Dịch Covid-19 bùng phát đã dây ra không ít thiệt hại về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhất là khi dịch Covid-19 chính thức “bước chân” vào Việt Nam. Tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam vô cùng nặng nề. Không ít các doanh nghiệp đã “khốn đốn”, phải tạm ngừng hoạt động, thậm chí là tuyên bố phá sản.
Nhưng cũng phải thừa nhận rằng có không ít doanh nghiệp nhờ “thích ứng” được với “bầu không khí” mới này. Tìm ra được cách để “hòa nhập” vào môi trường sống mới để tiếp tục phát triển mình. Họ đã thành công và thậm chí là thành công hơn cả thời kì trước dịch. Vậy tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, cá nhân, thị trường… Tốt và xấu thế nào thì hãy cùng Phan Anh & PA Marketing tìm hiểu ngay dưới đây.
1.Tác động tiêu cực của Covid.
Như đã nói thì dịch Covid-19 ngay từ khi bùng phát đã gây ra không ít các ảnh hưởng lớn, nhỏ đều có đến các “phần tử” trong thị trường. Cụ thể thì tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệt Nam, cá nhân và thị trường Việt Nam về mặt tiêu cực có thể kể tới như:
Tác động đến cá nhân:
- Mất việc làm.
- Thay đổi phương pháp làm việc.
- Giảm thu nhập.
- Gánh nặng chăm sóc con cái.
- Tâm lý lo lắng về bệnh tình.
- Giảm cơ hội phát triển bản thân và cống hiến cho gia đình, xã hội.
Tác động đến doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nội địa: Các doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực giao thông (hàng không, xe khách). Lĩnh vực du lịch, giải trí, bán lẻ đều gặp khó khăn lớn do nhu cầu tiêu dùng bị suy giảm đến mức thấp nhất
Doanh nghiệp xuất khẩu:
- Nhiều ngành nghề bị dừng xuất khẩu do nhu cầu của thị trường quốc tế cũng đi xuống.
- Kiểm soát dịch bệnh.
- Đóng biên.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Cũng gặp rất nhiều khó khăn do không hoạt động được đúng công suất, nhu cầu quốc tế giảm.
Hậu quả:
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều gặp khó khăn do lượng khách hàng giảm; Doanh thu giảm, lợi nhuận giảm hoặc âm. Trong khi các chi phí khác vẫn phải duy trì.
- Có doanh nghiệp có thể bị thua lỗ, bị ngừng phát triển (thui chột 1 thời gian), bị phá sản.
- Người lao động bị mất việc làm.
Ví dụ: Người ta không đến hàng quán, nhà hàng toang; Người ta không đến rạp chiếu phim, rạp chiếu phim toang; Đám cưới không có người đi ăn cỗ, người cung cấp thực phẩm cũng toang.
Thị trường thế giới:
- Chứng khoán toàn cầu giảm điểm.
- Giá vàng tăng cao.
- Giá dầu thô giảm thê thảm.
- Đóng biên toàn cầu.
- Nhu cầu tiêu dùng của các quốc gia đều suy giảm, sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế trên toàn cầu theo diện rộng vì lý do dịch bệnh. Được dự báo là mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008).
2.Tác động tích cực Covid- 19.
Xét về mặt tích cực, tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, cá nhân, thị trường cũng không hề ít. Đương nhiên là nếu bạn có thể thích nghi và tìm ra được lối đi đúng cho mình. Nếu chưa, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia qua hình thức- Inhouse traning.
Tác động đến cá nhân:
- Chăm lo sức khỏe hơn.
- Có ý thức phòng bệnh.
- Có thời gian cho gia đình và
- con cái (với những người có gia đình rồi), có thời gian bên gia đình.
- Có thời gian học tập, nghỉ ngơi.
- Một số cá nhân kinh doanh online thì kiếm được nhiều đơn hàng hơn.
- Có trách nghiệm với cộng đồng.
- Rèn luyện được ý chí và phương pháp phòng dịch bệnh và kỹ năng sống sót sau dịch bệnh.
Tác động đến doanh nghiệp:
- Một số doanh nghiệp “tương thích” với Covid thì lại phát triển mạnh như: Doanh nghiệp công nghệ; Doanh nghiệp sản xuất y tế; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thiết yếu; Ngân hàng lại có nhiều khách hơn (dù không muốn).
- Tái cấu trúc doanh nghiệp và suy nghĩ về chiến lược.
- Là một lí do chính đáng đề chôn sống không kèn không trống những doanh nghiệp mà trước đó điều hành không ra gì; Làm ăn bê bết nhưng sợ xấu hổ.
- Là thời điểm thích hợp để bùng nổ phát triển sau thời gian bệnh dịch vì lý do: Sau bệnh dịch thì những doanh nghiệp ốm yếu sẽ chết. Còn lại những doanh nghiệp khỏe mạnh. Đây là cơ hội thâu tóm và phát triển (nghe có vẻ không đạo đức, nhưng đó thực chất là cơ hội kinh doanh).
- Có nhiều kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro hơn trong kinh doanh.
Thị trường thế giới:
- Một số sản phẩm và dịch vụ trở nên rẻ hơn.
- Thúc đẩy tiêu dùng mạnh hơn sau dịch (nhưng so với lúc bị dịch thôi; So với lúc chưa dịch có thể sẽ giảm).
3.Dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19.
- Dịch bệnh vẫn còn tiếp tục kéo dài cho đến khoảng 7/2020 (đây là dự báo mang tính cá nhân của tôi, hoàn toàn là dự báo cá nhân).
- Dịch bệnh kéo dài thì nguy cơ doanh nghiệp phá sản và người lao động mất việc làm cao.
- Số doanh nghiệp lao đao, phá sản nhiều hơn.
- Người lao động mất việc làm và giảm thu nhập nhiều hơn.
- Các chỉ số tiếp tục thể hiện sự đi xuống của nền kinh tế.
- Ngành tiêu cực sẽ tiêu cực hơn; ngành tích cực sẽ tích cực hơn.
- Ảnh hưởng lan tỏa dài hạn dịch bệnh sẽ cần ít nhất 2 năm mới có thể phục hồităng trưởng GDP.
4.Giải pháp trước những tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, cá nhân và thị trường.
Đối với cá nhân:
Cá nhân “được hưởng lợi”:
- Những người đang được hưởng lợi từ vụ việc này phải đẩy hết tốc lực, sức lực, tài chính. Cùng sự tập trung vào công việc, kinh doanh, học tập của mình để thu được nhanh hơn, nhiều hơn kết quả trong gia đoạn này. Ví dụ: Bạn học sinh bán hàng online và rất nhiều đơn hàng nhưng không có người làm.
- Đang là thời điểm mua sắm, tuyển dụng, tích lũy tài sản tốt: Có người hỏi tôi là có nên mua đất đai bây giờ không. Hoặc nên đầu tư vào những lĩnh vực nào.
- Mọi thứ đều có vẻ như là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Nếu có tiền thì hãy mua vào.
- Mua gì: Mua công ty của đối thủ; Mua vàng; Mua đô la; Mua đất vàng (mua đất vàng); Đầu tư vào những chỗ chắc chắn.
Cá nhân “đang gặp khó khăn”:
- Cần phải tranh thủ học tập thật nhiều: Mua sách, tải sách, xem video Youtube, mua khóa học của thầy Phan Anh mà học; Học nghề Digital Marketing của thầy Phan Anh là ổn, nghề này bền vững, càng khó khắn thì Online càng lên.
- Suy nghĩ về việc chuyển đổi nghề nghiệp, tính toán lại công việc và nghề nghiệp trong tương lai (sales bia, rượu). Chọn nghề nghiệp mới, bến đỗ mới, mang tính dài hơi hơn.
- Chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, sau dịch.
- Cắt giảm chi tiêu tối đa cho những việc không cần thiết; nhưng tăng học tập.
- Tất cả đều phải giữ gìn sức khỏe và trau dồi học tập.
Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được hưởng lợi:
- Tương tự như cá nhân trên thôi, tăng tốc hết mức.
- Bứt phá hết mức, đang là thời điểm thuận lợi để shopping (mua thêm tài sản), giành dật thêm thị phần, kiếm thêm tiền lời lãi, tái đầu tư.
- Thời điểm này thuê người dễ, thuê mặt bằng dễ, cái gì cũng dễ và rẻ.
- Cần phải tăng x2, x3 doanh thu và công suất nếu được.
- Có chiến lược và kế hoạch quản trị từ xa, làm việc từ xa, bán hàng online.
- Số lượng doanh nghiệp được hưởng lợi từ ngành này không nhiều nếu so với những doanh nghiệp không được hưởng lợi.
- Tìm thêm các sản phẩm mới để bán tăng doanh thu; cắt giảm chi phí hợp lý; gia tăng lợi nhuận.
- Giữ ổn định dòng tiền, kiểm soát dòng tiền, vì dòng tiền là quan trọng nhất.
- Tìm kiếm các đối tác trong nước và nước ngoài, tránh phụ thuộc vào 1 đơn vị cung cấp, 1 thị trường khách hàng, cần đa dạng hóa đầu vào và đa dạng hóa đầu ra.
- Nếu có mua bán trao đổi thì cứ thành toán ngay mà chơi, không nợ đọng, trừ khi đó là đối tác chiến lược có thể tin tưởng ở mức độ nào đó.
- Kết hợp với việc bán hàng Online đa kênh, đa nền tảng và chuyển đổi số mạnh mẽ, có hiệu quả:
Đa kênh là nhiều kênh bán hàng: Facebook, Zalo, Google, Tiktok, Youtube, Website…
Chuyển đổi số: Các phần mềm làm việc, phần mềm báo cáo công việc, phầm mềm quản trị.
Tặng sách và video về Marketing Online 4.0 làm online.
Doanh nghiệp đang gặp khó khăn:
Các con số thống kê đều chỉ ra tình hình của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương, cá nhân làm kinh doanh đều đang rất tệ.
Cầu thị trường suy giảm nghiêm trọng: Cung sản phẩm và chuỗi cung ứng gặp nhiều vấn đề không kiểm soát.
Các ngành công nghiệp bị tổn thương nặng:
- Chuỗi cung ứng bị gián đoạn bởi nguồn cung Trung Quốc và các quốc gia khác.
- Thu nhập của người dân bị suy giảm và ảnh hưởng trong khoản thời gian 12 tháng kể từ thời điểm bị dịch.
- Thói quen mua sắm thay đổi.
Doanh thu giảm mạnh, chi phí giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể khiến lợi nhuận thấp hoặc lợi nhuận âm. Tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam lúc này đã khiến nhiều doanh nghiệp 3 tháng nay doanh số bằng 0. Như vậy toàn bộ chi phí văn phòng, chi phí nhân sự, chi phí thuê mướn mặt bằng… đều phải gánh.
Tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam là không hề nhỏ
Yếu đâu khắc phục đó, sai đâu sửa đấy:
- Tài chính.
- Hàng tồn kho (kiểm tra hàng tồn kho và bảo quản hàng tồn kho thật tốt).
- Nhân sự.
Tài chính:
Cắt giảm chi phí ngay lập tức tất cả các khoản phí có thể cắt giảm được.
- Cắt giảm nhân sự, cho nhân sự nghỉ bớt ở nhà không lương; Nghỉ luân phiên; Những nhân sự không thể nghỉ thì đàm phán lương giảm 1 phần (bao nhiêu %) chung tay chia sẻ với doanh nghiệp.
- Cắt giảm chi phí biến đối, các chi phí cố định ngay lập tức để bảo toàn tài chính.
Đàm phán giảm bớt các khoản phí có thể giảm bớt:
- Đàm phán giảm tiền thuế mặt bằng, tiền nhà.
- Đàm phán các khoản vay, khoản nợ, khoản lãi.
- Luôn luôn theo sát các chỉ số về tài chính: Giảm mức thấp nhất về công nợ.
- Giảm chi phí khác, rồi mới đến nhân sự.
Nhân sự:
- Đàm phán và cắt giảm nhân sự nghỉ luân phiên, nghỉ không lương. Hỏi thăm nhân viên, giao bài tập về nhà cho nhân viên.
- Chia sẻ với người lao động và gửi tâm thư cho nhân viên.
- Cố gắng giữ người cốt lõi và cân đối nhân sự: Giảm lương; Nghỉ không lương.
- Yêu cầu nhân viên làm việc 100% hoặc 200% cho thời điểm tốt hơn.
- Có chính sách cụ thể.
- Tối ưu hóa nhân sự, tối ưu hóa quy trình và online.
- Tìm thêm các sản phẩm dịch vụ khác: HM cũng làm khẩu trang, bảo hộ; Tập trung vào đổi mới sản phẩm; Áp dụng chiến lược hớt váng (bánh mì thanh long?); Nhìn nhận sản phẩm sau Covid?
- Chuyển đổi số, làm Online, bán hàng Online: Nhà hàng thì bây giờ giao hàng (mặc dù doanh thu cũng không khá hơn); Thực hiện bán hàng đa kênh; Chuyển đối số (các quy trình được số hóa, phần mềm, phần cứng); Có tài liệu về chuyển đổi số (để lại mail nhé).
Thực hiện bán hàng đa kênh:
- Chạy Facebook Ads bán hàng (quảng cáo FB hiện cũng khá đắt đỏ và quảng cáo kém hiệu quả).
- Bán hàng trên Google Ads & website.
- Tập trung seo web và cải thiện doanh số với những sản phẩm và dịch vụ có thể làm online được.
- Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.
- Luôn tính thêm đến các vấn đề về dịch bệnh (đã kiểm soát).
5.Quản trị rủi ro ngoài kiểm soát đối với dịch Covid-19.
Với những tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam, cá nhân và cả thị trường về mặt tiêu cực và tích cực. Câu hỏi đặt ra là làm sao để kiểm soát rủi ro trong tình huống này???
- Covid20,21 thì sao?
- Covid còn kéo dài đến năm 2021 thì sao?
- Động đất, thiên tai, thảm họa.
- Các kịch bản bảo vệ tài chính, quản trị của doanh nghiệp trong bối cảnh rủi ro ngoài kiểm soát.
- Tổ chức online hóa.
- Chính Phủ: Hỗ trợ doanh nghiệp bằng công cụ tài chính, lãi suất và thuế.
Tải bản PDF: COVID-19-SỬA-LẦN-3
Trên đây là những chia sẻ, nhận định, đánh giá về tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp Việt Nam cũng như cá nhân và thị trường hiện nay. Vậy nếu bạn cần hỗ trợ, tư vấn để đưa doanh nghiệp, công việc kinh doanh của mình “thoát khỏi dịch Covid-19” an toàn. Có thể liên hệ để được hỗ trợ theo địa chỉ sau:
Công ty PA Marketing Vietnam
Website: www.pamarketing.vn | Email: pamarketingvn@gmail.com
Youtube: www.youtube.com/pamarketing | Fanpage: www.fb.com/pamarketing
Hotline: 0906-950-333 | 091-778-1399
Link hồ sơ năng lực của công ty PA Marketing tại đây: Profile-cong-ty-PA-Marketing
Hoặc vui lòng liên hệ:
Giảng viên đại học/ Chuyên gia Marketing Online Nguyễn Phan Anh:
Email: phananhonline@gmail.com | FB Profile: www.fb.com/phananhonline |
SĐT: 0989-623-888
Link xem tài liệu hồ sơ năng lực/ Profile của giảng viên Phan Anh tại đây: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/
Hoặc điền form đăng ký dưới đây (mã ưu đãi “TWPA”), chúng tôi sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay khi nhận được thông tin:
Bài viết liên quan
Chính sách quảng cáo của Snapchat
Việc nắm vững điều khoản và chính sách của một nền tảng sẽ giúp bạn [...]
Th8
7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH SIÊU DỄ
Ý tưởng kinh doanh không chỉ cần sáng tạo mà còn phải hợp lý, có [...]
Th8
Mức đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một căn bệnh mãn [...]
Th8
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường? PA Marketing sẽ cung cấp [...]
Th7
Tiểu đường: Các loại tiểu đường, nguyên nhân và phòng ngừa
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng và là [...]
Th7
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thận và nội tiết, ThS.BS Vũ Thị [...]
Th7
Tính tổng cầu thị trường & Nghiên cứu thị trường
Phân tích tổng cung cầu thị trường, dung lượng thị trường và đối thủ cạnh [...]
Th7
Livestream TikTok kiếm tiền
Livestream TikTok phát triển, các phiên live tiền tỷ bùng nổ với nhiều ưu đãi, [...]
Th7
Trung tâm nhà bán hàng TikTok
Bạn đang tìm kiếm giải pháp để gia tăng doanh số và tối ưu hóa [...]
Th7
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến danh [...]
Th7
Khóa Đào Tạo: Xây Dựng Mô Hình Kinh Doanh Hiệu Quả 2024
Phân tích chuyên sâu 9 yếu tố của một mô hình kinh doanh hiệu quả, [...]
Th6
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
10 Lý do khiến bạn hoặc DN bạn KINH DOANH hoặc KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI 2024
10 lý do khiến doanh nghiệp kinh doanh thất bại hoặc người mới khởi nghiệp [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3