NỖI ĐAU CỦA CHỦ SPA KHI LÀM KINH DOANH P1

NỖI ĐAU CỦA CHỦ SPA KHI LÀM KINH DOANH P1

Xin chào các bạn trong bài viết này Phan Anh sẽ giới thiệu cho anh chị và các bạn cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà trong quá trình tư vấn, chạy quảng cáo, tham dự hội thảo, gặp gỡ, làm thương hiệu cho hàng trăm spa từ 2012 đến nay, mình xin tổng hợp lại và phân tích những nỗi đau mà chủ spa thường gặp phải trong quá trình kinh doanh, khởi sự kinh doanh của mình có nhận thấy của các chủ spa/ tmv.

Có người thì gặp phải một hoặc một số vấn đề, có người thì lại phải tất cả vấn đề mà tôi liệt kê ra dưới đây, cũng may mắn có những người không gặp phải hoặc tình trạng cũng không đáng ngại. Bài viết dưới đây sẽ mô tả và phân tích chi tiết 10 nỗi đau tột cùng đau đớn của các chủ spa và từ đó giúp cho các chủ spa nhìn nhận và tìm ra giải pháp cho mình. Rất mong các bạn đón nhận bài viết và có những phản hồi tích cực hoặc nếu có bất kỳ câu hỏi nào, cần sự trợ giúp, cần sự tư vấn, cần chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu vân vân thì các anh chị và các bạn có thể liên hệ với tôi để được trợ giúp.

Bài viết này sẽ rất dài và chi tiết, chia thành nhiều phần để cho nó đỡ dài, vì có tận 15 ý, mỗi ý đều rất là thực tế, thực chiến, giàu trải nghiệm, chứ không phải dạng “mấy gạch đầu dòng cơ bản – thì ai cũng viết được hoặc copy được”. Và tất nhiên là nội dung và chất lượng, sự đầu tư về thời gian, trí tuệ của người viết hoàn toàn xứng đáng để các anh chị bỏ thời gian ra để đọc, áp dụng và thảo luận bởi vì tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để viết bài viết này nhưng các anh chị và các bạn chỉ bỏ ra 10 đến mười lăm phút là đọc xong rồi. Hơn nữa những nội dung này rất quý báu, và có giá trị đến hàng triệu đồng, vì sao tôi lại nói như vậy bởi vì các anh chị các anh chị nhìn thấy những vấn đề này và có giải pháp sớm thì mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thậm chí sẽ cứu được những spa thua lỗ từ trong ý tưởng kinh doanh, từ trong trứng nước và thực tế mình đang gặp phải hằng ngày. Anh chị hãy đọc và cùng trao đổi nhé.

 

  1. Cạnh tranh ngày càng lớn, thị trường đại dương đỏ đẫm máu

Có lẽ tất cả những chủ spa, những người kinh doanh trong dịch vụ ngành làm đẹp đều đồng ý và thừa nhận ngay lập tức rằng cạnh tranh ngày càng lớn, khóc liệt thị trường lúc này được ví như đại dương đỏ đậm máu, hàng 100 hàng 1000 các spa lớn nhỏ mở ra hằng ngày. Người ngoài ngành thấy spa kiếm tiền tốt quá, muốn nhảy vào vì thấy lợi nhuận của ngành này cao và trông có vẻ kiếm ăn ngon, sạch sẽ mát mẻ. Tôi có chị bạn là chủ một doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối mực, kiếm được rất nhiều tiền, và muốn hôn vốn với bạn khoảng 5.000.000.000 để mở một spa thẩm mỹ (năm 2017) chị có hỏi tôi có nên đầu tư hay không, tôi có tư vấn là nếu có làm thì chị nên thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, vì ngành này lợi nhuận rất cao nhưng cũng có nhiều mặt trái liên quan đến pháp luật, đạo đức và chi phí dành cho marketing cũng rất là lớn chứ không phải đơn giản như người ta nhìn thấy đâu. Nhiều người mà có quan niệm tâm linh hoặc Phật pháp thì làm ngành này họ cảm thấy có tội lỗi nhất định bởi vì bên ngoài là màu hồng nhưng bên trong là khá nhiều màu xám và màu đen. Nói thế chắc các bạn hiểu. Người trong ngành thì nhân viên tách ra làm chủ mà spa ngay bên cạnh, quản lý tách ra làm chủ mở ra ngay bên cạnh, khi đi thì mang theo hết cả ê kíp và khách hàng của nơi mình từng làm việc, thậm chí còn nói xấu spa hoặc nói xấu người chủ của mình không ra gì (dù điều đó có thể là đúng, cũng có thể là sai).

