Quá trình khởi nghiệp của Mr. Samsung Man

Quá trình khởi nghiệp của Mr. Samsung man

Mr. Samsung Man là ai?

Mr. SamSung Man tên thật của ngài là Lee, ngài từng là giám đốc điều hành của Sam Sung trong 17 năm, học vị là giáo sư hiện đang giảng dạy tại một trường đại học đứng xếp hạng thứ 6 của Hàn Quốc.
Ngài từng là cố vấn thân cận của Tổng thống Hàn Quốc trong nhiều năm. Và hiện tại ngài vẫn là cố vấn cao cấp của Chính phủ Hàn Quốc.
Hiện nay cuộc sống của Mr. Samsung Man được Chính phủ và tập đoàn Sam Sung đài thọ đến hết cuộc đời vì những đóng góp của ngài cho đất nước Hàn Quốc và tập đoàn Sam Sung.
Và đây là một bài học nhỏ (ghi chép tóm tắt các ý mà ông phát biểu) về quá trình khởi nghiệp và con người của Giáo sư Lee chia sẻ tại buổi hội thảo mà Phan Anh ghi lại dành tặng cho các bạn. Sau đây xin gọi Mr Samsung Man là “ông”.

>>> Xem thêm: 7 bước tư duy để trở thành triệu phú

Quá trình khởi nghiệp và con người của  Mr. Samsung Man

Quá trình khởi nghiệp của “Ông”

– Ông từng làm việc cho SamSung 17 năm, là giáo sư giảng dạy tại trường đại học đứng thứ 6 tại Hàn Quốc.
– Ông cho rằng việc tạo động lực cho người lao động trong công ty là quan trọng trong văn hóa dành nghiệp.
– Công ty phát triển mạnh mẽ là có áp dụng công nghệ và quy trình để đánh giá và tăng năng suất cho người lao động.
– Ông và Samsung học tập rất nhiều từ Nhật Bản, đặc biệt là về công nghệ, phong cách làm việc từ người Nhật, công ty Nhật. Nhật Bản từng đô hộ thống trị Hàn Quốc 36 năm nên người Nhật rất không thích người Hàn và ngược lại. Nhưng ông và Sam Sung đã nghĩ khác, ông sang Nhật để học hỏi, học hết công nghệ của họ, và đánh bại họ tại thị trường Hàn Quốc.
– Ông xuất phát điểm rất là thấp tại Sam Sung (về vị trí công việc). Ông đề xuất thành lập Sam Sung (công ty của Sam Sung) tại Nhật và điều hành công ty này tại Nhật thành công bằng cách vừa học vừa làm.
– Ông có cuộc sống và công việc rất khó khăn tại Nhật Bản vì người Nhật Bản không thích người Hàn Quốc (thời kỳ đó và do lịch sử để lại). Nhân viên của công ty Sam Sung tại Nhật có 200 nhân viên và 100% là người Nhật, chỉ có 1 mình ông là người Hàn, họ không nghe lời ông. Ông nói: Công ty làm việc lúc 9h sáng, nhưng ông luôn đi làm từ lúc 7h sáng, ông tự tay làm tất cả những công việc nhỏ nhất trong công ty (kể cả dọn nhà vệ sinh, dọn văn phòng) và người Nhật đã nhìn thấy điều đó, ông muốn nói với họ rằng “tôi đến đây là để hợp tác, là để làm việc” và rồi họ chấp nhận ông và họ tôn trọng ông. Sau đó 1 năm, ông đã mời người Nhật đến nhà ông chơi tại Nhật.
– Ban đầu ông không có sự ủng hộ của nhân viên, nhưng sau đó ông kiên định và gặp gỡ nhân viên, đào tạo nhân viên để họ hiểu tầm nhìn của ông và đồng lòng với ông.
– Ông sử dụng thương hiệu Made in Japan để bắt đầu bắt tay hợp tác với hãng Compaq của Mỹ và bắt đầu cung cấp linh kiện cho nhà sản xuất  máy tính này. Đây là cách ông đã xâm nhập thị trường quốc tế, một thị trường khó tính nhất là Mỹ.

Con người của “Ông”

– Ông cảm thấy mình có lỗi vì lý do những người khác gây ra: vì ông thấy rằng có những câu chuyện không hay về những người đàn ông Hàn Quốc – họ lấy vợ người Việt và đối xử không tốt với người phụ nữ Việt Nam. Ông nghe được chuyện đó, ông cảm thấy rất buồn và xấu hổ. Chính vì thế ông đã đến VN để làm điều gì đó giúp cho cuộc sống của mọi người ở VN trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Vì ông là một người đàn ông Hàn Quốc.
– Ông cam kết không nhận bất cứ một khoản thù lao nào vì ông nói Chính phủ Hàn Quốc và SamSung đã đài thọ cuộc sống của ông rồi.
– Ông đã kết nối doanh nghiệp, đã nói chuyện với Sam Sung Việt Nam đào tạo và nhận lao động ở những tỉnh như Cần Thơ – nơi có nhiều cô dâu VN “xuất khẩu” sang Hàn Quốc (Đây thực sự là một ý tưởng lớn lao và nhân cách quá lớn, cả hội trường vỗ tay và cảm phục ông ở điều này rất nhiều).
– Ông nói, có thời kỳ người Hàn Quốc trước đây rất nghèo đói, phần lớn người dân chỉ ăn 1 bữa 1 ngày, rất nghèo và đói. Và người Hàn Quốc đã phải tìm mọi cách để phát triển kinh tế đất nước bằng mọi giá. Ông cho rằng Người Hàn Quốc quyết liệt hơn người VN rất nhiều lần.
– Văn hóa Doanh nghiệp Hàn Quốc: Người lao động coi công ty như là nhà, coi sếp như người thân và là “người trên trong gia đình”.
Muốn vượt khó thoát nghèo phải học, phải học thực sự, phải có ý chí và nghị lực thật sự, không ngại và không xấu hổ mình dốt, phải chịu hạ thấp mình để làm được việc, kể cả người Nhật cũng nói như thế về giáo dục.

Có 5 vấn đề cần thay đổi

– Tầm nhìn: tầm nhìn chiến lược
– Kỹ năng
– Khuyến khích
– Nguồn lực
– Kế hoạch hành động
Ông đề cao Chiến lược: sống cùng người khổng lồ, học bài của họ, và dạy lại cho nhân viên của mình – nhân viên của mình cũng được học người khổng lồ.
“ Hãy mơ một giấc mơ số 1 thì bạn sẽ có được số 2
Mơ giấc mơ số 2 thì bạn sẽ có thể đạt được số 3
Mơ giấc mơ số 4 thì bạn sẽ có thể đạt được số 4
Vậy tại sao không mơ giấc mơ số 1”.
Sau 17 năm điều hành Samsung, ông đã đưa Samsung trở thành số 1 Hàn Quốc và vươn lên tầm đẳng cấp thế giới, toàn cầu.

Chủ động hành động và cơ hội.

Sau bài phát biểu và chia sẻ của ông, đến giờ giải lao. Tôi chủ động, tôi hành động và tôi là một trong số những người đầu tiên chạy đến trước mặt ông với một thái độ và cử chỉ hết sức tôn trọng và thân thiện, cười với ông – Giáo sư Lee, bắt tay ông và hỏi.
Thưa ngài, tôi có thể xin được nói chuyện với ngài ít phút được không?
Sir, I can talk to you at moments?
Ông cười và gật đầu: Sure.
Chào ngài, tôi rất thích và cảm kích về câu chuyện ngài vừa kể, tôi xem đó là một tấm gương.
Hiện nay tôi là giảng viên của một trường đại học, tôi có thể kết nối và hỏi ý ngài về việc có cơ hội mời ngài về cơ quan (là trường đại học của tôi) để chia sẻ với đồng nghiệp và sinh viên của tôi không?
I am a lecturer in a commercial university in Hanoi. So I want to ask you about “having the opportunity to invite you to the office (my university) to share with my colleagues and my students”?
Ông cũng cười mỉm và nói: OK.
Tôi có thể xin danh thiếp của ngài được không?
Can I have your namecard, sir?
Ông liền lấy trong túi ra danh thiếp và gửi cho tôi. Ông nói tiếp.
Where is your namecard?
À vâng, đây là danh thiếp của tôi, cảm ơn ngài rất nhiều./ Oh yes, this is mine.
Tôi đưa hai tay cho Mr. Sam Sung Man.
Tôi có thể chụp chung một bức anh với ngài không, có tiện cho ngài không?
Sir, can I take a photo with you in this special moment? Is it convenience for you?
Ngài vẫn nhẹ nhàng cười và gật đầu.
Tôi nói, cảm ơn ngài rất nhiều, cảm ơn ngài rất nhiều, xin cảm ơn.

Thank you very much. Thank you so much. Thanks again.
Tôi sẽ gửi email cho ngài và đề nghị xin ngài cơ hội và trân trọng mời ngài sớm. Xin cảm ơn.
I am going to send email to you and invite you come to my office for sharing your knowledge, sir. Thank you.
Trân trọng chia sẻ với các bạn!

>>> Mời các bạn vào pamarketing.vn để theo dõi các bài viết hữu ích về Marketing Online.

 


Bài viết liên quan