Để trả lời câu hỏi này thì không thể chỉ đánh giá qua vào nhận định. Hay nhìn nhận đơn giản về một quán kinh doanh trà chanh. Mà việc thành bại trong lĩnh vực kinh doanh “phổ biến” này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Còn nó phụ thuộc vào yếu tố nào? Làm sao để kinh doanh trà chanh thành công. Thì mời bạn đọc cùng đi vào tìm hiểu ngay dưới đây với PA Marketing.
1.Nở rộ mô hình kinh doanh trà chanh.
Mô hình kinh doanh trà chanh ngày càng phổ biến
- Kinh doanh trà chanh theo mô hình mới, mô hình chuỗi là một trào lưu kinh doanh mới trong ngành F&B (đồ ăn, đồ uống) tại Việt Nam từ 2018 đang thịnh hành vào đầu 2020.
- Sau khi xu hướng trà sữa đang có dấu hiệu đi xuống hoặc giảm nhiệt. Thì mô hình đồ uống “trà chanh chém gió” đang rất phát triển. Tuy nhiên xu hướng này cũng dễ bị đi xuống vì:
1.Số lượng quán trà chanh mở ra rất nhanh về tốc độ, nhiều về số lượng.
2.Số vốn bỏ ra không lớn (thường là nhỏ hơn) so với các quán cafe, quán trà sữa.
Vậy làm sao để kinh doanh trà chanh thành công?
2.Các yếu tố và mô hình kinh doanh trà chanh thành công.
Cụ thể thì có đến tất cả 16 yếu tố để đảm bảo việc kinh doanh này của bạn thành công. Cụ thể:
16 yếu tố giúp kinh doanh trà chanh thành công
2.1 Vị trí mở quán:
- “View đẹp”, đông dân cư, gần trung tâm, tập trung nhiều giới trẻ, công sở, mật độ qua lại cao.
- Có chỗ để xe rộng rãi (không có chỗ để xe là vỡ mồm ngay). Và cần tính toán đến việc làm luật lá đầy đủ nha.
2.2 Lựa chọn phong cách quán:
- Nói chung bạn cần đến 1 thiết kế đơn giản nhưng cần có “gu” và có “ngôn ngữ thiết kế”. Tất nhiên là dành cho giới trẻ, cơ động, tiện ích và giá rẻ (nên sử dụng các vật liệu giá rẻ).
- Lựa chọn phong cách quán: Quán cần có thiết kế phong cách hướng tới giới trẻ, sự tiện dụng, sự thoải mái, sự an toàn. Các yếu tố sống ảo hoặc là các ổ điện để sạc pin điện thoại hoặc là wifi phải đủ mạnh… Để hàng trăm người có thể kết nối cùng một lúc. Quán thiết kế theo hướng tiện ích và tối ưu và đặc biệt là phải tiết kiệm chi phí.
2.3 “Màu” thương hiệu:
Đồng bộ, hướng đến kinh doanh mô hình chuỗi
- Lựa chọn tên thương hiệu, màu sắc thương hiệu, cấu trúc và phong cách thiết kế cho quán…
- Làm sao để có thể thu hút khách hàng hiện tại và làm chuỗi trong tương lai. Hoặc thậm chí là chạy nhượng quyền ngay.
2.4 Mở quán trà chanh tự mở hay nhận nhượng quyền:
- Có muốn phát triển kinh doanh trà chanh theo chuỗi nhượng quyền hay không.
- Tính xem bao lâu thì hoà được vốn và khi có lãi thì lãi bình quân. Lãi tối đa là bao nhiêu tiền/ 1 tháng.
2.5 Nghiên cứu về khách hàng:
Kỹ thuật tạo phễu bán hàng ngành F&B
- Về sở thích, thói quen, hành vi, tạo ra các giá trị cần thiết cho khách hàng để hình thành nên nhóm khách quen. Mà nhóm khách quen thì thường phải ở gần đó. Ví dụ như: Gần trường đại học chẳng hạn, gần các khu chung cư lớn…
- Vẽ chân dung khách hàng cụ thể, nghiên cứu khách hàng để tìm ra định vị thương hiệu.
