Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông

ky-nang-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong

Trong suốt quá trình hoạt động trên thị trường, Doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khủng hoảng về truyền thông. Nhưng không phải Doanh nghiệp nào cũng có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông. Nhất là khi họ không có sự chuẩn bị nào trước.

Có thể nói: Ngoài việc chịu áp lực về kết quả kinh doanh, chất lượng nhân lực hay tác động từ thị trường. Thì Doanh nghiệp còn phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng truyền thông. Chính vì vậy, việc trang bị kiến thức, kỹ năng ứng phó với khủng hoảng. Là điều cần thiết mà các tổ chức nên thực hiện. Dưới đây, PA Marketing sẽ chia sẻ với bạn đọc về vấn đề này.

1.Nguyên nhân và phản ứng thường thấy khi khủng hoảng xảy ra tại các Doanh nghiệp.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của khủng hoảng truyền thông. Nhưng nó đều thường xảy ra bất ngờ.

nguyen-nhan-bung-no-khung-hoang

Nguyên nhân bùng nổ khủng hoảng

Hai phản ứng thương thất khi khủng hoảng diễn ra:

  • Một là im lặng trước mọi lời chỉ chích, mọi câu hỏi được đưa ra.
  • Hoặc ngược lại, cách phản ứng thứ hai là căng thẳng, chối bỏ và tỏ ra gay gắt với sự việc. Đưa ra những phát ngôn không nhất quán. Vì không có sự chuẩn bị, không có kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông; Không cử người phát ngôn đại diện cho Doanh nghiệp; Và không chuẩn bị kịch bản trả lời phỏng vấn. Điều này vô tình tạo cho các kênh truyền thông đào sâu khiến khủng hoảng lan rộng.

Sự lúng túng của Doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra:

Điều này chủ yếu là do lãnh đạo Doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến nghiệp vụ PR.

thieu-chuan-bi-khi-khung-hoang-xay-ra

Sự thiếu chuẩn bị khi khủng hoảng xảy ra

  • Khủng hoảng có thể đã tránh được hoặc việc xử lý khủng hoảng truyền thông sẽ êm đẹp hơn. Nếu Doanh nghiệp chú ý hơn đến thực tế và kiểm soát tốt hơn thông tin trong và ngoài Doanh nghiệp.
  • PR là tập hợp các hành động, phát ngôn, hình ảnh… Được triển khai trong một thời gian xác định. Có chiến lược, có kế hoạch, hướng tới một hoặc nhiều đối tượng. Tạo dựng, duy trì hoặc phát triển một hình ảnh có lợi cho hoạt động. Cùng với đó là sự phát triển và sự tồn tại của Doanh nghiệp”.

2. Chín nguyên tắc khi xử lý khi khủng hoảng truyền thông.

Để xử lý tốt nhất khủng hoảng, ngoài những kiến thức, kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông học được. Doanh nghiệp cần phải ghi nhớ 9 nguyên tắc dưới đây:

van-dung-ky-nang-xu-ly-khung-hoang-truyen-thong

Vận dụng kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông

  • Thông tin các dữ liệu, dữ kiện một cách rõ ràng.
  • Lắng nghe dư luận đang nói gì về vụ việc?
  • Xác định mục tiêu truyền thông rõ ràng.
  • Ưu tiên hóa đối tượng truyền thông mục tiêu.
  • Chỉ ra quyết định khi quyết định đó tạo ra giá trị mới cho Doanh nghiệp.
  • Cho phép người quyết định hiểu rõ tình huống nhất trước khi phát ngôn.
  • Luôn lấy giá trị và mục tiêu của Doanh nghiệp làm thước đo cho các hành động khi xử lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp.
  • Lắng nghe liên tục và thay đổi hướng xử lý khủng hoảng truyền thông khi cần thiết.
  • Tới nơi, địa điểm xảy ra khủng hoảng xem xét rõ vấn đề để tìm ra nguồn gốc vụ việc.

3.Kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông cần lưu ý.

  • Không quanh co, chối trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm. Việc này chỉ khiến vụ việc trở nên tệ hại. Và công chúng sẽ nghĩa rằng, bạn đang trốn tránh và hèn nhát khi không chịu đối mặt với sai lầm.
  • Không cư xử trên tiền. Đừng quá đặt trọng lợi ích của Doanh nghiệp mà đưa ra những quyết định làm “tổn thương” công chúng. Hãy biết cách cân bằng chúng, hãy cho người dùng thấy rằng: Lợi ích của họ đang được quan tâm và bảo vệ.

thai-do-khi-tra-loi-truyen-thong

Thái độ khi trả lời truyền thông

  • Không nóng giận, phát ngôn, hành động thiếu kiềm chế, thiếu suy nghĩ. Trước mỗi một quyết định, phát ngôn nào được đưa ra. Bạn cần phải suy nghĩ thật kỹ càng. Và hãy đảm bảo bạn có đủ khả năng để ứng phó. Có đủ bằng chứng đề minh chứng cho thông tin bạn cung cấp.
  • Không phát ngôn hành động bộc phát, không nhất quán.
  • Không xóa bài, chắc chắn truyền thông sẽ liên tục tìm kiếm, cập nhật thông tin về bạn. Nen nếu bạn xóa bài chứng tỏ Doanh nghiệp đang có điều giấu diếm. Điều này càng kích thích nhà báo và đối thủ đào sâu, nghiên cứu.

Cuối cùng, trong suốt quá trình giải quyết khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp cần phải luôn tỏ tinh thần lạc quan. Và thiện chí hợp tác, sẵn sàng chia sẻ với mọi bên liên quan. Diễn đạt sự trung thực và với tinh thần lãnh đạo của mình trong suốt thời gian khủng hoảng. Đó trách nhiệm đầu tiên và cũng là cuối cùng của một Doanh nghiệp. Và là một kỹ năng xử lý khủng hoảng truyền thông quan trọng. Mà nhiều Doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa làm được.


Bài viết liên quan