Mà mở Spa thì không khó, chỉ cần một ít tiền đầu tư nhiều thì một vài tỷ, ít thì một 200.000.000 cũng mở được, rất đơn giản, cũng không đòi hỏi quá nhiều vốn liếng, không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng, không đòi hỏi chứng chỉ vân vân. Một phần do quản lý lỏng lẻo cũng như do sự dễ dãi của thị trường, cũng như sự dễ giải của người chủ. Mong muốn mở một spa để làm chủ và kiếm công việc, kiếm tiền phải làm đẹp cho người khác là mong muốn hoàn toàn chính đáng và được pháp luật cho phép cũng như khuyến khích.

Nhưng cũng có rất nhiều spa, thẩm mỹ viện hoặc người chủ mở ra cực kỳ bố láo, cực kỳ đáng sợ, coi thường pháp luật, coi thường khách hàng, tiền là trên hết. Tình cờ tôi có biết một thẩm mỹ viện, trước đây bạn này là một thợ cắt tóc, vì tôi đã chạy quảng cáo cho salông tóc của bạn ấy, sau bẵng đi một thời gian tôi không đấy, quay lại nhìn Facebook của bạn ấy thì đã thấy bạn ấy trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ từ bao giờ, trên FB đã ghi là “đại học y dược xyz” – thật khủng khiếp, và tôi đảm bảo rằng trước đó bạn ấy không phải là bác sĩ, cũng không học ngành y, cũng chỉ là một thợ cắt tóc mà thôi.

Ở đâu đó còn rất nhiều những case-study như vậy chắc hẳn mọi người cũng nhìn thấy đúng không. Điều đó cho thấy thị trường hết sức nhốn nháo, hỗn loạn, mạnh ai người đấy làm, nhiều khi vì tiền mà bỏ qua các vấn đề về pháp lý và cả đạo đức nghề nghiệp. Khiến cho rất nhiều người kinh doanh chân chính gặp khó khăn và thiệt hại thuộc về khách hàng cũng như những người kinh doanh chân chính.

Điều này cũng có thể góp phần giết chết ngành spa thẩm mỹ một cách từ từ nếu như không có một sự thanh lọc từ thị trường, cũng như từ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Tóm lại phần này tôi muốn diễn đạt là cạnh tranh rất lớn, số lượng các spa lớn nhỏ mở ra rất nhiều rất nhiều, người làm được thì mở tiếp, người chưa làm cũng muốn mở, người làm thuê cũng muốn mở phải người ngoài ngành cũng muốn mà phải người không làm được thì lại đóng đóng đóng cửa. Vì lợi nhuận của ngành này khá là cao, hấp dẫn cho nên dẫn tới tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đẫm máu. Điều này sẽ dẫn tới sự thành lập của thị trường trong dài hạn dành cho những thương hiệu và các CEO có đẳng cấp và tầm nhìn và làm chuẩn, làm thật, có hiệu quả.

 

  1. Đau đầu, điên cả đầu vì cộng sự, nhân viên

Chắc hẳn một trong số các anh chị đang đọc bài nghiên cứu này sẽ gặp phải tình huống dưới đây như sau

  • Cứ cứng chút lại ra mở riêng, đem theo khách hàng
  • Có nhân viên nhưng nhân viên không biết làm hoặc làm không đúng ý.
  • Có nhân viên nhưng mình vẫn phải hò hét và làm tất cả mọi thứ.
  • Phụ thuộc vào nhân viên giỏi
  • Bị nhân viên lừa hoặc bán đứng
  • Không tìm được nhân viên tốt

Đây có lẽ là tình trạng chung của ngành làm đẹp, ngành spa thẩm mỹ cũng như bất kỳ ngân hàng nào tại thị trường Việt Nam ngày nay. Chúng ta phải đối mặt với xu hướng này và không có nhiều sự lựa chọn khác cho những người chủ spa như chúng ta. Câu chuyện làm chúng ta phải có chiến lược quản trị nhân sự phù hợp. Đối với các chủ spa nhỏ chỉ có vài giường, và nhân viên nên việc đào tạo, phát triển nhân viên, phát triển kinh doanh và giữ nhân viên cũng là một vấn đề ác mộng với rất nhiều người chủ, do họ đi lên từ thợ, do họ chưa có nhiều kinh nghiệm về quản trị, tư duy cũng còn gặp nhiều vấn đề về kinh doanh khiến mọi việc trở nên khó khăn.