2.6 Tính toán về số vốn đầu tư và kế hoạch tài chính cụ thể:
Cần tính toán kỹ về số vốn đầu tư bỏ ra cho quán trà chanh bao gồm các khoản chi phí đầu tư như:
- Tiền thuê mặt bằng, tiền đặt cọc mặt bằng, tiền đầu tư cơ sở vật chất (máy móc, bàn ghế, đèn quạt, điện nước, biển hiệu).
- Chi phí marketing cho 3- 6 tháng đầu tiên mở ra trong trường hợp không bán được.
- Chi phí lương nhân viên, chi phí thuế má, các khoản phí liên quan đến việc mở kinh doanh.
Cần có kế hoạch tài chính cụ thể cho từng tuần, từng tháng và kéo dài ít nhất trong 06 tháng khi kinh doanh trà chanh.
2.7 Tính toán về điểm hoà vốn:
- Điểm hoà vốn là tổng số chi phí (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)/ tháng (30 ngày) sẽ tính ra điểm hoà vốn/ ngày.
- Tính toán về đơn gián (hoá đơn đồ uống/ 1 đầu khách hàng) ==> Tính lợi nhuận/ 1 đầu khách hàng (hoặc hoá đơn) ==> Cần bao nhiêu hoá đơn/ 1 ngày thì hoà vốn.
Nếu điểm hoà vốn cao thì cần phải thận trọng, nếu điểm hoà vốn thấp thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Phải tính xem bao lâu thì hoà được vốn và khi có lãi thì lãi bình quân, lãi tối đa là bao nhiêu tiền/ 1 tháng…
2.8 Tập trung vào nguyên liệu tốt, an toàn, hợp vệ sinh thực phẩm:
Đây là những yếu tố mà bạn cần tập trung nhất là khi vấn đề về an toàn, vệ sinh đang ngày càng được quan tâm. Nhưng vẫn phải kiểm soát được giá và dịch vụ bao gồm:
- Nhân viên mặc đồng phục, nhanh nhẹn, có khả năng giao tiếp tốt và tư vấn upsales cho khách hàng.
- Sử dụng một số phần mềm quản lý bán hàng.
- …
2.9 Phát triển Menu (danh mục đồ uống và đồ ăn vặt):
- Gồm những món gì?
- Đơn giá bao nhiêu?
- Chi phí sản xuất bao nhiêu?
Bạn nên tính % giá cốt cho chi phí nguyên liệu và pha chế. Cố gắng khống chế dưới mức 30- 35% so với giá bán lẻ. Menu thì đi mua, đi sưu tầm, đi học hay nhận nhượng quyền ==> Nghiên cứu và tự học đi, cái này dễ ợt à.
2.10 Mua sắm đồ dùng, dụng cụ máy móc pha chế, phần mềm bán hàng và quản lý:
Đồ dùng kinh doanh quán trà chanh
- Máy móc dụng cụ cần có như: Quầy bar, máy ủ trà, định lượng đường, bình nước nóng siêu tốc, máy ép chậm…
- Dụng cụ cốc chén, bàn ghế, giấy ăn, khăn lau, thùng đựng rác, túi đựng rác…
- Máy tính, phần mềm bán hàng, máy in hoá đơn, thẻ rung…
- Camera giám sát ở các vị trí và đặc biệt là vị trí thu ngân.
- Cái này là tính chi phí trong phần Lập kế hoạch dự trù tài chính rồi, tính cả khấu hao luôn 12 tháng là đẹp.
2.11 Tuyển dụng nhân viên:
- Tuyển trước tối thiểu 2 tuần để đào tạo thực hành tránh sai sót.
- Mới khai trương nên tuyển dư, có thể theo ca, sau này điều chỉnh theo nhu cầu.
