Livestream TikTok kiếm tiền

Trào lưu khoe doanh số bán hàng “khủng” nhưng thực tế lại bết bát: Livestream phát sóng “liên tục” gần 40 tiếng đồng hồ mà vẫn lỗ nặng!

  1. Thực tế trào lưu khoe doanh thu chục tỷ, trăm tỷ

  • Chả ở đâu như cái ‘xứ lùa gà’ này ai đời toàn đi bán lỗ.

Sàn tặng 26 tỷ tiền phiếu giảm giá, miễn phí vận chuyển, hỗ trợ chi phí chạy ads ngân sách lớn để điều hướng traffic (lượt xem) phiên ‘live lùa gà’ để các tiktoker khác fomo theo nhằm mục tiêu tăng doanh thu cho sàn thôi.

Livestream bán hàng, chương trình khuyến mãi “khủng”,… là những chiến lược được nhiều nhà sản xuất áp dụng để đẩy mạnh doanh số và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích cho người tiêu dùng, những chiến lược này cũng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn và có thể dẫn đến sự phẫn nỗ từ phía nhà phân phối.

  • “Bán hòa vốn, bán lỗ” để lấy thị phần?

Một số nhà sản xuất thực hiện chiến lược bán sản phẩm với giá thấp hơn giá vốn trên các kênh bán lẻ trực tuyến hoặc thông qua livestream. Mục đích của việc này là tăng nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng mớităng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, chiến lược này lại khiến nhà phân phối gặp nhiều khó khăn. Do giá bán sản phẩm trên các kênh trực tuyến thấp hơn giá bán cho nhà phân phối, nhiều nhà phân phối không thể cạnh tranh và buộc phải giảm giá bán sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận giảm sút.

Câu hỏi dành cho nhà sản xuất: Liệu việc “quay lưng” với nhà phân phối, đại lý để hợp tác với TikToker nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu có thực sự mang lại lợi ích lâu dài?

  • Bức tranh “ảo” đằng sau những con số “khủng”:
  • Bán hòa vốn, bán lỗ để “lấy” doanh số: Nhiều doanh nghiệp tung hô doanh số “khủng” từ livestream nhưng thực chất họ đang bán sản phẩm với giá thấp hơn giá vốn. Việc này có thể giúp họ thu hút khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến thua lỗ và ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
  • Mâu thuẫn trong hệ thống phân phối: Việc bán sản phẩm với giá rẻ trên livestream có thể khiến các nhà phân phối, đại lý của doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cạnh tranh. Điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong hệ thống phân phối và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Nguy cơ lừa đảo và hàng giả, hàng nhái: Livestream bán hàng là môi trường thuận lợi cho các hành vi lừa đảo, bán hàng giả, hàng nhái. Việc thiếu kiểm soát và quản lý chặt chẽ có thể khiến người tiêu dùng bị lừa đảo, ảnh hưởng đến niềm tin của họ vào doanh nghiệp và thị trường livestream nói chung.

 Xu hướng này đem lại cho TikToker Livestream bán hàng là cơ hội để tăng thu nhập thông qua hoa hồng bán hàng và quảng cáo sản phẩm. Sàn thương mại thu phí hoa hồng từ mỗi giao dịch livestream bán hàng, đồng thời thu hút thêm lượng truy cập và khách hàng tiềm năng. Còn doanh nghiệp người được nhận lại lợi nhuận thấp hoặc lỗ, mâu thuẫn với hệ phân phối, đối mặt với nguy cơ hàng giả, hàng nhái. 

  • Bên cạnh đó, bán hòa bán lỗ bán dưới giá vốn về nguyên tắc là vi phạm pháp luật cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh cần phải được xử lý. Thậm chí có thể sẽ bị xử lý hành chính về việc bán giảm giá quá sâu mà không xin phép Bộ công thương.
  • Các bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn đó là ở phương tây (Châu Âu, Mỹ), Nhật, Hàn không có những phiên livestream bán doanh số như thế này, không có hiện tượng bán phá giá giảm giá thật sâu cắt lỗ, gánh lỗ, đâm sau lưng nhà phân phối đại lý. Nếu ở nước ngoài nhãn hàng thậm chí có thể bị kiện bồi thường rất nhiều tiền cho đối tác hoặc người tiêu dùng kiện.

