Hỏi đáp về quảng cáo trực tuyến và 2 gương mặt mới Gapo, Lotus

Dưới đây sẽ là một loạt những câu hỏi và lời giải đáp cho các vấn đề liên quan đến quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Mà cụ thể hơn là ở hai kênh mạng xã hội “có tiếng” nhất: Facebook và Google.

Cùng PA Marketing và Phan Anh đi vào tìm hiểu, theo dõi để có cái nhìn cụ thể hơn về thị trường quảng cáo hiện nay .

1.Thị trường quảng cáo trực tuyến của hai mạng xã hội Facebook và Google.

Những câu hỏi và lời giải đáp được đưa ra từ chuyên gia Marketing Online Nguyễn Phan Anh về thị trường quảng cáo trực tuyến.

thi-truong-quang-cao-truc-tuyen-cua-hai-ong-lon-facebook-va-google

Thị trường quảng cáo trực tuyến của hai ông lớn Facebook và Google

Hiện giờ thị trường quảng cáo online ước tính giá trị bao nhiêu rồi anh?

  • Hiện tại thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam đang ước tính doanh thu khoảng hơn 1 tỷ đô la Mỹ.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân bán hàng trực tuyến tại Việt Nam yêu thích sử dụng các công cụ quảng cáo trực tuyến để: Tiếp cận khách hàng, quảng cáo và bán hàng trực tiếp theo mô hình B2C, C2C và cả B2B. Và doanh thu quảng cáo trực tuyến tại thị trường Việt Nam tiếp tục tăng.

Có con số nào cho doanh thu của Facebook và Youtube không anh?

  • Theo số liệu dự đoán từ Công ty nghiên cứu thị trường ANTS. Năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD. Nhưng trong đó quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD. Còn Google chiếm 152,1 triệu USD.
  • Trong khi đó, các doanh nghiệp/mạng quảng cáo trực tuyến trong nước như: VCCorp/Admicro, VNExpress/Eclick, 24H, Zing/Adtima… chỉ chiếm khoảng 150 triệu USD.

Hai mạng xã hội này chiếm thị phần bao nhiêu ở Vietnam vậy anh ?

  • Như vậy chỉ riêng Google và Facebook đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo Việt Nam trong năm 2018.
  • Cũng theo dự đoán của ANTS, năm 2019 và 2020, doanh thu quảng cáo của Facebook và Google tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Trong khi các doanh nghiệp/ mạng quảng cáo trong nước cũng tăng trưởng nhưng rất ít. Và đang ngày càng “lép vế” so với hai “ông lớn” này.

Chẳng hạn năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam ước khoảng 648 triệu USD. Trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD. Các đơn vị trong nước chiếm chỉ 180,9 triệu USD. Đến năm 2020 là 760 triệu USD. Nhưng riêng Facebook và Google sẽ “bỏ túi” hơn 512 triệu USD.

2.Sự đón nhận của cộng đồng với các mạng xã hội bán hàng trong nước.

Theo anh cộng đồng bán hàng qua mạng trong nước có đón nhận mạng xã hội trong nước không trong khi Facebook đang siết quảng cáo?

Quảng cáo Facebook ngày càng tăng giá

Nguyên nhân khiến quảng cáo trực tuyến ngày càng đắt đỏ, đặc biệt là Facebook:

Bản chất Facebook là một công ty đại chúng. Chính vì vậy, mỗi năm cổ đông và nhà đầu tư đều kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận của Facebook ngày càng tăng. Và đạt mục tiêu tăng trưởng như kế hoạch đã đề ra. Chính vì vậy, nhiệm vụ về mặt tài chính của Facebook là: Phải luôn đảm bảo được doanh thu tốt và thực hiện được kế hoạch doanh thu đề ra. Để đảm bảo được điều đó thì Facebook phải:

  • Mở rộng hoạt động kinh doanh.
  • Tăng số lượng nhà quảng cáo.
  • Tăng doanh thu từ từng nhà quảng cáo trên toàn cầu.
  • Tăng đơn giá quảng cáo bằng cách: Giảm tiếp cận trả phí và tăng giá thầu bình quân. Giảm tiếp cận tự nhiên trên Facebook Profile và Facebook Fanpage một cách khéo léo. Để các nhà quảng cáo buộc phải lựa chọn quảng cáo và quảng cáo nhiều hơn để tiếp cận được thêm các khách hàng.