Các khái niệm như quản trị nhân sự, đánh giá hiệu quả công việc, thu phục nhân tâm, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng quy trình, vân vân liên quan đến nhân sự cũng khá là mới lạ với các chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc chủ spa thẩm mỹ nhỏ. Rồi những nhân sự làm cho ta cũng đều là học nghề, rất nhiều người chỉ học hết cấp hai hoặc cấp ba, cũng có người học đại học nhưng cơ bản là đều chỉ xác định làm thêm phải làm thuê một thời gian rồi từ từ tính làm chủ. Chính vì vậy các bạn cần phải hiểu và chấp nhận xu hướng này, chấp nhận thực tế này để từ đó đưa ra giải pháp cho riêng mình. Ví dụ như là xây dựng văn hóa doanh nghiệp ví dụ như là chia cổ phần cổ đông, cùng nhau phát triển chia sẻ tầm nhìn. Còn nếu không giữ được người thì hãy thật vui vẻ chúc cho họ thành công bởi vì kiểu gì cũng sẽ không giữ được họ nữa rồi mà chửi với nhau thì chỉ làm mệt mỏi cho hai bên, rồi thì mình ôm cái cục tức vào người nhanh già nhanh chết chỉ có gì đâu.

Bài toán là chúng ta phải hiểu xu hướng và chấp nhận xu hướng, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp ví dụ như giữ chân nhân viên, chia sẻ thu nhập lợi nhuận qua spa cho họ, vẽ ra lộ trình công danh và công việc, thu phục nhân tâm theo công thức của đắc nhân tâm, vừa là chủ, vừa là bạn vừa là người thân mới có thể giữ được nhân viên về mặt lâu dài trong một giới hạn nào đó chứ không thể là tất cả. Bởi vì ước mơ làm riêng, và làm chủ của người Việt là rất mãnh liệt.

GIẢI PHÁP: Máy tốt + sản phẩm tốt + dịch vụ cơ bản (giảm sự phụ thuộc vào con người); Cho nhân viên cổ phần và ăn theo doanh số của công ty; Quản lý nhân sự bằng khoa học và cả tình cảm, thu phục nhân tâm nữa.

 

  1. Gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới

Chắc chắn hầu hết các chủ spa hoặc thẩm mỹ hiện nay đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, lý do là do cạnh tranh quá lớn, do sự phá giá quá nhiều của các spa mới mở, do chất lượng kém của các dịch vụ, tay nghề và sản phẩm sử dụng trong các spa cho khách hàng khiến cho khách hàng cũng trở nên dè chừng và sợ hãi. Hôm trước tớ có dạy trong một khoa học cho các chủ spa về marketing và khởi nghiệp kinh doanh ngành spa thành công, trong lớp đó có một chị chủ spa khá giầu có, nhưng có khuôn mặt với nước da bị tăng sắc tố da rất xấu, nhìn ra mặt chị tôi hiểu ngay đây chính là do chị đi spa nhiều lần ở những chỗ làm khiến cho da mặt của chị ngày càng trở nên xấu và rất xấu. Đó cũng chính là lý do tại sao chị lại muốn mở spa để khách hàng có thể được sử dụng những dịch vụ chất lượng và tử tế. Với những lý do như vậy cộng với đại dịch cô viết hiện nay thì lượng khách hàng suy giảm đáng kể, từ đó việc tìm kiếm khách hàng cũng trở nên khó khăn. Mặt khác sự đắt đỏ của các công cụ quảng cáo như Facebook, Google, zalo do số lượng các nhà quảng cáo nhảy vào thị trường quảng cáo trực tuyển rất nhiều, khiến cho giá thầu ngày càng cao, chi phí quảng cáo ngày càng cao, tiếp cận ngày càng thấp, tỷ lệ chốt đơn thấp, chưa kể đến những mặt khó khăn của việc bị chết tài khoản quảng cáo hoặc không phê duyệt quảng cáo khiến chúng ta tốn nhiều thời gian, tốn nhiều công sức tốn nhiều nhân sự, tốn nhiều chi phí hơn so với trước đây rất nhiều. Thời buổi khó khăn, dịch bệnh, cạnh tranh cao, chi phí quảng cáo đắt đỏ nên các chủ spa và thẩm mỹ đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, những khách hàng chất lượng và đây chính là một vấn đề cũng rất quan trọng bởi vì nếu không tìm được khách hàng, thì sẽ không có doanh thu, mà không có danh thu thì sớm hay muộn cũng sẽ phải đóng cửa. Giải pháp làm thế nào để tìm kiếm được khách hàng, thường xuyên, liên tục, với chi phí ổn định. Tôi sẽ sớm trình bày trong những bài viết hoặc các bài tư vấn của tôi tiếp theo.

 

  1. Không biết chăm sóc và làm hài lòng khách hàng hiện tại

Hầu hết mọi người loay hoay tìm khách mới, trong khi đó lại dính thêm một nỗi đau nữa là với khách hàng hiện tại thì cũng không biết làm sao để cho hài lòng, không có thời gian để chăm sóc khách hàng, trò chuyện với khách hàng hoặc lắng nghe ý kiến của họ để từ đó nâng cao chất lượng và làm hài lòng cho khách hàng. Hãy nhớ rằng sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết để bạn có thương hiệu cũng như spa của bạn có doanh thu. Vậy mà có một tỷ lệ rất lớn các spa hiện nay không có khả năng làm một dịch vụ gì đó đúng như cam kết hoặc quảng cáo, hay nói đúng hơn chính là làm thật tốt sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng để đạt được kết quả cho khách hàng. Thế dụ như họ bị mụn thì phải trị được hết mụn. Họ bị rạn da thì phải trị được hết giảm giá hoặc giảm được bao nhiêu phần trăm đó. Sau khi họ đạt được kết quả tốt thì họ mới hài lòng, nếu họ hài lòng thì họ mới Tại mua Tại mua và từ đó họ có thể giới thiệu thêm cho những người khác đến với cơ sở của mình. Thậm chí hài lòng rồi nếu bạn không chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua Facebook, Zalo, hội nhóm FB, Zalo, hoặc quà tặng cho họ thì họ cũng sẽ muốn đến cơ sở khác hoặc cũng quen bên mình luôn. Vì vậy hãy thật chú trọng vào việc làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ cũng như quy trình, đồng thời chăm sóc khách hàng trong và sau bán tốt để có một lượng khách tại mua cho spa và thẩm mỹ của mình có thể ổn định về mặt doanh thu.

Rồi thì chăm sóc như thế nào, quy trình chăm sóc ra sao, ai chăm sóc, tần suất chăm sóc, phần mềm gì để chăm sóc và quản lý khách hàng vân vân và mây mây những câu hỏi như vậy các chủ spa cũng đã hỏi nhưng cũng có thể chưa có câu trả lời. Sắp tới mình cũng sẽ gửi cho các bạn những cái thông tin chi tiết này hơn.

Có bao giờ bạn tự hỏi khách hàng của mình đi đâu không? Khách hàng nói gì về mình hay không? Khách hàng có bóc phốt mình trên các hội nhóm hay không? Có nói xấu mình với khách hàng khác, đối thủ khác hay không? Lý do họ không quay lại tại mua là vì sao phải lý do họ bóc phốt mình là vì sao hay là nỗi lấy là do khách hàng hết chứ không phải lỗi do bạn. Hãy thử đặt câu hỏi và tìm lời giải bạn nhé.

