Mô hình cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Mô hình của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các ứng dụng.

Thứ nhất: Dữ liệu lớn (big data) và phân tích dữ liệu lớn.

Trong bối cảnh nên công nghiệp 4.0, rất dễ để có được những dữ liệu chính xác và số lớn từ việc thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào, dùng phần mềm phân tích dữ liệu trên các thiết bị siêu máy tính và từ đó ước lượng được toàn bộ các nguồn dữ liệu khác nhau. Các thông tin chính xác dựa trên dữ liệu số lớn và phân tích dữ liệu số lớn sẽ giúp cho các chính phủ, cơ quan, doanh nghiệp, các nhà sản xuất liên kết được các thông tin cần thiết và chính xác để sản xuất phục vụ các yêu cầu của thị trường. Dữ liệu lớn có thể được mua bán, trao đổi, cung cấp bởi các bên thứ ba chuyên nghiệp. Việc sử dụng dữ liệu lớn sẽ giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng theo thời gian thực hoặc cập nhật nhanh nhất nhu cầu của khách hàng. Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu lớn sẽ trở thành một quy chuẩn trong một quy trình quan trọng để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định tức thời, đảm bảo sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp.

Dữ liệu lớn được lấy nguồn từ bất kỳ đâu, bất kỳ nền tảng nào trên mạng Internet, thiết bị di động có kết nối, chỉ cần có kết nối, bạn sẽ bị lưu thông tin, hoặc bạn sẽ tìm kiếm được thông tin từ chính người dùng được kết nối đó: thói quen, sở thích, hành vi, thiết bị di động, lịch trình di chuyển, thích đọc gì, thích xem gì, thích tương tác nội dung nào, tìm kiếm điều gì, đang ở đâu, Online vào thời gian nào, tình trạng hôn nhân, khả năng thu nhập v.v… đều có thể thu thập được dễ dàng và đa dạng qua nhiều nền tảng và phương thức khác nhau. Từ đó, các phần mềm phân tích dữ liệu lớn sẽ chỉ ra những xu hướng và hành vi quan trọng của người dùng, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, đội nhóm Marketing có thể đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác

Thứ hai: Sự tự động hóa (Robot hóa).

Nền công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi lớn hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa các ngành sản xuất và dịch vụ, đặc biệt là việc ứng dụng các robot tự động hóa, robot hoặc thiết bị tự hành vào quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Các thiết bị robot hữu hình sẽ có mặt trong hầu hết các nhà máy, trong đời sống con người, trong các cửa hàng, cửa hiệu như là một phần của nguồn lực xã hội. Robot tự động hóa, tự hành và thông minh, có thể có khả năng tương tác lẫn nhau thông qua giao thức liên lạc, có thể tương tác với con người thông qua giao thức phần mềm hỗ trợ. Robot sẽ giúp con người trong quá trình sản xuất, trong quá trình kinh doanh, trong đời sống hàng ngày. Robot cũng có thể tự học hỏi và tự phát triển các kỹ năng mới thông qua AI (trí tuệ thông minh nhân tạo) để trở nên thông minh hơn. Những con robot này sẽ có giá thành rẻ hơn và có phạm vi năng lực rộng hơn loại robot đang được vận hành trong dây chuyền sản xuất ngày nay, và hơn hết, các con robot này sẽ được chính các con robot khác sản xuất hàng loạt và được bán như những món sản phẩm mà con người có nhu cầu

Chúng ta vẫn thường thấy và được biết Robot là các thiết bị công nghiệp được dùng trong quá trình sản xuất công nghiệp như sản xuất ô tô, sản xuất sắt thép, sản xuất thiết bị điện tử… Nhưng đó là phiên bản robot của nền công nghiệp 3.0. Còn Robot trong nền công nghiệp 4.0 sẽ trở nên thông minh, có hình dạng giống con người và có khả năng suy nghĩ, khả năng tự học gần giống với con người. Cũng theo một báo cáo của WorldBank1 thì số lượng robot sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp liên tục gia tăng qua các năm và tiếp tục gia tăng trong thời kỳ công nghiệp 4.0 này

Thực tế trên thế giới, các nhà sản xuất đã thử nghiệm thành công robot sản xuất công nghiệp chính xác, robot thám hiểm đại dương, robot đánh cờ và đánh thắng cả những kỳ thủ hàng đầu thế giới nhờ kết hợp với AI. Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và ứng dụng thêm nhiều loại robot vào cuộc sống, kinh doanh, bán hàng chứ không đơn thuần chỉ là các robot phục vụ sản xuất

Thứ ba là: Sự mô phỏng hóa (hay thực tế ảo).

