất chi phí quảng cáo).

Nên có nhiều tài khoản quảng cáo đề phòng để chạy liên tục các chiến dịch quảng cáo vì tình trạng khóa tài khoản quảng cáo nhiều, không rõ lý do .

Nên chạy quảng cáo theo các nhóm đối tượng khác nhau, bằng nhiều phương thức khác nhau (ví dụ chia nhỏ đối tượng, chia nhỏ khu vực, chia nhỏ ngân sách, chia nhỏ thời gian, chạy trên nhiều Fanpage, chạy trên nhiều tài khoản quảng cáo, chạy nhiều bài quảng cáo…). Đặc biệt quan tâm đến ứng dụng quảng cáo vào các tệp đối tượng tùy chỉnh, đối tượng tương tự và “remarketing” để tối ưu chi phí và đơn hàng.

Nên tổ chức các chiến dịch bán hàng đi theo quy trình bán hàng là từ “nhận thức” è “cân nhắc” è  “so sánh” è  “mua hàng” è  “tái mua” è  “trung thành”. Thực tế hiện nay đại đa số các nhà quảng cáo trên Facebook là những người bán hàng trực tuyến, người bán hàng nhỏ lẻ hoặc một nhóm nhỏ buôn bán kiếm lời, một tỷ lệ nhỏ các công ty lớn hoặc các đơn vị lớn dùng Facebook Ads để quảng bá, tiếp thị, truyền thông và bán hàng trực tiếp. Vì thế các nhà quảng cáo và người bán hàng thường có mong muốn chính đáng (rất chính đáng) là chạy quảng cáo ra nhiều đơn hàng tức là đi theo quy trình “nhìn thấy quảng cáo  thành đơn hàng ngay” bỏ qua các bước của quá trình mua hàng. Vì họ không có đủ tiền, đủ sức, đủ kiên nhẫn để đợi khách hàng.

Tập trung vào nội dung quảng cáo bao gồm ngôn từ, hình ảnh, video quảng cáo kết hợp với các chương trình khuyến mại, cam kết bán hàng, càng mới mẻ và sáng tạo càng tốt. Video và Livestream là một lựa chọn“chiến lược” và rất quan trọng trong thời điểm này. Thay đổi các loại hình media quảng cáo khác nhau để cho ra kết quả tốt hơn.

Thử nghiệm quảng cáo và so sánh riêng biệt giữa nền tảng quảng cáo trên PC và trên Mobile vì hiệu quả của hai nền tảng này rất khác Tối ưu các vị trí hiển thị khác nhau vì hiện nay Facebook có 18-20 vị trí hiển thị quảng cáo trên Facebook, Messenger & Instagram, trong tương lai sẽ còn có nhiều hơn nữa các vị trí hiển thị.

Nghiên cứu kỹ về sản phẩm, khách hàng, đối thủ, nhu cầu thực sự của đối thủ để tùy biến các chiến lược và chương trình quảng cáo theo nội dung, theo chủ đề, theo mùa… và tìm kiếm sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Nên lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc là chất lượng phù hợp với giá thành để bán, hạn chế lựa chọn các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng mua một lần rồi tạm biệt mãi mãi. Vì các sản phẩm có chất lượng tốt hoặc là chất lượng phù hợp với giá thành thì khách hàng dễ dàng có xu hướng hài lòng và thỏa mãn. Khi hài lòng và thỏa mãn, họ sẽ tiếp tục tái mua hoặc là giới thiệu cho bạn bè, người thân của họ mua hàng.

Không phải quảng cáo là cách thức bán hàng duy nhất, bạn có thể bán được nhiều hàng, rất nhiều hàng, doanh số và lợi nhuận tốt nếu như bạn có chiến lược bán hàng không dùng quảng cáo thông qua các nền tảng có sẵn của Facebook như Facebook Profile, Groups, Livestream, Fanpage, hoặc các nền tảng khác trên Internet. Việc bán hàng đa kênh và bán hàng không dùng quảng cáo là một chiến lược quan trọng mà bạn và công ty bạn cần xây dựng có kế hoạch càng sớm càng tốt.

Tôi kể người nghe chuyện tình Lan và Điệp…

Lan và Điệp cùng tổ chức một “Team” bán hàng Facebook chuyên nghiệp vào năm 2013 của chúng tôi với đội ngũ nhân sự khoảng 15 người bao gồm các bạn chạy quảng cáo, telesasles (bán hàng qua điện thoại), kế toán kho và xuất hàng, nhân viên thiết kế đồ họa. Tại thời điểm đó quảng cáo Facebook vừa mới nở rộ, giá quảng cáo còn rẻ và chạy quảng cáo khá hiệu quả. Khi đó Lan và Điệp nhập nước hoa “fake” giá nhập là 80 nghìn đồng/ chai nửa lít, rồi bán lẻ với giá 600 nghìn/ 1 chai nói rằng đây là nước hoa“Singapore”, đồng hồ fake các thương hiệu nổi tiếng nhập với giá 60 nghìn và bán với giá 500 nghìn, 400 nghìn, 350 nghìn, 250 nghìn tùy thời điểm; túi xách“fake”, quần áo hàng chợ với giá chỉ 200 nghìn/ 1 sản phẩm … Lan và Điệp chi mỗi ngày ngân sách quảng cáo từ 10-30 triệu bình quân, chạy quảng cáo các sản phẩm để“cày” đơn hàng. Mỗi ngày Lan và Điệp xuất kho đi khoảng 300 đơn hàng và nhận về (hàng hoàn trả) khoảng 50 đơn hàng. Lợi nhuận mỗi tháng cũng được vài trăm triệu đồng. Sau thời gian vài tháng chạy, chi phí càng ngày càng cao, lượng danh sách khách hàng đã mua hàng và không mua hàng rất dài và rất nhiều, nhưng tuyệt đối không có khách hàng nào tái mua cả. Lan và Điệp làm ăn ngày càng kém vì tiền lãi không đủ trả cho chi phí tiền quảng cáo, nhân sự, chi phí giao hàng và vì thế đã giải tán việc kinh doanh và chia tay “team” trong tiếc nuối. Lan và Điệp cũng chia tay luôn anh Mark đẹp trai vì không thể nuôi được anh ấy. Với lượng dữ liệu khách hàng lên tới 100.000 dữ liệu khách hàng mua hàng mỗi tháng đáng lẽ nếu như bán sản phẩm “chất lượng phù hợp với giá thành” thì có lẽ đã khai thác thêm được 20-30% hoặc nhiều hơn nữa số lượng khách hàng đó tái mua sản phẩm đã mua trước đó hoặc bán chéo sang các sản phẩm khác của shop Lan và Điệp. Ý tôi là như vậy đó. Chuyện tình Lan và Điệp chỉ là cách gọi tên vui vui cho ví dụ này, không có ý gì khác.

Không ngừng học hỏi, đổi mới, sáng tạo và luôn luôn thử nghiệm cái mới, cho phép thử sai những công cụ, tư duy, cách làm mới, nhưng hãy cố gắng và cố gắng cao nhất trong việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng đạo đức kinh doanh, tôn trọng khách hàng.

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan