Hiểu đúng về em Sán

hieu-dung-ve-em-san

Ve vẻ vè ve, nghe vè em sán

Chúng ta chẳng ngán chúng ta đâu…

Âu cũng là do chúng ta cả…

1.Thực trạng về sán hiện nay.

vu-viec-124-tre-bi-nhiem-san-lon-tai-bac-ninh

Vụ việc 124 trẻ bị nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh

  • Chúng ta hiện nay đang rất hoang mang lo lắng về em sán do em lợn gây ra. Và em sán chui vào người em nhỏ là do người lớn cho các em ăn các sản phẩm ôi thiu hỏng. Những phẩm cấp chất lượng không đáng cho lợn ăn.
  • Nhưng có thể vì thói quen chế biến, sự ngu dốt (cách chế biến), sự tham lam (vì tiền), sự coi thường pháp luật (chả ai kiểm tra, mà biết cũng chả sao). Và sự lỏng lẻo của nhà quản lý các cấp từ cơ sơ (trường học), tới xã huyện tỉnh.

2.Bản chất và nguồn gốc của em sán ở đâu ra?

Em sán có phải chỉ có trong lợn gạo như chúng ta đang truyền thông nhờ vụ việc không?

nguy-co-nhiem-san-tu-thoi-quen-an-uong

Nguy cơ nhiễm sán từ thói quen ăn uống

  • Hiện nay mọi người đang đổ dồn vào một số xã của một huyện của tỉnh Bắc Ninh. Và có thể nghĩ rằng, chỉ có ở đây bị sán, hoặc trường học này mới láo nháo, còn trường học khác thì không.
  • Nhưng không, đây là vấn đề hệ thống, ở đâu cũng có: Do thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm bẩn, cung cấp thực phẩm bẩn. Nên các trường học trên toàn quốc đều có nguy cơ cung cấp thực phẩm bẩn và bữa ăn không ra gì. Kể cả trường mầm non quốc tế luôn, các cháu vẫn có thể phải ăn cám lợn bình thường. Cụ thể là đã có một số trường được lên báo rồi.

Em sán có trong cơ thể người là chuyện dễ hay khó?

  • Cơ bản là dễ vì em ấy có nhiều nguồn để đi vào. Có thể do ăn rau sống, có thể do uống nước không sạch. Cũng có thể không rửa tay trước khi ăn (80%?), hoặc không rửa tay xà phòng 30s trước khi ăn (90-95%?). Rồi không rửa tay xà phòng sau khi đi vệ sinh (70%?). Hay ăn thức ăn không rõ nguồn gốc, ăn thức ăn hè phố lề đường, ăn cơm bụi giá 20K một đĩa đầy lù.
  • Người trồng rau, người nuôi lợn, người nuôi gà… vẫn còn làm nhỏ lẻ, thủ công. Và phương pháp canh tác, nuôi trồng vẫn còn nhiều sâu bệnh, trứng giun, trứng sán…
  • Trứng sán, sẽ theo phân chui ra môi trường, bám vào đất và thức ăn. Do tập quán canh tác của người dân. Đặc biệt các anh chị thuận tự nhiên thích dùng phân nhưng thiếu hiểu biết. Phân chuồng, phân xanh ủ không đúng cách, tưới rau bằng nước tiểu… Trứng sán đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng, con ấu trùng này mới chui vào máu. Chúng thỏa sức chạy lăng quăng rồi lạc chỗ vào não, cơ… Đây ra bệnh cho động vật và người, dân gian gọi là bệnh gạo. Như vậy, ăn rau bẩn còn nguy hiểm hơn thịt bẩn. Cái này bà và mẹ mình đã dặn mình từ ngày còn bé tí.

Nói gì về vụ việc 124 trẻ bị nhiễm sán tại 1 trường học của Bắc Ninh?

phu-huynh-day-song-khi-tre-bi-nhiem-san-do-thuc-an-tai-truong

Phụ huynh dậy sóng khi trẻ bị nhiễm sán do thức ăn tại trường

  • Quay lại vụ ầm ĩ này, các cháu nhỏ làm xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sán kết quả dương tính có nghĩa là: Cơ thể hoặc đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng là con sán, hoặc có thể đang mắc sán.
  • Đặc biệt xin lưu ý rằng: Không chỉ có ở vùng quê này ở Bắc Ninh đâu. Các bố, các mẹ ở các tỉnh khác, vùng khác cũng có nguy cơ cao như ở vùng này (thề đấy, tin thầy Phan Anh đi). Không tin, cho con mình đi kiểm tra xem. Trừ những vùng thành thị hoặc nhà có điều kiện. Con cái không hoặc ít tiếp xúc với nguồn bệnh thì tỷ lệ sẽ thấp.

3.Vậy phải làm gì để không bị em giun em sán chui vào người em nhỏ?

ngua-san-trong-chinh-thoi-quen-sinh-hoat-an-uong-hang-ngay

Ngừa sán trong chính thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

  • Không ăn thịt động vật ôi thiu hỏng, không ăn thịt động vật khi đang có dịch. Lựa chọn thịt động vật có chất lượng tốt tươi mới. Hoặc hàng nhập khẩu càng tốt, hàng rõ nguồn gốc xuất xứ. Ưu tiên ăn hải sản cũng là một lợi thế.
  • Không ăn rau sống ngoài hàng quán (đa phần rửa rất bẩn). Nếu ăn ở nhà cũng phải ngâm nước muối. Hoặc là làm thế nào đó để không có trứng giun trứng sán trong rau sống.
  • Ăn chín uống sôi 100 độ C, hạn chế các món tái, sống, lẩu.
  • Vệ sinh cá nhân, chân tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống.
  • Uống thuốc tẩy giun sán định kỳ (06 tháng/ 1 lần), mua thuốc xịn ấy, kẻo lại mua phải thuốc dởm thì giun sán lại được uống thuốc bổ. Đợt này đang có dịch thì tẩy luôn đi. Hoặc cho đi khám xét nghiệm xem có giun sán hay không.

Bệnh sán lợn này cũng đơn giản không khó đâu. Trừ khi em sán chui lên não thì hơi nản tí, còn sán trong ruột thì đơn giản. Chỉ cần uống thuốc là hết, thật đấy.

Phan Anh chuyên gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

P/s: Thật ra đây chỉ là những kiến thức hoàn toàn đơn giản, thuần túy, vệ sinh dịch tễ thôi. Chứ không phải chuyên gia mới biết các bạn nhé.

Các mẹ share về mà đọc.


Bài viết liên quan