Đơn giá quảng cáo đã và sẽ luôn tăng:

  • Thực tế, kể từ khi Facebook có hệ thống quảng cáo trực tuyến Facebook Ads lần đầu tiên từ năm 2011 đến nay. Thì đơn giá quảng cáo đã tăng lên rất nhiều lần so với trước. Số lượng tiếp cận trả phí giảm, giá thầu bình quân tăng. Chi phí quảng cáo trực tuyến đắt đỏ hơn. Nhưng hiệu quả của quảng cáo từ Facebook và các tính năng của Facebook khác như: Livestream, Groups, Fanpage, Profile, Messenger vẫn rất tốt. Thậm chí còn tốt hơn so với nhiều công cụ quảng cáo trực tuyến khác về mặt công nghệ và hiệu quả.
  • Nên Facebook vẫn có các nhà quảng cáo mới và các nhà quảng cáo cũ vẫn tiếp tục bơm thêm tiền để tìm kiếm khách hàng, doanh thu và lợi nhuận.

3.Đánh giá về mạng xã hội mới Lotus.

hai-mang-xa-hoi-moi-chao-san

Hai mạng xã hội mới chào sân

  • Theo đánh giá và nhận xét của tôi: Nhờ được truyền thông tốt trên các trang báo điện tử lớn tại Việt Nam từ chính công ty sở hữu mạng xã hội Lotus này. Nên mạng xã hội Lotus được truyền thông tốt, nhiều người biết đến và đã có những lượt tải ứng dụng và trải nghiệm dịch vụ.
  • Mức độ đón nhận và hào hứng của cộng đồng những người bán hàng online và những người kiếm tiền online…. Là khá tích cực. Điều này hoàn toàn đến từ hoạt động truyền thông chứ không phải là do danh tiếng hay hiệu quả của dịch vụ thực tế. Vì mọi người cũng tò mò khám phá và trải nghiệm dịch vụ mới. Và trên hết, nó cũng là dịch vụ miễn phí.

Lotus liệu có phải một cơ hội kiếm tiền mới?

Có phải đây là một cuộc cách mạng, mở ra cơ hội kiếm tiền cho những người bán hàng qua mạng?

Nhận định này còn quá sớm:

  • Tôi nhận định rằng còn quá sớm để nói rằng đây là một cuộc cách mạng về công nghệ. Hay mở ra cơ hội kiếm tiền cho những người bán hàng trực tuyến và cả những người kiếm tiền trực tuyến nhờ danh tiếng như: Cho thuê status, bán quảng cáo, cho thuê page tích xanh livestream quảng cáo… Mọi thứ mới chỉ là một bản thử nghiệm và người dùng đang thử nghiệm dịch vụ.
  • Tin tốt là số lượt tải cài đặt ứng dụng Lotus khá cao và có ngay một lượng cài đặt lớn trong một thời gian ngắn. Nhưng điều này chưa nói lên được điều gì nhiều. Vì hoàn toàn phụ thuộc vào tương tác của người dùng trên chính mạng xã hội Lotus đó. Nếu thấy có lợi ích cho họ, họ sẽ ở lại. Nếu không có lợi ích, họ sẽ đi ra. Hoặc thậm chí đóng tài khoản, gỡ bỏ app.

Minh chứng cho sức mạnh của cộng đồng với sự tồn tại của mạng xã hội:

  • Trước đây tại Việt Nam, Viber có khoảng 4 triệu người dùng. Nhưng do không tận dụng được lợi thế nên số lượng người dùng ứng dụng Viber tại Việt Nam giờ rất ít. Do cạnh tranh giữa các ứng dụng dịch vụ khác nhau.
  • Tuy nhiên, nếu mọi thứ nỗ lực cộng với sự may mắn. Thì chúng ta có thể có thêm nền tảng tốt để kết nối, giao thương và bán hàng. Và điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian, chứ không đơn giản chỉ trong một vài tháng. Ít nhất, thì Facebook thành công được như ngày nay cũng mất đến 10 năm. Và Facebook có mục tiêu là toàn cầu. Trong khi đó Lotus mới chỉ đặt mục tiêu là người dùng Việt Nam.

