Giáo dục là tất cả những gì còn lại sau khi đã quên

Tôi thích câu nói này và tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói này và quan điểm của một trong những thiên tài lỗi lạc. Dù ông không được đánh giá là một nhà cải cách giáo dục đúng nghĩa trong thời của ông. Tôi mượn câu nói này để nói về vấn đề của mà tôi đang quan tâm.

Hàng tuần, tôi có những buổi lên giảng đường đại học, được gặp gỡ và chia sẻ. Dạy một học phần mà tôi được phân công và là chuyên môn của tôi. Tôi nhìn thấy phần lớn những sinh viên háo hức học tập, có sự chuẩn bị nghiêm túc cho tương lai của mình ngay trong giảng đường. Nhưng tôi cũng nhận thấy cũng có một số ít các sinh viên (số ít, không nhiều lắm). Không thực sự quan tâm đến việc học tập một cách nghiêm túc và có chất lượng.

1.Công nghệ 4.0 đang dần thay thế con người và nền giáo dục.

  • Tôi cảm thấy có phần lo lắng về điều đó, làm sao mà bạn đi lên được 4.0 khi bạn đang ở vạch xuất phát 0.4. Tôi không biết phải làm gì để thay đổi điều này. Chỉ cố gắng nói những điều được cho là có trách nhiệm và tầm nhìn mà tôi đã thấy và dự đoán trong tương lai. Vì sao tôi lại lo lắng?
  • Khi đi du lịch tại Mỹ, tôi đã vào siêu thị WalMart- một trong số những nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ. Với doanh số bán hàng đạt 1 tỷ đô la/ 1 ngày. Một siêu thị với diện tích vô cùng rộng lớn, hàng hóa đa dạng, chất lượng cao, giá cả thì thậm chí còn rẻ hơn ở Việt Nam.

he-thong-sieu-thi-walmart-tai-my-da-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-vao-ban-hang

Hệ thống siêu thị WalMart đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào bán hàng

Một siêu thị lớn hàng hecta tại Mỹ vắng bóng nhân viên???

  • Một chiếc áo sơ mi hiệu Tommy ở Việt Nam có thể bán tầm 3 triệu đồng (140 usd). Trong khi đó hàng sales ở Mỹ, bạn có thể mua với giá khoảng 20- 30 USD. Tại quầy hàng nông sản, bạn có thể mua 6 bắp ngô loại rất to với giá chỉ 1 USD (chắc là rẻ hơn ở Việt Nam).
  • Nhưng hầu như cũng không có người bán hàng. Nhân viên bán hàng đã giảm đáng kể vì không cần đến họ. Khi đến phần thanh toán, tôi cũng không thấy có người thu ngân đứng thu tiền như ở siêu thị Việt Nam. Tất cả là tôi phải tự “tít” “tít” “tít” mã vạch sản phẩm với thiết bị thu ngân của siêu thị. Sau đó nó sẽ hiển thị tổng số tiền mà tôi phải chi trả cho số hàng hóa đó. Tôi đưa thẻ thanh toán vào và nó trừ tiền. Sau đó tự in hóa đơn. Và tôi xách hàng ra xe đẩy (giỏ hàng siêu thị) và cho lên xe ô tô mang về một căn hộ mà tôi thuê trên Airbnb.

Một siêu thị với diện tích rộng lớn hàng hecta, mà chỉ có rất ít nhân viên hỗ trợ bán hàng. Mọi thứ có vẻ công nghệ và tự động, giúp tăng năng suất lao động và giảm chi phí đáng kể.

Cửa hàng không người bán đầu tiên trên Thế Giới:

Tiếp đến, khi đến những bang sầm uất, lớn hơn khác như New York, Washington… Tôi bước vào cửa hàng Amazon GO- cửa hàng không người bán hàng đầu tiên trên thế giới. Cửa hàng mà tôi luôn lấy ra làm ví dụ cho sinh viên xem mỗi khi giảng dạy về thương mại điện tử, marketing điện tử.

  • Tại đây, tôi đi qua một thanh chắn (barrie) tự động. Nó sẽ tự mở ra khi bạn cài phần mềm Amazon Go trên điện thoại và đã tích hợp giải pháp thanh toán One Click Payment của Amazon. Tôi có thể lựa chọn vài sản phẩm như: Hoa quả, bánh trái, đồ ăn nhanh, nước uống.
  • Không có ai trông cửa hàng, không có ai tư vấn cho tôi. Tôi mua xong, đi ra ngoài và hóa đơn điện tử được gửi về email. Tiền được trừ trong tài khoản thẻ visa của tôi tại Việt Nam.