 

  1. Bán phá giá điên cuồng

Đây là nỗi đau cũng như nỗi sợ hãi của bất kỳ một chủ spa nào hiện nay họ một cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp bất kỳ. Chúng ta chứng kiến một sự bán phá giá, một sự giảm giá điên cuồng, giảm giá đến 70 %, giảm giá đến 90 %, bán hàng 0 đồng bán hàng không lợi nhuận. Câu hỏi được đặt ra là lợi nhuận ở đâu khi mà giảm giá đến 70 % vậy chất lượng ở đâu, sản phẩm dịch vụ, thiết bị máy móc dùng là những loại gì hay toàn là những thứ không tên những thứ mua dạng bọc dạng túi ở ngoài chợ mang về bôi lên người đắp lên mặt cho khách hàng có phải không. Nếu bạn chạy vào cùng cuộc đua giảm giá phải giảm giá và giảm giá thì bạn cũng như hàng nghìn hàng vạn spa thẩm mỹ khác cũng đang giảm giá. Và khách hàng thì ngồi đợi xem là ở chỗ nào giảm giá sâu nhất thì họ tới. Và khi đó bạn lai lưng ra làm nhưng cuối cùng cũng chỉ đủ tiền nhà đủ tiền ăn hoặc làm mãi cũng chẳng thấy tiền đâu. Tất nhiên mỗi mô hình khác nhau chẳng hạn như spa thẩm mỹ viện cao cấp thì họ sẽ giảm giá ít, còn spa thẩm mỹ viện trung bình hoặc thấp thấp họ sẽ giảm giá nhiều, hoặc rất nhiều chủ spa mới nghĩ rằng là phải giảm giá giảm giá thật sâu thì mới hút được khách.

Tôi còn nhớ 10 năm trước (2012) khi đó tôi làm quảng cáo khi đó tôi ra chương trình giảm giá “lăn kim 0 đồng” gần như đầu tiên tại Hà Nội cực kỳ thu hút đến nỗi chủ spa đó còn phát sợ vì khách quá đông, làm cái nỗi phải chuyền nước nhưng sau khi chuyển nước xong thì cũng chỉ lãi được khoảng 30.000.000 vì chỉ có một mình làm không xuể.

Nhưng bây giờ bạn chạy quảng cáo 0 đồng hoặc miễn phí hoặc giảm giá rất sâu cho một dịch vụ gì đó thì khách hàng cũng không cảm thấy hấp dẫn hoặc suy nghĩ là lại bị bọn nó đang lùa gà đây. Nên họ cũng lần chần lần chần, mà tiền quảng cáo thì bạn vẫn mất tiền nhà bạn vẫn mất đúng không. Nhà nhà giảm giá, người người giảm giá, giảm kịch sàn, triệt lông 0 đồng, tắm trắng 0 đồng, trị mụn 0 đồng rồi thì sao, người ta có đến không hay người ta vẫn bỏ tiền đi đến những chỗ đặt chỗ xin chỗ được việc.

Do quảng cáo quá nhiều, giảm giá quá nhiều, do khách hàng quen giảm giá được chiều chuộng, do khách hàng mất lòng tin, do hàng 100 spa khác cũng đang giảm giá. Vậy chiến lược của bạn tiếp theo là gì. Tôi cũng sẽ chia sẻ những chủ đề sau nhé sẽ có những giải pháp chi tiết hơn cho từng chủ spa phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, trình độ, dịch vụ, địa phương mà spa đó đang đặt trụ sở. Tôi sẽ cố vấn chi tiết cho các bạn về vấn đề này trong một bài viết khác hoặc các bạn có thể inbox cho tôi để được tư vấn và trợ giúp.

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, Hãy liên hệ với PAM và thầy giảng viên đại học/ Chuyên gia Marketing bài bản và chuyên nghiệp từ năm 2008-nay để được tư vấn, trợ giúp và mua các khóa học, các gói tư vấn lập kế hoạch kinh doanh, marketing, giúp bạn lập kế hoạch cực kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Khóa học lập kế hoạch kinh doanh: https://pamarketing.vn/khoa-hoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh-marketing-hieu-qua-danh-chien-thang-nam-2022/

Khóa học Tiktok Marketing :https://pamarketing.vn/khoc-hoc-tiktok/

Khóa học Facebook Ads & Tiktok Ads 2022 : https://pamarketing.vn/facebook-tiktok-ads-2022/

Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tác giả Nguyễn Phan Anh Nếu các bạn hoặc các anh/chị cần tư vấn doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing online, quảng cáo trực tuyến, chuyển đổi số và xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc hợp tác đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp… xin vui lòng liên hệ với công ty PA Marketing hoặc chuyên gia Nguyễn Phan Anh của chúng tôi theo thông tin dưới đây.

 

 


Bài viết liên quan