5 Nguyên tắc ứng phó với hậu quả Lạm dụng tình dục Xâm hại trẻ em

Các nguyên tắc cơ bản phòng tránh Lạm dụng tình dục & Xâm hại trẻ em

Việc ứng phó với hậu quả lạm dụng tình dục và xâm hại trẻ em là vấn đề quan trọng. Sau khi vụ việc đã được xử lý xong về mặt pháp lý hoặc các tình huống. Kết quả khác có thể xảy ra tùy thuộc vào thực tế. Thì có một điều không thể thay đổi đó là: Cha mẹ phải tiếp tục giúp con cái phục hồi chấn thương tâm lý. Vì sự việc này khiến cho con trẻ có thể bị chấn thương tâm lý rất nặng nề và dai dẳng.

5 Nguyên tắc ứng phó với hậu quả lạm dụng tình dục, xâm hại trẻ em bạn cần biết.

Nguyên tắc ứng phó với hậu quả Lạm dụng tình dục và Xâm phạm trẻ em

Nguyên tắc ứng phó với hậu quả Lạm dụng tình dục và Xâm hại trẻ em

1.Cần hiểu biết về sức khỏe tâm lý và tinh thần.

  • Bạn cần phải hiểu biết về sức khảo tâm lý và sức khỏe tinh thần của con trẻ một cách: Sâu sắc, đầy đủ và khoa học để áp dụng vào khắc phục hậu quả. Giúp cho con trẻ thoát ra khỏi chấn thương tâm lý này càng nhanh càng tốt. Và càng ít hậu quả càng tốt.

Tôi được nghe những câu chuyện kể trên báo chí rằng:

  • Có gia đình thì không tin con bị lạm dụng hoặc không làm gì được cho con. Và sau đó con mình bị dở hơi: Chấn thương tâm lý nặng hay còn gọi là bệnh thần kinh.
  • Có gia đình thì con bị tự kỷ nặng và rất khó hòa nhập cuộc sống.
  • Có gia đình phải mang con đến nơi khác sống hoặc phải ra nước ngoài vv…

Theo tôi, dù chọn lựa nơi sống ở đâu đi nữa. Thì đó cũng chỉ là một trong hàng trăm giải pháp để khắc phục hậu quả.

2.Lắng nghe, tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

  • Bạn cần phải tìm đến và lắng nghe các lời khuyên của bác sỹ tâm lý, chuyên gia tâm lý. Để có được kết quả điều trị tốt nhất cho con trẻ bị xâm hại hoặc bị lạm dụng.
  • Đây là nguyên tắc quan trọng mà phụ huynh nên quan tâm đặc biệt. Vì đôi khi chúng ta không có đủ tri thức và kinh nghiệm để xử lý vấn đề. Dẫn tới tình trạng thêm tồi tệ nếu chúng ta không ứng xử đúng.

3.Trò chuyện với con nhiều hơn.

  • Không chỉ sau khi sự việc xảy ra. Bạn nên học cách trò chuyện với con 1 cách thường xuyên về: Học tập, cuộc sống, tình yêu thương. Về lòng tin và những điều tốt đẹp có thể xảy đến trong tương lai.
  • Điều này giúp con có lại niềm tin và mong chờ những điều tốt đẹp. Vì xã hội ngoài kia có quá nhiều điều tốt đẹp để chúng ta phấn đấu. Có quá nhiều con người tốt đẹp để chúng ta hợp tác và sống cùng.

Đừng mất niềm tin ở: Cuộc sống, gia đình và xã hội. Dù điều đó là rất khó khăn trên thực tế.

4.Lường trước những khó khăn của con trẻ.

Bạn cần phải lường trước những khó khăn trong quá trình con học tập. Hay sinh hoạt với bạn bè và cộng đồng. Để:

  • Trao đổi với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè tốt của con… Giúp con hòa nhập tốt nhất.
  • Kiểm tra và giám sát một cách phù hợp những mối quan hệ mới của con.
  • Loại trừ những tình huống nguy hiểm hoặc dẫn đến nguy hiểm. Những tổn thương tâm lý tiếp theo có thể gặp phải trong cuộc sống thường ngày của con.

5.Luôn yêu thương và quan tâm con trẻ.

  • Với mong muốn là mẹ con, hay gia đình không phải dắt díu nhau đi đâu. Có thể ở lại nhà mình, quê hương mình (nếu được, nếu muốn) mà vẫn có cuộc sống bình thường và ổn định. Phụ huynh và những người hàng xóm; Thầy cô, nhà trường, xã hội phải hết mức yêu thương và quan tâm đến đứa trẻ bị xâm hại.
  • Chỉ có tình yêu, sự giáo dục đúng đắn mới đem lại cơ hội mới; Sự phát triển bình thường hoặc vượt lên số phận của con trẻ và cả gia đình.

By: Phan Anh & PA Marketing 2017


Bài viết liên quan