Bạn biết đấy, không có người bán. Với tiềm lực về tài chính của Amazon, tôi nghĩ các cửa hàng Amazon Go và các giải pháp bán hàng thương mại điện tử thông minh khác sẽ tràn ngập nước Mỹ. Và sẽ lan tỏa toàn thế giới. Các cửa hàng không cần nhân viên bán hàng, không cần nhân viên thu ngân, không cần nhân viên hỗ trợ. Câu hỏi là lấy đâu ra việc làm cho những nhân lực giá rẻ, chất lượng thấp?

su-ung-dung-cua-cong-nghe-tai-cua-hang-khong-nguoi-ban-amazon-go

Sự ứng dụng của công nghệ tại cửa hàng không người bán Amazon GO

Trong khi ở Việt Nam:

Tại Việt Nam, khi làm marketing cho một nhà hàng kinh doanh tôm hùm, người chủ đầu tư nói: Lương của đầu bếp làm tôm hùm rất cao, và anh phải chiều đầu bếp như chiều vong. Vì sợ đầu bếp đi nơi khác làm việc (cũng dễ hiểu thôi, họ có tài năng và có nhiều lời mời hấp dẫn mà).

Cũng là món tôm hùm nhưng ở Mỹ lại chẳng cần đến 1 “siêu đầu bếp”:

  • Khi bước vào chợ Chelsea tại một tòa nhà cũ tại Mỹ, tôi lựa chọn món tôm hùm để ăn thử. Giá 1 con tôm hùm Alaska với giá khoảng 50 usd/ 1 con (rẻ hơn Việt Nam, chắc chắn rồi). Con tôm đang bơi, bạn có quyền chỉ và chọn lấy 1 con bất kỳ (nó có size sàn sàn như nhau). Sau đó, đầu bếp sẽ sơ chế trong vòng chưa đến 1 phút. Sau đó họ cho vào 1 thiết bị hấp công nghiệp, rất ổn định với nhiệt độ và chất lượng. Họ có thể cho ra thành phẩm là một con tôm hùm hấp rất tươi ngon chỉ trong vòng đúng 03 phút. 100 con chất lượng đồng đều như nhau và không cần đến siêu đầu bếp.
  • Tôi ngồi tính, đầu tư một cái máy như thế này sẽ không phải phụ thuộc vào bất cứ siêu đầu bếp nào. Mà chất lượng đồng đều 100% và cực kỳ nhanh và tốc độ. Hương vị của một chú tôm hùm tươi ngon, hấp với nhiệt độ và thời gian rất nhanh. Nên giữ được hương vị tươi ngon nhất, đúng là công nghiệp kiểu Mỹ.

2.Sự xuất hiện của công nghiệp 4.0 đã dần hiện hữu tại Việt Nam.

Cách đây 3 năm, trong một lần được mời thăm quan một nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam. Tôi đã nhìn thấy khoảng 20 cánh tay rô bốt chuyên chỉ để hàn. Hàn những chi tiết thép đơn giản. Anh quản lý có nói: Một cánh thay rô bốt này bên em nhập từ Nhật về với giá hơn 50K usd/ 1 cánh tay. Nhưng tốc độ làm việc thì năng suất cao gấp 10 lần so với 1 công nhân lành nghề kinh nghiệm trên 5 năm. Và đặc biệt là rô bốt thì rất ít khi ốm, rô bốt không có gia đình nên cũng không có giỗ chạp, cũng không đi lễ lạt gì.

con-nguoi-ngay-dan-duoc-thay-the-bang-may-moc-cong-nghe-cao

Con người dần được thay thế bằng máy móc công nghệ cao

Công nhân, người lao động sẽ dần không có việc làm:

  • Công ty sản xuất thép này rất phát triển, doanh thu rất tốt và đời sống của người lao động cũng tốt. Vì năng suất lao động cao, tính chính xác cao (sản phẩm hàn không bị lỗi, không bị hỏng).
  • Tương lai của ngành sản xuất sẽ là tự động hóa hoàn toàn. Sẽ là các phần mềm và công nghệ AI hỗ trợ và tham gia sâu vào quá trình sản xuất. Công nhân, người lao động sẽ không có việc làm, kể cả những việc đơn giản.

