Các ứng dụng quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Phần về các ứng dụng quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gồm những dịch vụ gì? Trong cuốn sách Marketing Online 4.0 là phần tác giả/ chuyên gia Phan Anh xin phép được giới thiệu thêm (Bonus) cho các anh chị chủ doanh nghiệp. Để có thêm thông tin hoặc hiểu thêm, đa chiều hơn về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Từ đó, giúp cho các bạn độc giả, những giám đốc điều hành, nhà quản trị, nhà khởi nghiệp… Tưởng tượng thêm về xu hướng công nghệ trong tương lai sẽ như thế nào.

Đây chỉ là một số thông tin tham khảo thêm về “4.0”. Nếu muốn biết thêm chi tiết, các bạn đọc vui lòng tìm thêm các cuốn sách khác nghiên cứu chủ đạo về “4.0” thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Sự phát triển của nền công nghiệp 4.0

Như chúng ta đã biết: Nền công nghệ thông tin số hóa tiên tiến đã được ứng dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Nền công nghiệp 4.0 mang đến nhiều thay đổi lớn:

  • Nhưng với nền công nghiệp 4.0, nó sẽ làm thay đổi: Dây chuyền sản xuất, quy tình sản xuất, nguyên liệu sản xuất, thời gian sản xuất sản phẩm, phương thức sản xuất sản phẩm. Điều này sẽ dẫn đến hiệu quả và năng lực sản xuất số lớn, mọi thứ đều tốt hơn trước nhiều, rất nhiều.
  • Chính sự thay đổi về phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất truyền thống giữa các nhà cung ứng, nhà sản xuất và người tiêu dùng trong chuỗi cung ứng (tạm gọi là chuỗi cung ứng 4.0). Cũng như là mối quan hệ mới giữa con người với máy móc– phần mềm và công nghệ.

Các ứng dụng của nền công nghiệp 4.0:

  • Nền công nghiệp 4.0 có rất nhiều ứng dụng quan trọng khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu cứu và nhiều chuyên gia dự báo: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi nền kinh tế. Tái cấu trúc nền kinh tế bằng 10 ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng dưới đây.
  • Và trong bài nghiên cứu này, tác giả cũng xin đề cập đến 10 (mười) xu hướng ứng dụng cơ bản và quan trọng trọng của nó trong kỷ nguyên IoT 4.0 này. Tổ hợp của các ứng dụng cơ bản này là cấu thành nền tảng của nền công nghiệp 4.0. Giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và hiểu biết hơn về nền công nghiệp 4.0. Từ đó, bài nghiên cứu cũng rút ra một số bài học gợi ý áp dụng cho nền giáo mang tính cập nhật xu hướng. Đón đầu kỷ nguyên IoT 4.0 đã và đang bắt đầu với những bước đi đầu tiên.

mo-hinh-cua-cuo-cach-mang-cong-nghiep-4.0-va-cac-ung-dung

Mô hình của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các ứng dụng

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả Phan Anh

Thứ nhất: Dữ liệu lớn (big data) và phân tích dữ liệu lớn:

Trong bối cảnh nên công nghiệp 4.0, rất dễ để có được những dữ liệu chính xác. Và số lớn từ việc thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào, dùng phần mềm phân tích dữ liệu trên các thiết bị siêu máy tính. Và từ đó ước lượng được toàn bộ các nguồn dữ liệu khác nhau.

Ứng dụng của Big Dât và phân tích dữ liệu lớn:

  • Các thông tin chính xác dựa trên dữ liệu số lớn và phân tích dữ liệu số lớn sẽ giúp cho: Các chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà sản xuất… Liên kết được các thông tin cần thiết và chính xác để sản xuất phục vụ các yêu cầu của thị trường.
  • Dữ liệu lớn có thể được mua bán, trao đổi, cung cấp bởi các bên thứ ba chuyên nghiệp. Việc sử dụng dữ liệu lớn sẽ giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng theo thời gian thực. Hoặc cập nhật nhanh nhất nhu cầu của khách hàng.
  • Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn sẽ trở thành một quy chuẩn trong một quy trình quan trọng. Hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định tức thời, đảm bảo sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.