Sự mô phỏng là những thao tác mô phỏng mang tính giả lập để tưởng tượng ra quá trình của vật thể thực tế sẽ diễn ra như thế nào. Sự mô phỏng hóa sẽ được sử dụng nhiều hơn trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất và ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề quan trọng khác. Sự mô phỏng hóa sẽ tận dụng các thông tin thời gian thực và phản ánh thế giới tự nhiên thông qua mô hình ảo bao gồm máy móc, thiết bị, sản phẩm và con người. Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất thử nghiệm và đánh giá để thiết lập máy móc cho việc sản xuất tiếp theo trong thế giới ảo trước khi điều chỉnh lại ở thực tế, và nhờ đó giảm thiểu thời gian lắp đặt máy móc và cải tiến chất lượng sản phẩm

Để dễ tưởng tượng sự mô phỏng hóa ứng dụng trong ngành công nghiệp 4.0 như thế nào thì chúng ta có thể lấy ví dụ một bác sỹ có thể khám bệnh và tiên liệu phác đồ điều trị sẽ giúp cơ thể hồi phục như thế nào, giải quyết được vấn đề gì của bệnh nhân tại thời điểm hiện tại, tất cả sẽ được mô phỏng hóa trên hệ thống máy vi tính và bác sỹ có thể ra quyết định sử dụng liệu pháp đó trong quá trình chữa bệnh cho bệnh nhân.

Thứ tư là: Sự hội tụ hệ thống.

Với nền công nghiệp 4.0, các công ty, phòng ban, chức vụ và quyền hạn sẽ trở nên gắn kết hơn một cách xuyên suốt, việc toàn bộ các mạng lưới thông tin được đồng nhất sẽ mở ra và hiệu lực hóa chuỗi giá trị tự động. Sự hội nhập hay hội tụ này được gắn kết, kết nối thông qua các ứng dụng phần mềm, các ứng dụng trợ lý ảo, không gian tương tác màn hình ba chiều theo thời gian thực với các thiết bị phần cứng hỗ trợ (máy chiếu 3D, kính 3D, âm thanh 3D, mùi vị…) cho phép chúng ta có thể làm việc từ xa mà như là đang gặp nhau trực tiếp. Sự hội tụ hệ thống có ý nghĩa là tất cả các công nghệ đều sẽ hội tụ lại và giúp cho mọi việc diễn ra theo một quá trình xuyên suốt, dễ dàng và đa chiều. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng khả năng sáng tạo của con người và thay đổi cách mà các nhân viên trong công ty, cơ quan tương tác với nhau. Sự hội nhập hay hội tụ công nghệ, hội tụ hệ thống là bắt buộc không thể tránh được, bởi chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các hệ thống công nghệ lớn.

Thứ năm là: Mạng lưới vạn vật, vạn dịch vụ kết nối Internet (IoTs/IoS).

Nền công nghiệp 4.0 sản xuất ra nhiều thiết bị thông minh hơn, hay đúng hơn là các thiết bị trong kỷ nguyên IoT này đều trở nên hoặc cần thiết phải thông minh, có khả năng kết nối giữa các thiết bị này với thiết bị khác thông qua các ứng dụng kết nối như wifi, 3G, 4G, 5G, Bluetooth hoặc các công nghệ kết nối khác tiên tiến hơn trong tương lai. Điều này cho phép nhiều thiết bị có thể liên lạc và tương tác với nhau hoặc với nhiều hệ điều hành trung tâm nếu cần thiết. Mọi thứ đều trở nên thông minh và được kết nối sẽ làm thay đổi rất nhiều về hành vi, suy nghĩ và quan điểm sống, quan điểm kinh doanh, cách mà con người tương tác với nhau. Nó cũng giúp cho việc phân quyền, phân tích và việc ra quyết định dễ dàng hơn, ở bất cứ nơi đâu, bằng bất cứ cách nào, cho phép chúng ta có sự phản hồi kịp thời

Thứ sáu là: Siêu an ninh mạng.