Nhưng có lẽ không phải tất cả:

  • Xe hơi tự lái đã được Google, Microsoft, Apple và nhiều hãng phát triển từ 10 năm nay và đã có những thành quả nhất định. Xe không người lái tự đưa bạn đi từ điểm A đến điểm B. Uber cũng đang áp dụng dịch vụ đặt xe không người lái tại Mỹ và một số quốc gia Châu Âu.
  • Và rồi những người lái taxi truyền thống bị ảnh hưởng bởi Uber. Rồi chính những người lái xe Uber cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xe Uber không người lái. Nhờ ơn Chúa, nhờ sự từ bi của Phật, nhờ phúc của Thánh Ala và cả tình yêu với núi rừng Tây Nguyên, Giàng Ơi. Xe hơi tự lái sẽ không bao giờ đủ thông minh và có thể thành công ở Hà Nội và Hồ Chính Minh (đó cũng là một tin tốt nhỉ).

3.Giáo dục và công nghệ 4.0 có liên quan gì?

Vậy giáo dục liên quan gì đến công nghệ 4.0 ngày càng thay đổi nhanh chóng và đáng ngạc nhiên hơn?

cach-mang-cong-nghiep-4.0-thay-doi-dien-mao-nganh-giao-duc

Cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi diện mạo ngành giáo dục

Về giáo dục:

  • Giáo dục là cửa ngõ để có thể nắm bắt những công nghệ này. Những người làm trong lĩnh vực dữ liệu lớn như: Lập trình hệ thống, lập trình phần cứng công nghiệp, lập trình trí tuệ thông minh nhân tạo, khoa học về vũ trụ… Rất hiếm người làm, lương rất cao nhưng rất khó tuyển người vì không có người để tuyển.
  • Giáo dục là nền tảng cho tất cả các vấn đề công nghệ, nhận thức xã hội, hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Ví dụ về những nước có nền giáo dục tuyệt vời:

  • Tại Nauy: Các nhà tù đã phải đóng cửa, vì không có tù nhân. Lý do được giải thích là một xã hội văn minh và có giáo dục rất tốt, an toàn và hạnh phúc. Đó là những gì khi mô tả về con người và quốc gia này. Có vẻ nó vẫn đúng cho đến thời điểm ngày nay. Nó được bắt nguồn từ giáo dục. Đúng hay sai, các bạn có thể tự trả lời.
  • Tại Thụy Sỹ: Khi mà chính phủ có ý tưởng đề nghị trả lương cho công dân. Tức là bạn là công dân của Thụy Sỹ, bạn sẽ nhận được một khoản tiền lương. Do ngân sách quốc gia dư thừa và giàu có. Nhưng không, người dân Thụy Sỹ đã từ chối chính sách này. Tại những quốc gia kém phát triển khác. Khi nạn đói, trộm cắp, cướp bóc còn hoành hành. Người với người chỉ dành giật nhau miếng ăn, cắn trộm nhau để lên chức lên quyền. Thì tại đây, công dân đã từ chối nhận những đồng tiền không phải do mình làm ra? Có phải đó là bản chất của nền giáo dục tốt đẹp đã có từ nhiều thập kỷ?

Còn tại Việt Nam:

Ở nhiều làng quê tôi quan sát thấy, nhiều gia đình bố mẹ sinh được 2- 3 người con. Và có một tỷ lệ không nhỏ những gia đình đó chia mảnh đất bố mẹ lúc đang sống làm 2- 3 cho con cái. Đó có phải là do bản chất là những người đó (bao gồm cả bố mẹ và các con) không đủ kinh tế để mua thêm các mảnh đất khác. Và giải pháp là chia đất cũng rất hợp lý. Và cứ như thế, tiếp tục như thế sẽ gây ra rất nhiều bức bối, tranh dành, cãi vã.

  • Nếu xét nguyên nhân sâu xa, đó có thể là do giáo dục. Khi mà những người con không nhận được nền giáo dục, sự giáo dục cá nhân đủ tốt, Họ không có cơ hội phát triển (nghèo tiếp cận, nghèo ý chí, nghèo kỹ năng, nghèo kiến thức… Chứ không phải nghèo về tiền bạc đơn thuần- theo cách tiếp cận của WTO).
  • Và như vậy, họ phải chia đất, trông chờ vào những gì đang có sẵn. Và tình cảnh này tôi nhận thấy ở đâu đó trong các làng quê. Thậm chí tại các thành phố lớn cũng vậy. Tranh giành tài sản, không nuôi bố mẹ già, đâm chém trong gia đình… Có thể đó là một sự thất bại của giáo dục nền tảng. Bởi yêu thương con cái, phụng dưỡng cha mẹ, anh em hòa thuận v.v… Là những giá trị tốt đẹp và nền tảng của giáo dục.

Xã hội tốt đẹp thì cần có các gia đình tốt đẹp, điều đó phải xuất phát từ giáo dục nền tảng một cách chuẩn mực và giáo dục cả đời.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.

Phan Anh | Giảng viên đại học | CEO PA Marketing.


Bài viết liên quan