nguon-du-lieu-da-duoc-phan-tich-khong-lo

Nguồn dữ liệu đã được phân tích khổng lồ

Nguồn khai thác Big Data:

  • Dữ liệu lớn được lấy nguồn từ bất kỳ đâu, bất kỳ nền tảng nào trên mạng Internet, thiết bị di động có kết nối… Chỉ cần có kết nối, bạn sẽ bị lưu thông tin, hoặc bạn sẽ tìm kiếm được thông tin từ chính người dùng được kết nối đó bao gồm: Thói quen; Sở thích; Hành vi; Thiết bị di động; Lịch trình di chuyển; Thích đọc gì; Thích xem gì; Thích tương tác nội dung nào; Tìm kiếm điều gì; Đang ở đâu; Online vào thời gian nào; Tình trạng hôn nhân; Khả năng thu nhập…
  • Tất cả đều có thể thu thập được dễ dàng và đa dạng qua nhiều nền tảng và phương thức khác nhau. Từ đó, các phần mềm phân tích dữ liệu lớn sẽ chỉ ra những xu hướng và hành vi quan trọng của người dùng. Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, đội nhóm marketing… Cũng có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.

Ví dụ cụ thể:

  • Một ví dụ đơn cử ứng dụng số liệu lớn đối với một công ty cung cấp dịch vụ nghe nhạc trực tuyến đó là: Khi người dùng mạng xã hội Facebook, Instargram hoặc Zalo. Khi họ viết một thông điệp buồn (status). Thì dịch vụ nghe nhạc trực tuyến sẽ gợi ý cho người nghe nhạc những bản nhạc phù hợp với tâm trạng của người nghe tại thời điểm đó.
  • Một ví dụ khác: Facebook Inc là một công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội kết nối lớn nhất thế giới với hơn 2 tỷ tài khoản sử dụng. Mạng xã hội Facebook cũng thường xuyên thu thập: Hành vi, sở thích, thiết bị, hoạt động số, nhân khẩu học, tâm lý hành vi… Của người dùng Facebook để đưa vào hệ thống quảng cáo và khai thác quảng cáo rất hiệu quả. Giúp Facebook nhanh chóng vươn lên trở thành công cụ quảng cáo trực tuyến số 1 thế giới với mức doanh thu quảng cáo trực tuyến tăng trưởng hàng năm rất ấn tượng.

Thứ hai: Sự tự động hóa (Robot hóa).

Nền công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi lớn hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa các ngành sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt là việc ứng dụng các robot tự động hóa, robot hoặc thiết bị tự hành vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Các thiết bị robot hữu hình sẽ có mặt trong hầu hết các nhà máy.

Ứng dụng của sự tự động hoá trong mọi mặt đời sống:

Trong đời sống con người, trong các cửa hàng, cửa hiệu như là một phần của nguồn lực xã hội. Robot tự động hóa, tự hành và thông minh. Nó có thể có khả năng tương tác lẫn nhau thông qua giao thức liên lạc. Có thể tương tác với con người thông qua giao thức phần mềm hỗ trợ.

  • Robot sẽ giúp con người trong quá trình sản xuất, trong quá trình kinh doanh và trong đời sống hàng ngày.
  • Robot cũng có thể tự học hỏi và tự phát triển các kỹ năng mới thông qua AI (trí tuệ thông minh nhân tạo) để trở nên thông minh hơn.

Những con robot này sẽ có giá thành rẻ hơn; Có phạm vi năng lực rộng hơn loại robot đang được vận hành trong dây chuyền sản xuất ngày nay. Và hơn hết, các con robot này sẽ được chính các con robot khác sản xuất hàng loạt. Và được bán như những món sản phẩm mà con người có nhu cầu.

robot-hoa-trong-moi-linh-vuc

Robot hóa trong mọi lĩnh vực

Robot của nền công nghiệp 4.0:

  • Chúng ta vẫn thường thấy và được biết Robot là các thiết bị công nghiệp được dùng trong quá trình sản xuất công nghiệp như: Sản xuất ô tô, sản xuất sắt thép, sản xuất thiết bị điện tử… Nhưng đó là phiên bản robot của nền công nghiệp 3.0. Còn Robot trong nền công nghiệp 4.0 sẽ trở nên thông minh, có hình dạng giống con người. Và có khả năng suy nghĩ, khả năng tự học gần giống với con người. Cũng theo một báo cáo của WorldBank[1] thì số lượng robot sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp liên tục gia tăng qua các năm và tiếp tục gia tăng trong thời kỳ công nghiệp 4.0 này.
  • Thực tế trên thế giới, các nhà sản xuất đã thử nghiệm thành công Robot sản xuất công nghiệp chính xác; Robot thám hiểm đại dương; Robot đánh cờ và đánh thắng cả những kỳ thủ hàng đầu thế giới nhờ kết hợp với AI. Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng thêm nhiều loại robot vào: Cuộc sống, kinh doanh, bán hàng… Chứ không đơn thuần chỉ là các robot phục vụ sản xuất.
[1] https://blogs.worldbank.org/jobs/economic-and-social-consequences-robotization

Thứ ba là: Sự mô phỏng hóa (hay thực tế ảo):

Sự mô phỏng là những thao tác mô phỏng mang tính giả lập để tưởng tượng ra quá trình của vật thể thực tế sẽ diễn ra như thế nào.

  • Sự mô phỏng hóa sẽ được sử dụng nhiều hơn trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất. Và ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề quan trọng khác.
  • Sự mô phỏng hóa sẽ tận dụng các thông tin thời gian thực và phản ánh thế giới tự nhiên. Thông qua mô hình ảo bao gồm: Máy móc, thiết bị, sản phẩm và con người.

Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất thử nghiệm và đánh giá. Để thiết lập máy móc cho việc sản xuất tiếp theo trong thế giới ảo trước khi điều chỉnh lại ở thực tế. Và nhờ đó giảm thiểu thời gian lắp đặt máy móc và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Để dễ tưởng tượng sự mô phỏng hóa ứng dụng trong ngành công nghiệp 4.0 như thế nào. Thì chúng ta có thể lấy ví dụ:

  • Một bác sỹ có thể khám bệnh và tiên liệu phác đồ điều trị sẽ giúp cơ thể hồi phục như thế nào. Giải quyết được vấn đề gì của bệnh nhân tại thời điểm hiện tại…
  • Tất cả sẽ được mô phỏng hóa trên hệ thống máy vi tính. Và bác sỹ có thể ra quyết định sử dụng liệu pháp đó trong quá trình chữa bệnh cho bệnh nhân.

Thứ tư là: Sự hội tụ hệ thống:

Với nền công nghiệp 4.0, các công ty, phòng ban, chức vụ và quyền hạn sẽ trở nên gắn kết hơn một cách xuyên suốt. Việc toàn bộ các mạng lưới thông tin được đồng nhất sẽ mở ra và hiệu lực hóa chuỗi giá trị tự động.

  • Sự hội nhập hay hội tụ này được gắn kết, kết nối thông qua: Các ứng dụng phần mềm; Các ứng dụng trợ lý ảo; Không gian tương tác màn hình ba chiều theo thời gian thực với các thiết bị phần cứng hỗ trợ (máy chiếu 3D, kính 3D, âm thanh 3D, mùi vị…)… Cho phép chúng ta có thể làm việc từ xa mà như là đang gặp nhau trực tiếp.
  • Sự hội tụ hệ thống có ý nghĩa là: Tất cả các công nghệ đều sẽ hội tụ lại. Và giúp cho mọi việc diễn ra theo một quá trình xuyên suốt, dễ dàng và đa chiều.

Điều này sẽ giúp: Tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng khả năng sáng tạo của con người. Và thay đổi cách mà các nhân viên trong công ty, cơ quan tương tác với nhau. Sự hội nhập hay hội tụ công nghệ, hội tụ hệ thống là bắt buộc không thể tránh được. Bởi chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống công nghệ lớn.