2. Thực tế về các phiên live ‘tiền tỷ’

  •  Quảng cáo quá lời, quá sự thật trong phiên live về các sản phẩm để bán, đem đến trải nghiệm ko tích cực cho khách hàng khi nhận được sản phẩm hoặc quà tặng sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu cực.
  • Phiên livestream trước đạt doanh số 100 tỷ nhưng có nhiều nghi vấn về gian lận và sử dụng thủ thuật “bơm” doanh số. Theo đó, ngoài 26 tỷ tiền voucher do TikTok hỗ trợ, chi phí quảng cáo thực tế ước tính chỉ rơi vào khoảng 100.000 – 200.000 đồng.
  • Mặc dù công bố doanh thu phiên này đạt 80 tỷ đồng (chỉ đạt 55% so với mục tiêu 150 tỷ đồng), tuy nhiên, theo ước tính, con số thực tế có thể chỉ tiệm cận 100 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ chốt đơn thành công chỉ dao động trong khoảng 20-40% (con số ước tính dựa trên quan điểm, góc nhìn và hiểu biết của cá nhân tôi vì con số thực tế thì kênh chủ sở hữu không công bố chính thức). 
  • Một thực tế không thể phủ nhận là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thị trường livestream và các nhà bán hàng truyền thống. Bên cạnh đó, giá cả sản phẩm livestream cũng thường rẻ hơn so với giá bán tại các đại lý, cửa hàng truyền thống. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng và mâu thuẫn giữa các kênh bán hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà bán lẻ truyền thống. Nhiều nhà sản xuất bất chấp vi phạm pháp luật, giảm giá sâu để thu hút khách hàng và tăng sự nhận diện thương hiệu mà lơ là chính sách ưu đãi cho các kênh bán hàng khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường

3. Lý do dù phiên live lớn với nhiều voucher nhưng vẫn ‘lỗ’

  • Ngày 6/6 vừa qua, cộng đồng mạng Việt Nam “sục sôi” với hai phiên livestream “khủng” của Hà Linh Official và Quyền Leo Daily, thu hút hàng triệu lượt xem và doanh thu “khủng”. Tuy nhiên, việc hai “ông lớn” livestream cùng giờ đã gây ra sự chia sẻ khách hàng, dẫn đến việc cả hai đều không đạt được kết quả như mong đợi.
  • Hãy tưởng tượng thị trường điện ảnh như một “chiếc bánh” khách hàng. Khi hai phim bom tấn ra mắt cùng lúc, “chiếc bánh” này sẽ bị chia nhỏ, khiến cả hai phim đều thiếu hụt lượng khán giả tiềm năng, dẫn đến doanh thu thấp và thậm chí thua lỗ.

Lý do tương tự, việc Hà Linh và Quyền Leo livestream cùng giờ đã khiến lượng khách hàng bị phân tán, không thể tập trung vào cả hai phiên livestream. Điều này dẫn đến việc doanh thu của cả hai đều không đạt được kỳ vọng.

  • “Livestream trăm tỷ” – Hiệu ứng “ảo” dần tan, thị trường cần hướng đến sự bền vững.  Vì khách hàng bắt đầu thấy ảo, thấy nhàm, thấy xám; cứ làm chắc chắn, vừa vừa hợp lý còn OK, bơm thổi nhiều sẽ toang thôi.
  • Ví dụ điển hình là phiên live của Chiến thần thì bị mất điện, trong khi đó tất cả những nhà xung quanh đó đều không bị mất điện. Thật sự là rất lãng phí và đáng tiếc cho bạn này vì lượt xem đang rất cao. Nhưng sau đó kết nối lại thì sẽ bị rớt mắt xem khủng khiếp, không cần xem cũng biết nó rớt 80-90% lượt mắt xem luôn.
  • Mới đây, streamer Chiến thần đã gặp phải sự cố mất điện ngay trong lúc đang livestream bán hàng. Điều này khiến cho buổi livestream của anh bị gián đoạn đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng người xem và doanh thu.

Theo chia sẻ của Chiến thần, lúc đó lượng người xem đang ở mức cao nhất, rớt 80-90% lượt mắt xem. Khi kết nối lại, lượng người xem đã giảm mạnh, khiến cho buổi livestream không đạt được kết quả như mong đợi.

  • Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường livestream, nhiều nhà bán hàng buộc phải giảm giá sản phẩm xuống mức thấp để thu hút khách hàng, việc bán rẻ quá có thể khiến họ không thu đủ lợi nhuận để trang trải chi phí. Livestream bán hàng đòi hỏi nhiều chi phí như: chi phí đầu tư thiết bị, chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự,… Việc không kiểm soát tốt chi phí có thể khiến nhà bán hàng rơi vào tình trạng “lỗ”. Chi phí có thể sẽ cao hơn lợi nhuận, vì doanh số thấp và bán rẻ quá nên không đủ lợi nhuận.

4. Giải pháp: 

  • Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn trước khi tham gia livestream bán hàng. Cần có chiến lược livestream hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nội dung livestream để thu hút khách hàng một cách bền vững. Doanh nghiệp cũng cần tôn trọng hệ thống phân phối và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động livestream để tránh những rủi ro về uy tín và pháp lý.
  • Livestream bán hàng là một kênh tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro. Doanh nghiệp cần có đánh giá khách quan, chiến lược rõ ràng và hành động thận trọng để tận dụng hiệu quả mô hình này và tránh những hậu quả tiêu cực, bán hàng kiểu này vì ‘lợi thì có lợi’ nhưng ‘răng chẳng còn’.
  • Cũng đề nghị Bộ công thương và cơ quan quản lý kiểm soát chuyên ngành xử lý vấn đề này để đảm bảo tính công bằng cho những doanh nghiệp khác cạnh tranh lành mạnh trên thương trường.
  • Đồng thời ra soát những tích tóc cơ này có đóng thuế đầy đủ hay không để truy thu thuế thu nhập cá nhân!
  • Thay vì chạy theo thành tích ảo, hãy tập trung vào giá trị cốt lõi để xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc.
  • Xu hướng “bơm thổi” chạy theo thành tích ngắn hạn đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh online. Tuy nhiên, đây là một con đường đầy rủi ro và không mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Thay vì chạy theo những con số ảo, các doanh nghiệp, doanh nhân cần tập trung vào những giá trị cốt lõi để xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc và đạt được thành công bền vững.

Giá trị cốt lõi cần được chú trọng:

  • Làm thật, ăn thật: Tập trung vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng. Kinh doanh một cách chân thật, minh bạch và không sử dụng những thủ đoạn gian dối để thu hút khách hàng.
  • Làm chắc ăn chắc: Có chiến lược kinh doanh rõ ràng, bài bản, tính toán kỹ lưỡng và quản lý rủi ro hiệu quả. Tránh những quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc có thể dẫn đến thất bại.
  • Có dòng tiền dương, có lợi nhuận: Tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận thực tế, bền vững, thay vì chạy theo những con số doanh thu ảo. Đảm bảo dòng tiền luôn dương để duy trì hoạt động kinh doanh và tái đầu tư.
  • Tối ưu quy trình: Tối ưu hóa các quy trình vận hành để nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
  • Đem đến trải nghiệm khách hàng tốt: Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Có nhiều bài học, kinh nghiệp được chia sẻ tại PA PA Marketing, hãy liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn, tham gia các khóa học xây dựng hoạt động kinh doanh bền vững.

Giới thiệu về Giảng viên Nguyễn Phan Anh:

1/ Thông tin cá nhân

Họ và Tên: Nguyễn Phan Anh

Sinh năm: 1985     Giới tính: Nam

Nghề nghiệp: Giảng viên đại học/ Doanh nhân/ Chuyên gia

Cơ quan công tác: Trường Đại học TM

Công ty: Công ty TNHH PA Marketing

Liên hệ: SĐT (0917 781399 – 0906 950333); facebook

Đối tác: Thành viên ban giảng huấn của Tổ chức giáo dục PTI, Vân Nguyên Edu, PA Marketing; Giảng viên đào tạo của Edumall, Unica, Kyna, UdemyVietnam v.v…

2/ Trình độ học vấn

  •       Cử nhân kinh tế Đại học Thương Mại (chính quy)
  •       Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế Đại học Nice (CH. Pháp) (chính quy)
  •       Cử nhân Luật Đại học Luật Hà Nội (chính quy)
  •       Thạc sỹ Luật kinh tế Đại học Luật Hà Nội (chính quy)
  •       Cử nhân Ngành ngôn ngữ Anh – Đại học Hà Nội (Không tốt nghiệp)
  •       Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Đại học Thương Mại.
  •       IELTS 6.5

Bài viết liên quan