Khủng hoảng thường không diễn ra theo một quy luật nào cả. Mà nó thường ập đến bất ngờ. Khiến các Doanh nghiệp khó mà phản ứng kịp khi chưa có sự chuẩn bị. Nên việc quản lý, chuẩn bị các phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông. Là vô cùng cần thiết ở mỗi Doanh nghiệp.
Chính bởi tính bất chợt của khủng hoảng truyền thông. Nên các thương hiệu một là im lặng. Hai là đưa ra những phát ngôn gay gắt, không nhất quán. Khi khủng hoảng đến bất ngờ và không có sự chuẩn bị. Hoặc chưa có đủ nhận thức, kinh nghiệm để xử lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp. Nên hôm nay, PA Marketing sẽ chia sẻ với bạn đọc về các cách để xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.
1.Phản hồi nhanh chóng.
Đây là điều đầu tiên Doanh nghiệp cần chú ý trong phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông. Bạn cần phải bình tĩnh khi khủng hoảng bùng phát. Sau đó hãy nhanh chóng đưa ra giải pháp để làm dịu dư luận.
Xử lý khủng hoảng truyền thông- cuộc chạy đua tốc độ
- Tốc độ phản hồi rất quan trọng khi giải quyết các vấn đề liên quan tới khách hàng. Chờ đợi chỉ làm cho sự giận dữ của họ gia tăng. Và thông tin chia sẻ trên mạng cũng sẽ càng trở nên nhiều và khó kiểm soát hơn.
- Cảm giác không hài lòng ban đầu sẽ cộng hưởng bởi sự chờ đợi và bị bỏ rơi. Nó có thể dẫn đến nhiều rủi ro phát sinh ảnh hưởng tới uy tín của thương hiệu.
- Luôn sẵn sàng, nhanh chóng phát hiện các phàn nàn và phản hồi ngay lập tức. Nếu có trục trặc phát sinh, hãy ước tính thời gian giải quyết. Ít nhất hãy cho họ một cái hẹn. Để khách hàng hiểu rằng: Họ đang được lắng nghe, tôn trọng và chăm sóc.
2.Thái độ tích cực là phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả.
Cách phản hồi tệ nhất chính là bày tỏ thái độ tiêu cực trong các cuộc khủng hoảng truyền thông. Đưa cảm xúc cá nhân hay thể hiện quan điểm trái chiều một cách gay gắt. Đó là cách làm việc thiếu chuyên nghiệp và rủi ro nhất. Khiến cho các đối tượng trở thành “kẻ yếu”. Và Doanh nghiệp nghiễm nhiên trở thành “kẻ áp bức”.
Thái độ khi đối mặt với khủng hoảng
- Công luận Việt luôn bênh vực người yếu thế hơn. Vì vậy mà Doanh nghiệp cần khôn ngoan và khéo kéo. Đừng để mình biến thành “kẻ xấu”.
- Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông tốt nhất là : Hãy xử lý khéo léo, mềm mỏng sự việc. Bằng cách thể hiện sự ghi nhận, đồng cảm và thái độ tích cực. Khi đón nhận những lời phê phán, phàn nàn về mình. Sau đó, hãy dùng giá trị thực tế của thương hiệu và sản phẩm. Để chứng minh và “đòi lại công đạo” cho mình trong chiến dịch truyền thông tiếp sau đó.
3.Quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản.
Hệ thống thông tin dữ liệu Doanh nghiệp càng bài bản, đầy đủ và chặt chẽ. Thì khả năng truy nguồn những vấn đề phát sinh càng dễ dàng. Nắm chắc số liệu cho phép Doanh nghiệp “tự bảo vệ” mình bằng biện pháp đúng đắn, chính xác. Khi có các vấn đề phát sinh thay vì sử dụng cảm tính và trực giác thuần túy.
Từng bước xử lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp
- Dư luận có thể “mù quáng” vì câu chuyện đang bàn tán. Nhưng họ cũng đủ khôn ngoan để nhìn nhận sự thật. Vì những con số không biết nói dối.
- Quy trình rõ ràng, hệ thống từ thông tin tới nhân sự và các hoạt động xử lý khủng hoảng truyền thông bài bản. Không chỉ hạn chế vấn đề mới phát sinh. Mà còn là “liều thuốc” dẹp khủng hoảng truyền thông nhanh chóng và hiệu quả.
4.Thiện chí và sự nỗ lực trong quá trình xử lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp.
Không phải xung đột nào cũng có thể ngay lập tức kết thúc được. Vì vậy, để đảm bảo việc giải quyết khủng hoảng truyền thông theo quy trình. Và không còn vấn đề nào phát sinh thêm trong tương lai. Doanh nghiệp cần phải có thời gian và sự kiên trì.
Khéo léo, nỗ lực xử lý khủng hoảng
- Doanh nghiệp thì cần thời gian, những dư luận và “phe đối lập” lại thường không biết chờ đợi. Mỗi giây, mỗi phút những trải nghiệm tiêu cực lại càng tăng thêm. Nhưng Doanh nghiệp tuyệt đối không nên bối rối, hấp tấp. Mà đưa ra những phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông Càng không nên “áo gấm đi đêm” âm thầm “vá lỗi”. Vì đây là lúc bạn cần lên tiếng minh bạch. Và đàng hoàng bày tỏ thiện chí, nỗ lực với truyền thông.
- Hãy chia sẻ rằng: Toàn bộ tổ chức của bạn đang nỗ lực hết sức để khắc phục sự cố phát sinh. Hãy giúp mọi người cảm nhận được sự chân thành và cố gắng của Doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề.
5.Đối diện trực tiếp với khủng hoảng.
Trực tiếp đối diện với khủng hoảng
- Âm thầm giải quyết vấn đề nhưng không công khai trên các mạng truyền thông. Đó không phải là phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả. Và cũng chưa phải là giải pháp tận gốc. Hãy để cho các khách hàng, thậm chí cả đối thủ thấy được: Sự chuyên nghiệp, tận tâm của Doanh nghiệp. Bằng những chia sẻ về sự cố trên các kênh thông tin về vấn đề xảy ra.
- Ngay sau khi khủng hoảng được giải quyết êm thấm. Hãy “kích cầu cảm xúc” bằng những hành động “tạ lỗi” nhỏ nhưng khéo léo. Như đưa ra lời xin lỗi công khai; Hay gửi tặng một món quà riêng tư đến khách hàng. Tiếp đó, hãy tranh thủ sức hút dư luận. Lên kế hoạch triển khai một chiến dịch truyền thông lớn để lấy lại hình ảnh. Sẽ là một lựa chọn lý tưởng nếu Doanh nghiệp có thể thuyết phục được “phe đối lập” trở thành bạn đồng hành trong chiến dịch mới của Doanh nghiệp.
- Bằng sự chuyên nghiệp và nỗ lực hãy biến khủng hoảng thành cơ hội xây dựng uy tín cho Doanh nghiệp . Và nhân tiện đó, hãy “găm sâu” thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó có thể là công cụ truyền thông hiệu quả. Nhưng cũng là nơi lan truyền những thông tin bất lợi của Doanh nghiệp theo cấp số nhân. Chỉ một phản hồi không tốt từ khách hàng; Hay một đối tác bất tín nhiệm về Doanh nghiệp. Nó có thể trở thành mồi lửa làm bùng phát cơn thịnh nộ. Là một con virus lây lan khủng khiếp. Thậm chí hủy hoại cả một thương hiệu lớn. Nhưng nếu bạn kịp thời chăm sóc. Đủ tỉnh táo để đưa ra phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông của mình tốt. Bạn có thể tìm thấy cơ hội lớn trong khủng hoảng. Là một chuyên gia trong lĩnh vực này, nếu bạn cần giúp đỡ. Hãy liên hệ với PA Marketing để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Nguồn: smehospital.com
Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) [...]
Th3
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ [...]
Th3
Chuyển đổi số AI
Chuyển đổi số AI hay chuyển đổi AI là một quá trình chuyển đổi toàn [...]
Th3
Câu chuyện thực tế
Bạn sẽ không tin được, tôi đã giúp một cửa hàng bán iPhone cũ đạt [...]
Th2
Bí quyết tận dụng chiêu thức xé túi mù để đột phá kinh doanh của bạn
Chiêu thức "xé túi mù" trong kinh doanh, một chiến lược giúp tạo sự bất [...]
Th2
10 công cụ AI nâng cao khả năng phân tích hình ảnh
Cùng PA Marketing tìm hiểu 10 công cụ AI thông minh không chỉ hỗ trợ [...]
Th2
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ THÔNG MINH NHÂN TẠO (A.I) TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ THÔNG MINH NHÂN TẠO (A.I) TRONG DOANH NGHIỆP: Ứng dụng AI [...]
Th2
Khám phá 10 công cụ AI Excel đột phá để tối ưu hóa công việc bảng tính của bạn
Việc lựa chọn một công cụ AI phù hợp với nhu cầu cá nhân để [...]
Th2
22 ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo [...]
Th2
5 xu hướng kinh doanh hàng đầu năm 2025
Năm 2025, thế giới kinh doanh đang thay đổi chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng [...]
Th1
5 sai lầm khi người lãnh đạo đưa ra phản hồi tiêu cực
Đừng để những cuộc nói chuyện về hiệu suất khiến bạn lo lắng. Với sự [...]
Th1
4 kỹ năng lắng nghe thông minh
Khi được lắng nghe một cách chân thành, nhân viên sẽ cảm thấy được trân [...]
Th1
Nâng tầm thương hiệu bằng sức mạnh của PR và truyền thông
Trong một thế giới kết nối, thương hiệu cá nhân không chỉ là một lựa [...]
Th12
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp (2025)
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp mới nhất năm 2025 [...]
Th12
Tạo chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên TikTok Ads
Bạn đã sẵn sàng để khám phá thế giới của TikTok Ads? Bắt đầu ngay [...]
Th11