Thứ năm là: Mạng lưới vạn vật, vạn dịch vụ kết nối Internet (IoTs/ IoS):

mang-luoi-ket-noi-van-vat-internet-of-things

Mạng lưới kết nối vạn vật- Internet of Things

Nền công nghiệp 4.0 sản xuất ra nhiều thiết bị thông minh hơn. Hay đúng hơn là các thiết bị trong kỷ nguyên IoT này đều trở nên hoặc cần thiết phải thông minh. Có khả năng kết nối giữa các thiết bị này với thiết bị khác thông qua các ứng dụng kết nối như: Wifi, 3G, 4G, 5G, Bluetooth hoặc các công nghệ kết nối khác tiên tiến hơn trong tương lai.

Sự phát triển của mạng lưới kết nối trong nền công nghiệp 4.0 cho phép:

Nhiều thiết bị có thể liên lạc và tương tác với nhau hoặc với nhiều hệ điều hành trung tâm nếu cần thiết.

  • Mọi thứ đều trở nên thông minh và được kết nối sẽ làm thay đổi rất nhiều về: Hành vi, suy nghĩ và quan điểm sống, quan điểm kinh doanh. Cách mà con người tương tác với nhau.
  • Nó cũng giúp cho việc phân quyền, phân tích và việc ra quyết định dễ dàng hơn; Ở bất cứ nơi đâu; Bằng bất cứ cách nào… Cho phép chúng ta có sự phản hồi kịp thời.

Ví dụ:

Chúng ta có thể tưởng tượng một sản phẩm của IoT sẽ là một chiếc tủ lạnh thông minh. Nó có thể:

  • Giúp cho chúng ta lên danh sách thức ăn cần phải mua, menu món ăn đa dạng. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế độ dinh dưỡng của cả gia đình. Đồng thời chiếc tủ lạnh thông minh sẽ tự “đi chợ Internet” bằng cách gửi các đơn hàng đến siêu thị trực tuyến mà chúng ta. Hoặc “nó” đã thiết lập kết nối mua bán, thanh toán.
  • Tủ lạnh thông minh có kết nối Internet còn giúp chủ nhân biết đồ gì mới, đồ gì cũ. Và tiết kiệm điện năng, cộng với khả năng hiển thị email, tin nhắn nhắc việc tại màn hình phía bên ngoài tủ lạnh.

Và tương tự như thế, thế giới của chúng ta sống, mọi thứ sẽ thông minh, có kết nối với nhau theo một cách như vậy.

Thứ sáu là: Siêu an ninh mạng:

Siêu an ninh mạng[2] được hiểu là: Việc đảm bảo an toàn và an ninh mạng ở quy mô lớn- quy mô toàn cầu theo thời gian thực.

[2] https://www.dhs.gov/cybersecurity-overview

Vai trò của siêu an ninh mạng:

  • Giúp cho thông tin liên lạc được thông suốt và an toàn.
  • Giúp cho các kết nối được ổn định và an toàn.
  • Giúp bảo vệ tính riêng tư của người dùng, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan.
  • Giúp xác định tính định danh của người dùng.
  • Giúp bảo vệ tài sản của con người. Bởi lúc này con người sẽ có tài sản là tiền ảo, sản phẩm số hóa, quy trình kinh doanh trực tuyến…

Sự kết nối gia tăng, yêu cầu về an ninh càng quan trong hơn bao giờ hết:

Sự gia tăng các kết nối từ người dùng toàn cầu và kết nối của các thiết bị thông minh sẽ liên tục gia tăng mạnh mẽ. Việc ứng dụng của các nghi thức giao tiếp giữa máy với máy; Giữa người với máy rất thịnh hành và phát triển rực rỡ trong nền Công nghiệp 4.0.

  • Hàng tỷ tỷ đơn vị kết nối, hàng tỷ thiết bị kết nối với nhau trên toàn cầu đã làm gia tăng nhu cầu đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống công nghiệp và dây chuyền sản xuất; Hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống máy tính/ máy chủ; Hệ thống các thiết bị kết nối như: Điện thoại, máy tính, tủ lạnh, tivi, thiết bị âm thanh, thiết bị ánh sáng, thậm chí kể cả máy bay…; Bảo vệ an toàn dữ liệu; Bảo vệ ứng dụng và mạng lưới, từ các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Các mối đe doạn an ninh mạng có thể đến từ bất kỳ đâu. Thậm chí có thể đến từ chính một hệ thống có tích hợp AI để thực hiện các hành vi bất hợp pháp. Kết quả là, các phương thức giao tiếp an toàn và đáng tin cậy. Cùng với sự nhận dạng tinh vi cho quyền điều khiển máy móc, thiết bị đầu cuối của người dùng ngày càng trở nên quan trọng. Từ đó đòi hỏi các mô hình siêu an ninh mạng. Tức là bảo đảm an toàn và an ninh mạng ở quy mô lớn, quy mô toàn cầu.

