Khủng hoảng là điều không ai mong muốn. Nhưng trong suốt quãg đường phát triển của thương hiệu. Ít nhiều cũng vấp phải một vài khủng hoảng. Các thương hiệu càng lớn, càng nhiều đối thủ nguy cơ rơi vào khủng hoảng càng lớn. Chính vì vậy mà việc quản lý, kiểm soát và đề xuất phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông. Là điều mà các Doanh nghiệp cần phải thực hiện ngay hôm nay.
Là một chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông, dưới đây PA Marketing sẽ chia sẻ với bạn đọc về cách xử lý khủng hoảng hiệu quả. Giúp Doanh nghiệp chuẩn bị cho việc phòng tránh và đối phó với khủng hoảng nhanh chóng. Giảm thiểu tối đa hậu quả gây ra cho Doanh nghiệp khi khủng hoảng xảy ra.
1.Xử lý khủng hoảng trong Doanh nghiệp.
Quản lý khủng hoảng truyền thông
- Chẳng ai mong muốn, nhưng khủng hoảng truyền thông là chuyện có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào. Khủng hoảng có khi do “trâu buộc ghét trâu ăn”. Cũng có khi nó là do “con gà tức nhau tiếng gáy”. Hay cũng có khi lại là do “trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”. Thậm chí cũng có khi chính vì có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Nên thật khó để có thể lường trước được các vụ việc khi xảy ra.
- Khủng hoảng bao giờ cũng đến bất ngờ. Nhất là khi Doanh nghiệp không kiểm soát tốt thông tin. Và không có biện pháp phòng tránh, phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông dự phòng. Thế nên Doanh nghiệp thường lúng túng như gà mắc tóc. Nếu cứ nghĩ mũ ni che tai, để lâu cứt trâu hóa bùn. Thì chỉ là cái trí của ếch ngồi đáy giếng. Chiêu đà điểu rúc cát chưa bao giờ giúp nó thoát khỏi hiểm nguy. Tuy phải hành động nhanh khi khủng hoảng xảy ra. Nhưng trước hết Doanh nghiệp phải cẩn trọng. Vì Doanh nghiệp lúc này đang ở thế ném chuột sợ vỡ đồ. Không khéo lại thành kiến bò miệng chén.
2.Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông.
Phương pháp xử lý khủng hoảng
- Khủng hoảng truyền thông diễn ra chính là thời điểm nhạy cảm. Doanh nghiệp cần phải bình tĩnh, nhanh trí, tìm người đáng tin cậy, có chuyên môn, kỹ năng. Để tìm phương hướng xử lý khủng hoảng truyền thông. Không kẻo lại rơi vào thế giao trứng cho ác.
- Doanh nghiệp cũng không nên quá nôn nóng, giận cá chém thớt. Kẻo chó cùng rứt giậu, đối thủ lại đục nước béo cò. Thì lại mối đe dọa với thương hiệu càng lớn.
Doanh nghiệp cần phải bàn bạc, trao đổi để đi đến thống nhất. Nhưng nên nhớ chuột bầy không đào nên lỗ. Ngoài ra, họa hổ họa bì nan họa cốt. Tong lúc khủng hoảng diễn ra, không được đặt cược hết vào một người. Bạn cần lên kế hoạch, phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông cụ thể:
Giữ bình tĩnh:
- Trước hết Doanh nghiệp cần phải xác định rằng: Có ăn có chọi mới gọi là trâu.
- Khủng hoảng xảy ra cũng là chuyện thường, là một phần của quá trình phát triển. Nên tinh thần xử lý các vụ khủng hoảng truyền thông phải quyết liệt như trâu già đâu nệ dao phay.
Bình tĩnh, sáng suốt tránh mắc thêm sai lầm
Trung thực, minh bạch:
- Nguyên tắc tiên quyết xử lý khủng hoảng là phải trung thực và minh bạch. Đừng như trâu chậm uống nước đục. Nhưng Doanh nghiệp cũng phải nhớ câu dục tốc bất đạt.
- Đừng bao giờ giấu như mèo giấu cứt. Kẻo có ngày cháy nhà mới ra mặt chuột. Lúc đấy mọi việc đã không còn đường lui.
Xử lý khủng hoảng phải cương quyết đánh rắn dập đầu. Không lừng khừng thả hổ về rừng. Tránh việc sau này khủng hoảng lại tái phát.
Phương pháp xử lý khủng hoảng tận gốc:
- Cần phải tránh đầu voi đuôi chuột, nếu không muốn mọi cỗ gắng, nỗ lực giải quyết khủng hoảng của Doanh nghiệp lại thành công cốc như dã tràng xe cát.
- Doanh nghiệp cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực nhất. Ứng dụng được ngay và phải phù hợp với diễn biến vụ việc. Tránh vẽ rắn thêm chân, khiến cho khủng hoảng trở nên bế tắc.
Phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông phải như rắn khôn giấu đầu. Không được cho đối phương kịp trở tay. Hay nắm được manh mối hành động của mình. Có như vậy, việc xử lý khủng hoảng truyền thông của Doanh nghiệp mới đem lại hiệu quả.
Chiến thuật xử lý khủng hoảng:
Tránh nóng vội gây thêm sai lầm
- Tùy vào tình hình sự việc mà có khi Doanh nghiệ phải xúi các bên công kích nhau. Để mình có thể tọa sơn quan hổ đấu. Có khi lại phải như ve sầu lột xác (pha loãng dư luận, đánh lừa các công cụ tìm kiếm…. Cũng có khi phải cáo mượn oai hùm. Có khi lại phải lao vào nguy hiểm như chuột gặm chân mèo,. Rồi có khi lại phải rắn giả lươn… Để có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm trước mắt.
- Đừng quá lo lắng về việc người ta đánh giá không tốt về mình. Vì đường xa mới biết sức ngựa. Hãy cứ cố gắng, giải quyết triệt để vấn đề. Nhưng đừng quên kèm theo đó là các chiến dịch quảng bá, truyền thông, giữ niềm tin của khách hàng với thương hiệu.
Lập ban xử lý khủng hoảng truyền thông:
- Khi lập ban xử lý khủng hoảng, những kẻ ngang như cua, nhát như cáy. Hay ngựa non háu đá đều không được việc. Việc xử lý khủng hoảng truyền thông tuy không phải là đi vào nơi miệng hùm hang sói. Nhưng chắc chắn cũng phải chuẩn bị trước. Không thể để Doanh nghiệp rơi vào tình thế như bắt hà quên dép.
- Doanh nghiệp cũng cần phải chọn ra người đại diện phát ngôn. Không được phép gây thêm sai lầm bởi phát ngôn thời @ như bút sa gà chết. Chứ không chỉ còn là lời nói gió bay. Cũng tránh việc ông nói gà, bà nói vịt. Phải thống nhất thông tin nội bộ trước khi phát ngôn.
Thành lập ban xử lý khủng hoảng
Cần tạo dựng được lòng tin nơi công chúng: Tránh nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Đã hứa thì làm đừng treo đầu dê, bán thịt chó. Người đại diện phát ngôn nên là những người có tiếng nói, có ảnh hưởng tới truyền thông. Thường sẽ là chủ Doanh nghiệp.
Giữ gìn uy tín công ty:
Giữ gìn uy tín của công ty là việc quan trọng nhất nhất là khi khủng hoảng đang xảy ra. Đừng quên triển khai các phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông. Phải đi kèm với cá chiến lược giữ chân khách hàng, khôi phục hình ảnh thương hiệu.
- Nếu Doanh nghiệp không đầu tư xây dựng thương hiệu. Thì chẳng khác nào mỡ để miệng mèo. Chẳng mấy chốc thương hiệu sẽ rơi vào cảnh cốc mò cò xơi.
- Trên thương trường, những câu chuyện thành công trời ơi kiểu mèo mù vớ cá rán, chuột sa chĩnh gạo. Cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nên muốn bền, tốt nhất Doanh nghiệp nên giữ đạo đức kinh doanh. Có thế, uy tín và thương hiệu của Doanh nghiệp mới có thể trở thành con gà đẻ trứng vàng cho mỗi người kinh doanh. Và đó mới là giá trị cốt lõi mà các Doanh nghiệp nên xây dựng.
Không quên giữ gìn thương hiệu khi xử lý khủng hoảng
Có thể thấy, khủng hoảng là một vấn đề nhạy cảm lại xảy ra bất ngờ. Vì vậy mà việc phòng tránh khủng hoảng. Bắt đầu từ việc kiểm soát, quản lý thông tin. Nhất là xây dựng quy trình, phương pháp xử lý khủng hoảng truyền thông dự phòng. Là điều rất quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm, không hiểu rõ về vấn đề này. Chúng tôi hoàn toàn có thể tư vấn, hỗ trợ bạn trong việc xây dựng quy trình xử lý. Hoặc đào tạo nội bộ Doanh nghiệp với các khóa Huấn luyện xử lý khủng hoảng truyền thông. Để mọi người đều hiểu và nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng ứng phó cần thiết khi khủng hoảng xảy đến.
Nguồn: Nguyễn Đình Thành
Bài viết liên quan
Khóa đào tạo “Nghề Digital Marketing 2025” – Học Zoom
Khóa học "Truyền nghề Digital Marketing" học trực tuyến qua Zoom. Các công cụ AI, [...]
Th4
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) [...]
Th3
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ [...]
Th3
Chuyển đổi số AI
Chuyển đổi số AI hay chuyển đổi AI là một quá trình chuyển đổi toàn [...]
Th3
Câu chuyện thực tế
Bạn sẽ không tin được, tôi đã giúp một cửa hàng bán iPhone cũ đạt [...]
Th2
Bí quyết tận dụng chiêu thức xé túi mù để đột phá kinh doanh của bạn
Chiêu thức "xé túi mù" trong kinh doanh, một chiến lược giúp tạo sự bất [...]
Th2
10 công cụ AI nâng cao khả năng phân tích hình ảnh
Cùng PA Marketing tìm hiểu 10 công cụ AI thông minh không chỉ hỗ trợ [...]
Th2
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ THÔNG MINH NHÂN TẠO (A.I) TRONG DOANH NGHIỆP
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ THÔNG MINH NHÂN TẠO (A.I) TRONG DOANH NGHIỆP: Ứng dụng AI [...]
Th2
Khám phá 10 công cụ AI Excel đột phá để tối ưu hóa công việc bảng tính của bạn
Việc lựa chọn một công cụ AI phù hợp với nhu cầu cá nhân để [...]
Th2
22 ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo [...]
Th2
5 xu hướng kinh doanh hàng đầu năm 2025
Năm 2025, thế giới kinh doanh đang thay đổi chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng [...]
Th1
5 sai lầm khi người lãnh đạo đưa ra phản hồi tiêu cực
Đừng để những cuộc nói chuyện về hiệu suất khiến bạn lo lắng. Với sự [...]
Th1
4 kỹ năng lắng nghe thông minh
Khi được lắng nghe một cách chân thành, nhân viên sẽ cảm thấy được trân [...]
Th1
Nâng tầm thương hiệu bằng sức mạnh của PR và truyền thông
Trong một thế giới kết nối, thương hiệu cá nhân không chỉ là một lựa [...]
Th12
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp (2025)
Những chiến lược digital marketing phổ biến dành cho doanh nghiệp mới nhất năm 2025 [...]
Th12