4.Số phận của Gapo và Lotus dưới cái bóng của Facebook.

Vietnam đã từng có nhiều mạng xã hội nhưng đều không thành công trước cái bóng quá lớn của Facebook. Anh nghĩ số phận của GAPO và Lotus như thế nào?

Tôi đánh giá đây là câu hỏi thú vị và rất nhiều phóng viên muốn hỏi câu hỏi này. Rất nhiều bạn đọc cũng muốn xem câu trả lời này. Thận trọng mà nói, cũng thật khó cho tôi khi trả lời câu hỏi này một cách chính xác. Vì rất khó để dự đoán về tương lai của mạng xã hội Gapo hay Lotus.

co-hoi-nao-cho-nhung-mang-xa-hoi-thuan-viet-moi

Cơ hội nào cho những mạng xã hội thuần Việt mới

Mạng xã hội Việt Nam vẫn có cơ hội trên thị trường:

  • Trước hết, tại Việt Nam, mạng xã hội Zalo của công ty VNG cũng có chỗ đứng trên thị trường với khoảng hơn 100 triệu tài khoản cài đặt. Trong đó tỷ lệ tài khoản đang hoạt động thường xuyên có thể đạt tới hơn 50%.
  • Đây là một ví dụ điển hình cho thấy rằng: Các mạng xã hội nội địa “make in Vietnam” vẫn có thể có cửa tỏa sáng theo cách riêng.

Cơ hội nào cho Gapo và Lotus:

Với trường hợp của Gapo, ý kiến cá nhân chủ quan của tôi là Gapo không có lợi thế tốt bằng Lotus vì:

  • Gapo ra trước Lotus nhưng không hề có hiệu ứng truyền thông tốt. Thậm chí giờ không có nhiều người biết về Gapo và số lượng người dùng rất ít.
  • Trng khi đó như đã nói, Lotus là dịch vụ mạng xã hội được VCCorp- Công ty chủ quản định nghĩa là “mạng xã hội hướng tới nội dung”. Nên có được lợi thế truyền thông lớn nhờ VCCorp vận hành hàng chục website và trang tin điện tử có lượng độc giả lớn tại Việt Nam.

Cả hai mạng xã hội đều có những lợi thế riêng:

Tôi cho rằng cả Gapo và Lotus cũng có nhiều lợi thế nhất định. Nhưng rất khó để thành công trong một thị trường bão hòa về mạng xã hội và các ứng dụng kết nối như thế này.

  • Ngay cả Google là một tập đoàn công nghệ lớn cũng không thành công với mạng xã hội Wave. Và sau này là mạng xã hội Google Plus.
  • Microsoft cũng không tự phát triển được mạng xã hội cho riêng mình. Và sử dụng chiến thuật là mua lại một mạng xã hội đã thành công sẵn trên thị trường là Linkedin.com. Hoặc ứng dụng video call rất nổi tiếng Skype. Nhằm mục đích tích hợp và tăng thêm sức mạnh dịch vụ cho Microsoft và các khách hàng của mình.

5.Đánh giá về thông điệp truyền thông của các mạng xã hội.

Mỗi một mạng xã hội khi đến với cộng đồng đều có một thông điệp truyền thông khác nhau. Nhưng liệu nó có đúng và thực sự thành sự thật?

lotus-xung-danh-mang-xa-hoi-xoay-quanh-noi-dung

Lotus xưng danh mạng xã hội xoay quanh nội dung

Cách tiếp cận của Lotus có thể là một sai lầm:

  • Tôi cho rằng: Công ty sở hữu mạng xã hội Lotus đang sử dụng một thông điệp truyền thông cho dịch vụ của mình “mạng xã hội xoay quanh nội dung” là một thông điệp mơ hồ và đánh tráo khái niệm. Và đây có thể là cách tiếp cận sai lầm.
  • Những người dùng có thể sẽ nghĩ rằng: Tại Lotus mới có nội dung tốt. Còn những dịch vụ khác không có nội dung, không xoay quanh nội dung?

