Chiến lược lựa chọn sản phẩm : Khác biệt hay là chết (1)

Khác biệt hay là chết

     Phần lớn các doanh nghiệp/cá nhân khi khởi nghiệp kinh doanh thường bắt chước theo những cái đã có sẵn mà ít có sự sáng tạo, làm ra sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp. Thị trường kinh doanh đang cạnh tranh rất khốc liệt, thế giới là phẳng thì cạnh tranh cũng là phẳng.

      Với lực làm phẳng nhờ Internet, bất cứ một tập đoàn lớn nào cũng có thể chết hoặc bị phá sản, bạn không tin ư? Yahoo! Là nhà tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử đã phải bán mình cho tập đoàn Verizon. Nokia với sản phẩm đình đám có mặt tại 155 quốc gia, khoảng 110 năm thương hiệu toàn cầu đã bị vứt vào sọt rác và được người Trung Quốc mua lại để “tái chế”.

CEO của Nokia trước khi bị bán đi cho Microsoft đã khóc nức nở nói đại ý là “chúng tôi đã không làm gì sai trong nhiều năm, và đó là điều sai lớn nhất của chúng tôi”. Vâng, không làm điều gì sai trong kinh doanh cũng có thể là một điều sai, chỉ có thị trường và sự thành công trả lời câu hỏi “ai là người đúng, ai là kẻ mạnh, ai là kẻ khác biệt, ai là người chiến thắng”.

   
    Với một thị trường trăm nghìn người bán, vạn người mua thì kẻ mạnh hoặc những người tạo ra thị trường, dẫn dắt được thị trường, có sự khác biệt đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của khách hàng trong đoạn thị trường ngách mới có thể giành chiến thắng. Do đó, tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng chính là chìa khóa then chốt bảo đảm hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp, cá nhân nào.

Khách hàng mua sắm trực tuyến

   Khách hàng mua sắm online thường rất thông minh vì họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi đi shopping tại các cửa hàng, trung tâm thương mại.

   Họ thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm miễn phí để so sánh và khảo sát đánh giá của các khách hàng khác về sản phẩm/dịch vụ mà bạn và đối thủ cung cấp trước khi quyết định mua một món hàng. Họ so sánh về mọi thứ, chúng ta cần phải ghi nhớ: giá cả, chính sách bảo hành, chương trình khuyến mại, uy tín và thương hiệu của người bán, uy tín và thương hiệu của sản phẩm, phương thức thanh toán vv…

   Do đó, nếu bạn đang kinh doanh, hãy chắc chắn rằng bạn đã bỏ rất nhiều công sức để tạo ra sự khác biệt cho món hàng của mình, hoặc ít ra là bạn đã tạo thêm những “giá trị thặng dư” trong khâu dịch vụ, càng sáng tạo càng tốt, nếu có thể, hãy đem đến sự hài lòng vượt trội cho khách hàng, vượt qua, vượt xa mong đợi của khách hàng. Vì bạn nên biết rằng, các  đối  thủ  cũng  sẽ   bắt  chước  điều  đó rất nhanh chóng.

   Mỗi  đặc  điểm  khác  biệt  sẽ  trở  thành  một  lợi thế  cạnh  tranh, đồng thời cũng  có  thể  gây  ra  sự   gia  tăng  chi  phí  cho  sản  phẩm/ dịch  vụ  mà  bạn  cung cấp. Và  khách  hàng sẽ phải trả một cái giá cao hơn. Do đó, người bán hàng phải lựa chọn cẩn trọng những yếu tố để tạo sự khác biệt.

Bạn chỉ nên tạo ra điểm khác biệt khi nó thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Quan trọng: Điểm khác biệt đó đem lại lợi ích có giá trị lớn cho một số đông người
  • Đặc biệt: Điểm khác biệt đó chưa được bất kì ai khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả.
  • Dễ truyền đạt: Khách hàng dễ dàng thấy sự khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh
  • Tiên phong: Tốt nhất là bạn nên chọn điểm khác biệt mà đối thủ cạnh tranh khó bắt chước, khó copy được hoặc là sự khác biệt mang tính đột phá.
  • Chi phí  hợp  lý:  Điểm khác biệt đó không làm gia tăng quá nhiều chi phí khiến khách hàng khó chấp nhận.
  • Tạo lợi  nhuận: Điểm khác biệt đó sẽ thu hút được khách hàng và mang lại lợi nhuận cho công ty hay shop của bạn.

Như vậy, việc tạo ra điểm khác biệt là thiết kế một loạt các điểm có ý nghĩa để phân biệt sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua các yếu tố:

  • Tạo điểm khác biệt cho sản phẩm: bổ sung thêm tính năng mới: công dụng, thiết kế, đặc điểm mới cho sản phẩm.
  • Tạo điểm khác biệt cho dịch vụ: giao hàng, lắp đặt, bảo hành, chính sách bán hàng…
  • Tạo điểm  khác biệt về nhân sự:  thái độ và chất lượng phục vụ của nhân viên, xây dựng quy trình và thực hiện quy trình.
  • Tạo điểm khác biệt về  hình  ảnh: hệ thống nhận diện thương hiệu như logo, bao bì, nhãn mác, thiết kế sản phẩm

Ngoài những sản phẩm mới do chính bạn thiết kế, làm ra hoặc những sản phẩm độc đáo, số lượng có hạn mà bạn phải bỏ rất nhiều công sức để tìm nguồn hàng và lựa chọn sản phẩm… bạn cần phải làm mới, tạo sự khác biệt bằng bao bì, hình ảnh, dịch vụ vận chuyển, chính sách chăm sóc khách hàng, chương trình bán hàng, bảo hành, đổi trả, thanh toán.

Đọc tiếp 


Bài viết liên quan