- Vị trí chủ chốt thu ngân và pha chế, tăng cường ca tối khách đông, chạy bàn, bếp, trông xe.
- Cân đối tiền lương, tiền thưởng và chính sách nghỉ, chính sách hỗ trợ người lao động phù hợp. Quản lý tốt tránh thất thoát.
2.12 Hoàn thiện thủ tục pháp lý:
- Đăng ký kinh doanh, an toàn thực phẩm.
- Làm luật.
- Nộp thuế….
2.13 Đảm bảo quán vận hành tốt trước khai trương:
- Nên chạy thử ít nhất 3 ngày cho bạn bè gia đình trước để xem tình hình.
- Sau đó có thể làm chương trình Free trà chanh 3 ngày để hút khách vì giá cốt khá thấp.
2.14 Truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, dùng thử:
Quảng bá thương hiệu quán
- Lập Fanpage và cập nhật tiến độ, cập nhật chương trình, cập nhật hình ảnh của quán.
- Sau đó là quảng cáo Fanpage, đăng hội nhóm, đăng Facebook cá nhân để hút khách.
- Hay đi phát tờ rơi quanh khu vực đó….
Bạn nên lên kế hoạch làm sớm trước 1 tháng trước khi khai trương quán.
15. Học quảng cáo và tìm kiếm khách hàng trên Facebook (phiên bản 2020 mới nhất).
16. Học làm marketing cho ngành hàng F&B (ngành đồ ăn đồ uống).
Khóa học Marketing cho ngành F&B by Phan Anh
Download file PDF tại đây:Tải file PDF-Kinh doanh trà chanh
Video Youtube: KINH DOANH TRÀ CHANH – NHANH PHẤT HAY NHANH TÀN?
Trên đây là những thông tin mà Phan Anh và PA Marketing muốn chia sẻ với bạn đọc về mảng kinh doanh trà chanh rất hot hiện nay. Còn nếu bạn có câu hỏi nào khác, cần tư vấn, hoạch định, định hướng hay làm marketing cho quán. Hãy liên hệ trực tiếp với Phan Anh hoặc công ty PA Marketing để được hỗ trợ nhanh nhất.
CÔNG TY TNHH PA MAKRETING
Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về Makreting Online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, Truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… Bài bản số 1 tại Việt Nam
www.pamarketing.vn. www.fb.com/pamarketing
www.fb.com/phananhonline. www.youtube.com/pamarketing
Bài viết liên quan
XU HƯỚNG BÁN HÀNG ONLINE 2023
Là người cập nhật rất sớm Facebook Ads từ 2010-nay, tự tay set hàng nghìn [...]
Th6
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP P4
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình liên tục và [...]
Th6
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP P3
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình liên tục và [...]
Th6
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP P2
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình liên tục và [...]
Th5
QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP P1
Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình liên tục và [...]
Th5
Khóa học Livestream BÁN HÀNG THỰC CHIẾN nghìn đơn
Khóa học Livestream bán hàng thực chiến, hương dẫn từ kỹ thuật livestream đến tạo [...]
Th5
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Khách hàng luôn là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp [...]
Th5
QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
Quy trình chăm sóc khách hàng của một công ty có thể khác nhau tùy [...]
Th5
MARKETING TĂNG DOANH SỐ CHO NHÀ HÀNG
Kế hoạch chi tiết để tăng doanh số cho nhà hàng bao gồm các sản [...]
Th5
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHỔ BIẾN NHẤT
Chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng là một chí số đo lường và [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG P5
Một khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời về sản phẩm/ dịch vụ của người [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG P4
Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời là cấp bậc thứ 4 – trải nghiệm chuẩn [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P3
Trải nghiệm tốt là một thứ bậc để đánh giá về mức độ trải nghiệm [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P2
Có thể hiểu đây là trải nghiệm mà người bán mang tới cho khách hàng [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P1
Chúng ta cần phân chia các cấp bậc của trải nghiệm khách hàng để từ [...]
Th5