Thứ bảy là: Điện toán đám mây.

Câu hỏi được đặt ra, điện toán đám mây (Cloud Computing hay Cloud service) là gì?[3]

[3] https://azure.microsoft.com/en-in/overview/what-is-cloud-computing/

cong-nghe-dien-toan-dam-may

Công nghệ điện toán đám mây

  • Điện toán đám mây hay Cloud Computing là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng để lựa chọn và sử dụng tài nguyên tính toán theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng. Đồng thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng. Giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp.
  • Điện toán đám mây chỉ đơn giản là một tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web. Khi bạn biểu đồ mối quan hệ giữa tất cả các yếu tố tương tự như một đám mây.

Với các dịch vụ sẵn có trên Internet:

  • Doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình. Bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ.
  • Google, theo lẽ tự nhiên, nằm trong số những hãng ủng hộ điện toán máy chủ ảo tích cực nhất. Bởi hoạt động kinh doanh của họ dựa trên việc phân phối các cloud (virtual server). Đa số người dùng Internet đã tiếp cận những dịch vụ đám mây phổ thông như: E-mail, album ảnh và bản đồ số.

Với doanh nghiệp:

  • Khi ứng dụng mô hình điện toán đám mây chỉ cần cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính. Bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng/ chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng/ chương trình này sẽ cho phép nhân viên  đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web. Trong đó có chứa tất cả các chương trình mà họ cần cho công việc của mình.
  • Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác có thể giúp nhân viên của bạn chạy tất cả mọi thứ từ e-mail. Để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.

Hệ thống điện toán đẩm mây giúp bạn đơn giản hóa các công việc:

Trong hệ thống điện toán đám mây, khối lượng công việc được thay đổi đáng kể.

  • Máy tính tại doanh nghiệp bạn không còn phải làm tất cả những công việc nặng nhọc như chạy các ứng dụng, chương trình nặng. Thay vào đó, mạng máy tính tạo nên các đám mây sẽ đảm nhận công việc xử lý chúng. Giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho phần cứng và phần mềm.
  • Điều duy nhất mà máy tính của người sử dụng cần để có thể chạy được phần mềm là: Giao diện để có thể sử dụng hệ thống điện toán đám mây. Đó có thể đơn giản là một trình duyệt Web và mạng lưới đám mây sẽ đảm nhận phần còn lại.

Hệ thống điện toán đám mây đáp ứng hu cầu chia sẻ dữ liệu lớn giữa các doanh nghiệp:

  • Ngày càng nhiều các công việc liên quan đến: Sản xuất, xây dựng hệ thống, phát triển mạng lưới… Sẽ yêu cầu việc chia sẻ dữ liệu giữa các công ty. Cùng lúc đó, hiệu suất của công nghệ điện toán đám mây sẽ được cải thiện, đạt đến việc xử lí dữ liệu lên tới một phần nghìn giây.
  • Kết quả là, các dữ liệu sẽ được lưu trữ tại các đám mây. Cho phép nhiều dịch vụ định hướng dữ liệu cho hệ thống sản xuất. Nền tảng đám mây là nền tảng kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp.

Các lợi ích cơ bản của điện toán đám mây:

Sử dụng các tài nguyên trực theo yêu cầu, theo thời gian thực:

  • Các tài nguyên máy tính, không gian mạng, phần mềm, dịch vụ Internet (thanh toán, bảo mật, đường truyền…). Được cấp phát cho doanh nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp muốn một cách tức thời.
  • Thay vì việc doanh nghiệp phải tính toán xem có nên mở rộng hay không. Phải đầu tư bao nhiêu máy chủ… Thì nay doanh nghiệp chỉ cần yêu cầu và đám mây sẽ tự tìm kiếm tài nguyên rỗi để cung cấp cho bạn.