Siêu an ninh mạng2 được hiểu là việc đảm bảo an toàn và an ninh mạng ở quy mô lớn – quy mô toàn cầu theo thời gian thực, giúp cho thông tin liên lạc được thông suốt và an toàn, giúp cho các kết nối được ổn định và an toàn, giúp bảo vệ tính riêng tư của người dùng, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan; giúp xác định tính định danh của người dùng, và giúp bảo vệ tài sản của con người (bởi lúc này con người sẽ có tài sản là tiền ảo, sản phẩm số hóa, quy trình kinh doanh trực tuyến…)

Thứ bảy là: Điện toán đám mây.

Câu hỏi được đặt ra, điện toán đám mây (Cloud Computing hay Cloud service) là gì?3 Điện toán đám mây hay Cloud Computing là mô hình điện toán cho phép truy cập qua mạng để lựa chọn và sử dụng tài nguyên tính toán theo nhu cầu một cách thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời cho phép kết thúc sử dụng dịch vụ, giải phóng tài nguyên dễ dàng, giảm thiểu các giao tiếp với nhà cung cấp. Điện toán đám mây chỉ đơn giản là một tập hợp các tài nguyên máy tính gộp lại và các dịch vụ cung cấp trên web khi bạn biểu đồ mối quan hệ giữa tất cả các yếu tố tương tự như một đám mây.

Thứ tám là: Công nghệ sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing).

Các công ty trên thế giới đã bắt đầu sử dụng phương pháp sản xuất bồi đắp để tạo ra những giá trị mới cho nền kinh tế toàn cầu và cũng làm thay đổi cách sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing) được hiểu là phương pháp sản xuất dựa trên các hoạt động bồi đắp thêm vào giữa các lớp (layer), các lớp được đè lên nhau thông qua công nghệ in 3D (là công nghệ chủ yếu của sản xuất bồi đắp hiện nay); nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất bồi đắp được chấp nhận bằng các nguyên liệu như nhựa, kim loại (sắt, đồng, nhôm…), sợi tổng hợp (dùng để sản xuất quần áo) bê tông (dùng để xây nhà), thậm chí là thức ăn (trứng, bột mì…) và nhiều loại nguyên liệu khác, trong tương lai nguyên liệu đầu vào có thể là chính tế bào hoặc một phần nào đó của cơ thể con người.

Thứ chín là: Công nghệ tương tác thực tế (thực tế ảo)

Hệ thống công nghệ tương tác thực tế hỗ trợ rất nhiều dịch vụ, chẳng hạn như lựa chọn những bộ phận trong kho chứa hàng và gửi hướng dẫn sửa chữa tới điện thoại của bạn. Những hệ thống này còn đang được hoàn thiện, nhưng trong tương lai, các công ty sẽ sử rộng công nghệ tương tác thực tế một cách rộng rãi để công cấp cho người lao động các thông tin thời gian thực (Real-time Information) để cải thiện việc ra quyết định và thủ tục làm việc

Thứ mười là: Công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI)

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống máy học để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. Trí tuệ thông minh nhân tạo được áp dụng khá phổ biến hiện nay với các ứng dụng cơ bản như trợ lý ảo, hệ thống tin nhắn trả lời tự động, nhận diện khuôn mặt và hành vi của người dùng, phần mềm tương tác giúp cho máy móc có thể giao tiếp với con người gần giống hoặc giống giữa con người với con người hoặc là phần mềm thông minh tự học giúp robot hoặc phần mềm có thể tự học hỏi và đưa ra các giải pháp dựa trên ngữ cảnh. Trí thông minh nhân tạo sẽ giúp con người làm việc nhanh hơn, nhờ có những cỗ máy biết suy nghĩ, biết phân tích, biết học hỏi và biết đưa ra giải pháp. Marketing bằng A.I tức là công nghệ và hệ thống cho phép.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tiêu đề, nếu bạn đọc cần hiểu rõ thông tin chi tiết hơn?

Nếu các bạn cần tư vấn, đào tạo, huấn luyện về quảng cáo, marketing 4.0, bán hàng trên Facebook; bán hàng đa kênh trên internet; livestream bán hàng trên Facebook; Quảng cáo Livestream page tích xanh thì vui lòng liên hệ với tôi để được tư vấn, đào tạo, huấn luyện hoặc mua khóa học video, sách để hỗ trợ tốt hơn cho công việc của bạn.

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan