Thuật toán gợi ý video của TikTok hoạt động như thế nào?
Thuật toán của Tiktok là hiện tại là tài sản trí tuệ quan trọng nhất của mạng xã hội chia sẻ video này này, và cũng là cái khiến cho một app non trẻ mới mà đã sở hữu hơn 800 triệu người dùng tích cực hàng tháng. Thuật toán tự động gợi ý bài của TikTok là một “tượng đài” vì nó học sở thích, thói quen của người dùng về nội dung và ngay lập tức đưa ra một loạt các video đúng với cái mà bạn muốn xem, tới mức người ta hay nói đã cầm TikTok lên vuốt thì khó mà bỏ xuống được.
Ở mức tổng quan, thuật toán gợi ý của TikTok sử dụng các kĩ thuật máy học để đoán xem với nội dung nào thì người dùng sẽ tương tác, sẽ xem nhiều, dựa vào đó sẽ hiển thị nội dung đó lên giữa hàng trăm nghìn video được upload lên nền tảng của TikTok.
Khi bạn mới mở app TikTok lần đầu tiên, TikTok sẽ hiển thị 8 video phổ biến thuộc nhiều xu hướng, nhiều bài nhạc và nhiều chủ đề khác nhau. Sau đó, thuật toán sẽ tiếp tục load thêm 8 video nữa dựa theo những video nào mà user đã tương tác tốt trước đó (tương tác ở đây có nghĩa là các hành vi like, xem lâu, nhấn vào xem thêm thông tin của tác giả video…).
Thuật toán xác định các video tương tự với những video bạn đã tương tác tốt dựa trên các thông tin về caption, hashtag, âm thanh… App cũng dùng dữ liệu về tài khoản của bạn, các thiết lập trên điện thoại liên quan tới ngôn ngữ, quốc gia, loại thiết bị… để đưa vào mô hình dự đoán này.
Khi TikTok đã thu thập đủ dữ liệu về bạn, app sẽ tìm những người khác có hành vi tương tự như bạn và nhóm chung vào một “cụm” (cluster). Những video có liên quan tới nhau, ví dụ những video dùng bài hát Có Chắc Yêu Là Đây của Sơn Tùng, cũng sẽ được gom thành một cụm.
Sử dụng công nghệ máy học, thuật toán sẽ tìm xem cluster người dùng này thường xem cluster video nào, nếu bạn nằm trong cùng cluster thì TikTok sẽ hiển thị lên cho bạn xem.
Logic của thuật toán còn được xây dựng để tránh lặp nội dung, ví dụ như xem video của cùng 1 người quá nhiều lần, hoặc xem quá nhiều video của cùng topic, cùng xu hướng liên tục nhau.
TikTok nói thêm rằng việc thu thập và sử dụng dữ liệu của họ là nhằm củng cố hiểu biết của “máy” về từng người dùng, và họ không cố gắng mở rộng loại nội dung được hiển thị vì chưa chắc người dùng sẽ thích cái đó. TikTok cũng không cố gắng hiện các nội dung có quan điểm trái với cái mà người dùng thích.
TikTok có nhắc tới khái niệm filter bubble. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc các hệ thống đoán xem người dùng muốn xem cái gì dựa trên thông tin của họ về địa điểm, hành vi, thói quen. Đúng là cách này giúp người dùng xem được cái họ thích, nhưng lại vô tình cô lập họ khỏi những quan điểm trái chiều, thậm chí cô lập người dùng khỏi chính nền văn hóa của mình. Thuật toán của TikTok đúng là có hiệu ứng filter bubble.
Với những nội dung video hoặc những người tạo nội dung có dấu hiệu cung cấp thông tin sai lệch, dữ liệu sẽ được gửi về đội review nội dung của TikTok trên toàn cầu để quyết định xem có hiển thị cho người dùng hay không.
TikTok nói họ cố gắng phát hiện các vấn đề trên nền tảng của mình thông qua việc phát hiện những điểm dữ liệu bất thường, có thể là một video nào đó được xem nhiều hơn hẳn bình thường, hay một lỗi nào đó phát sinh ra quá nhiều trong một khung thời gian ngắn. Khi họ biết sớm những tình huống này, TikTok có thể khắc phục nhanh trước khi mọi chuyện tệ đi.
Vậy làm sao để Tiktok nhận ra chủ đề bạn đang chia sẻ là gì?
– Dựa vào danh mục mà chúng ta lựa chọn khi cài đặt tài khoản ban đầu
– Dựa vào Hashtag video khi bạn đăng video
– Dựa vào mô tả kênh
– Dựa vào hành vi của người xem (chủ yếu là là vấn đề này)
– Dựa vào nội dung trong comment (50-50)
– Mỗi video đăng lên tài khoản/ kênh của bạn sẽ được phân phối thử nghiệm ở các ngưỡng xem như 200 lượt xem, hoặc 1.000 lượt. Đó là lý do tại sao video của chúng ta không qua được loanh quanh 200 hoặc không quá 1.000 lượt và lượt xem của Tiktok cũng tăng rất nhanh. Nếu nội dung không phù hợp hoặc cảm thấy “không hay”, không hợp gu với người xem Tiktok hoặc chưa chất lượng thì sẽ bị bỏ qua và không được đề xuất nữa. Nếu mà “trending” – xu hướng hot thì video sẽ đạt các mốc 10K view, 60K view, 100K view hoặc hơn nữa. Tiktok đặt ra các ngưỡng cho video đó bạn nhé. Các video được xem nhiều và lượt xem cao không phải là “chất lượng” mà đơn giản là phù hợp với đại chúng tại thị trường đó, nhớ là tại Việt Nam chủ yếu là 16-24 tuổi đang xem Tiktok nhé. Nếu bạn chưa qua 1.000 lượt xem tức là bạn làm video chưa phù hợp và kênh còn quá ít lượt theo dõi, chỉ đơn giản vậy thôi, chiến lược là làm thật nhiều và thay thế các nội dung khác, lạ, mới mẻ hơn.
Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tác giả Nguyễn Phan Anh Nếu các bạn hoặc các anh/chị cần tư vấn doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing online, quảng cáo trực tuyến, chuyển đổi số và xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc hợp tác đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp… xin vui lòng liên hệ với công ty PA Marketing hoặc chuyên gia Nguyễn Phan Anh của chúng tôi theo thông tin dưới đây.
Bài viết liên quan
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) trong tài chính là gì? Trí tuệ nhân tạo (AI) [...]
Th3
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ
VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ [...]
Th3
Chuyển đổi số AI
Chuyển đổi số AI hay chuyển đổi AI là một quá trình chuyển đổi toàn [...]
Th3
Khóa đào tạo Nghề Digital Marketing 2025
Khóa đào tạo Nghề Digital Marketing 2025: Nghề Digital Marketing, Tiktok, Facebook, Zalo, Google, Youtube, [...]
Xây dựng thương hiệu cá nhân 7 bước theo chuẩn Harvard Business Review
Xây dựng thương hiệu cá nhân 7 bước theo chuẩn Harvard Business Review [...]
Th3
Các phương thức thanh toán B2B: Những điều doanh nghiệp cần biết (Stripe)
Các phương thức thanh toán B2B: Những điều doanh nghiệp cần biết (Stripe) [...]
Th2
Câu chuyện thực tế
Bạn sẽ không tin được, tôi đã giúp một cửa hàng bán iPhone cũ đạt [...]
Th2
Bí quyết tận dụng chiêu thức xé túi mù để đột phá kinh doanh của bạn
Chiêu thức "xé túi mù" trong kinh doanh, một chiến lược giúp tạo sự bất [...]
Th2
10 công cụ AI nâng cao khả năng phân tích hình ảnh
Cùng PA Marketing tìm hiểu 10 công cụ AI thông minh không chỉ hỗ trợ [...]
Th2
Khám phá 10 công cụ AI Excel đột phá để tối ưu hóa công việc bảng tính của bạn
Việc lựa chọn một công cụ AI phù hợp với nhu cầu cá nhân để [...]
Th2
22 ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, trí tuệ nhân tạo [...]
Th2
18 công cụ AI dành cho nghiên cứu tốt nhất năm 2025
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa lĩnh vực nghiên cứu, giúp các [...]
Th2
Ứng dụng AI trong quản lý và phân tích dữ liệu
Áp dụng AI trong quản lý và phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa [...]
Th2
Ứng dụng của AI trong chăm sóc khách hàng
Chatbots AI đã và đang là công cụ mạnh mẽ trong tự động hóa quy [...]
Th2
Chiến lược bán hàng trên sàn thương mại điện tử (2025)
Bán hàng trên các sàn TMĐT là một lĩnh vực đầy tiềm năng, nhưng cũng [...]