Giúp giảm chi phí và tốc độ cao:

  • Doanh nghiệp sẽ có khả năng cắt giảm chi phí để mua bán, cài đặt và bảo trì tài nguyên. Bởi vì tài nguyên được chia sẻ và dùng chung, dựa trên các hệ thống tài nguyên lớn.
  • Ví dụ như: Doanh nghiệp không cần phải chi ra hàng tỷ đồng để có thể xây dựng một hệ thống website thương mại điện tử lớn như: Adayroi, Lazada… Mà hoàn toàn có thể thuê hệ thống đầy đủ như vậy với dịch vụ đám mây của Amazon SES.

Giảm độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp:

  • Lúc này đây, các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân… Không cần phải có các đội ngũ chuyên gia IT để vận hành các vấn đề liên quan đến IT. Mà chúng ta có thể tiến hành thuê mua ngoài thông qua các giải pháp điện toán đám mây.
  • Lúc này doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức có thể yên tâm tập trung vào lĩnh vực chuyên môn hoặc lĩnh vực mà mình làm tốt nhất. Còn phần thuê mướn dịch vụ IT đã có giải pháp điện toán đám mây lo. Ví dụ như: Chia sẻ máy chủ, chia sẻ tài nguyên không gian mạng; Chia sẻ băng thông đường truyền; Chia sẻ các dịch vụ email; Dịch vụ thanh toán trực tuyến; Các phần mềm chủ đạo phục vụ công việc kinh doanh…

Sử dụng hiệu quả tài nguyên, đáng tin cậy:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức sẽ luôn được cập nhật những công nghệ mới nhất. Bởi công nghệ điện toán đám mây luôn đi trước và tạo ra nền tảng, hệ thống sẵn có cho hàng triệu người dùng.
  • Tính ổn định cao, dùng đến đâu trả phí đến đó. Không dùng nữa cắt giảm dịch vụ ngay mà không gây lãng phí tài nguyên hay tài chính.
  • Các tài nguyên cũng được bảo vệ, lưu trữ một cách an toàn theo tiêu chí của các đám mây đã đưa ra.

Thứ tám là: Công nghệ sản xuất bồi đắp (additive manufacturing).

Các công ty trên thế giới đã bắt đầu sử dụng phương pháp sản xuất bồi đắp để tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế toàn cầu. Và cũng làm thay đổi cách sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

cong-nghe-san-xuat-boi-dap

Công nghệ sản xuất bồi đắp

  • Sản xuất bồi đắp (additive manufacturing) được hiểu là phương pháp sản xuất dựa trên các hoạt động bồi đắp thêm vào giữa các lớp (layer). Các lớp được đè lên nhau thông qua công nghệ in 3D (là công nghệ chủ yếu của sản xuất bồi đắp hiện nay).
  • Nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất bồi đắp được chấp nhận bằng các nguyên liệu như: Nhựa, kim loại (sắt, đồng, nhôm…), sợi tổng hợp (dùng để sản xuất quần áo) bê tông (dùng để xây nhà)… Thậm chí là thức ăn (trứng, bột mì…) và nhiều loại nguyên liệu khác. Và trong tương lai nguyên liệu đầu vào có thể là chính tế bào hoặc một phần nào đó của cơ thể con người.

Công nghệ sản xuất bồi đắp:

  • Công nghệ sản xuất bồi đắp thông được thực hiện thông qua một máy in (hiện nay là các máy in 3D), Kết hợp với các nguyên liệu đầu vào để tạo ra các vật phẩm theo yêu cầu của người sản xuất.
  • Công nghệ sản xuất bồi đắp phổ biến nhất tại thời điểm này là công nghệ in 3-D. Mà chủ yếu được dùng để sản xuất các linh kiện đơn lẻ.

Công nghệ sản xuất bồi đắp hiện nay đã có mặt trên thế giới bao gồm các phiên bản công nghệ như: SLA, FDM, MJM, 3DP, SLS[4]. Với nền công nghiệp 4.0, sự sản xuất bồi đắp sẽ được sử dụng rộng rãi để sản xuất từng phần nhỏ của những sản phẩm đặc chế. Mang đến những thuận lợi về cấu trúc, chẳng hạn như những thiết kế phức tạp hạng nhẹ.

[4] https://www.technologyreview.com/s/513716/additive-manufacturing/

 

Ứng dụng:

Hiện nay ứng dụng của công nghệ in 3D vào cuộc sống cũng đã có những bước đi và sự phát triển mạnh mẽ:

  • Máy in 3D kích thước lớn đã xây một công trình văn phòng làm việc trong vòng 17 ngày kể từ khi bấm nút in.
  • Máy in 3D có thể in các sản phẩm sử dụng hàng ngày như: Bát đĩa, cốc chén, quần áo, mũ, xe máy, xe đạp, ô tô, máy bay không người lái…

Thứ chín là: Công nghệ tương tác thực tế (thực tế ảo):

  • Hệ thống công nghệ tương tác thực tế hỗ trợ rất nhiều dịch vụ, chẳng hạn như: Lựa chọn những bộ phận trong kho chứa hàng và gửi hướng dẫn sửa chữa tới điện thoại của bạn. Những hệ thống này còn đang được hoàn thiện. Nhưng trong tương lai, các công ty sẽ sử rộng công nghệ tương tác thực tế một cách rộng rãi để: Cung cấp cho người lao động các thông tin thời gian thực (real-time information); Cải thiện việc ra quyết định và thủ tục làm việc.
  • Các ứng dụng công nghệ thực tế ảo hiện nay chủ yếu được dùng trong lĩnh vực giải trí và nghiên cứu. Chuẩn bị bước sang giai đoạn thương mại hóa với rất nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm của các hãng công nghệ lớn tại Hoa Kỳ như: Google Inc, Microsoft Corp., Facebook Inc… Đang theo đuổi các dự án phát triển các công nghệ này.

Công nghệ này sẽ hứa hẹn thay đổi rất nhiều về nền sản xuất của doanh nghiệp và thói quen tiêu dùng, giải trí của mọi người. Công nghệ này cũng sẽ là một mảng Internet Marketing 4.0 quan trọng.

Thứ mười là: Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI):

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

tri-thong-minh-nhan-tao-ai

Trí thông minh nhân tạo AI

Khác biệt giữa trí tuệ nhân tạo cà lập trình logic:

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc: Ứng dụng các hệ thống máy học để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như:

  • Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề.
  • Biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói.
  • Biết học và tự thích nghi.

Ứng dụng của trị tuệ nhân tạo AI:

Trí tuệ thông minh nhân tạo được áp dụng khá phổ biến hiện nay với các ứng dụng cơ bản như: Trợ lý ảo; Hệ thống tin nhắn trả lời tự động; Nhận diện khuôn mặt và hành vi của người dùng.

  • Phần mềm tương tác giúp cho máy móc có thể giao tiếp với con người gần giống; Hoặc giống giữa con người với con người; Hoặc là phần mềm thông minh tự học giúp robot; Hoặc phần mềm có thể tự học hỏi… Và đưa ra các giải pháp dựa trên ngữ cảnh.
  • Trí thông minh nhân tạo sẽ giúp con người làm việc nhanh hơn. Nhờ có những cỗ máy biết suy nghĩ, biết phân tích, biết học hỏi và biết đưa ra giải pháp. Marketing bằng A.I tức là công nghệ và hệ thống cho phép …

Bản quyền Tác giả: Nguyễn Phan Anh

Như đã giới thiệu thì 10 ứng dụng quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa chia sẻ trên là một phần nhỏ năm trong cuốn sách Marketing Online 4.0 mới nhất của tác giả Nguyễn Phan Anh. Còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác về sự phát triển, tác động của nền công nghiệp 4.0 trong thời điểm hiện nay. Đặc biệt là đối với việc kinh doanh, Marketing của các doanh nghiệp. Bạn có thể tìm đọc thêm trong cuốn sách này.


Bài viết liên quan