Vậy nội dung là gì? Nội dung là tất cả những gì mà người dùng có thể: Nghe được, xem được, đọc được, chơi được, thấy được, tương tác được và cảm nhận được. Nội dung cực kỳ đa dạng và phong phú, bao gồm các định dạng cơ bản như sau:

  • Văn bản: Bài viết, thơ ca, sách, báo, tài liệu, bản nghiên cứu…
  • Phim và video: Các video phim ngắn, phim dài, phim truyện, phim tài liệu, phim các thể loại. Video hoạt hình, video quay màn hình, các nội dung truyền hình. Video được quay từ các thiết bị chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp hoặc thậm chí từ điện thoại …
  • Hình ảnh: Các loại ảnh chụp, ảnh đồ họa, ảnh động.
  • Trò chơi: Các trò chơi trực tuyến.
  • Âm nhạc và video âm nhạc: Các bài hát, bản nhạc và video âm nhạc.
  • Các đường link web chứa đựng các thông tin tổng hợp.
  • Các loại khác.

Thông điệp từ Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội tương tự:

  • Facebook ban đầu định nghĩa là mạng xã hội kết nối bạn bè. Và sau đó, chính người dùng và bạn bè của họ tạo ra nội dung. Trên Facebook chúng ta có tất cả các định dạng nội dung và số lượng nội dung khổng lồ.
  • Youtube tập trung vào nội dung định dạng Video. Và được gọi là mạng xã hội chia sẻ video.
  • Instagram tập trung vào hình ảnh và được định nghĩa là mạng xã hội chia sẻ hình ảnh của người dùng.
  • Sportify có thể được gọi là mạng xã hội chia sẻ âm nhạc …

Vậy Lotus là mạng xã hội nội dung gì? Liệu có phải là một mạng xã hội lẩu thập cẩm các loại nội dung hay không. Trong khi định nghĩa về mạng xã hội xoay quanh nội dung là một định hướng truyền thông không tốt theo quan điểm cá nhân của tôi.

6.Thuận lợi và khó khăn của mạng xã hội Made in Việt Nam.

Theo anh đâu là thuận lợi và khó khăn của mạng xã hội made in Vietnam trong thời gian sắp tới?

mang-xa-hoi-made-in-viet-nam-lieu-co-cho-dung-tren-thi-truong

Mạng xã hội Made in Việt Nam liệu có chỗ đứng

Thuận lợi:

  • Việt Nam là quốc gia có dân số 97 triệu dân và tiếp tục tăng trưởng về số dân trong những năm tiếp theo. Nên sẽ có số lượng người dùng tốt.
  • Theo thống kê của WeAreSocial: Việt Nam có lượng người dùng Internet rất cao (chiếm khoảng 64% dân số). Lượng người dùng điện thoại thông minh rất cao (135 triệu thuê bao điện thoại di động), Thời gian online bình quân khoảng 7 giờ 40 phút mỗi ngày, mỗi người. Trong khi đó, thời gian dành cho mạng xã hội là khoảng 2,5 giờ. Tần suất truy cập mạng xã hội thường xuyên, liên tục. Hàng ngày từ máy tính và điện thoại di động là rất cao.
  • Việt Nam là quốc gia yêu thích công nghệ và có tốc độ tăng trưởng lớn. Các doanh nghiệp và những người làm kinh doanh quan tâm đến Internet và các dịch vụ Internet nhằm: Kết nối, tiếp cận khách hàng, tăng trưởng doanh số và tăng năng suất lao động.
  • Việc sử dụng các mạng xã hội và các ứng dụng trở thành thói quen. Nên các mạng xã hội mới đều có cơ hội tìm kiếm người dùng như nhau. Vì người dùng có xu hướng cài đa ứng dụng.
  • Việc các ứng dụng ra sau, làm tốt hơn, làm đúng hướng. Vẫn có thể có được thị trường và phát triển mạnh. Dần dần trở thành “cá mập” của thị trường.
  • Chính phủ Việt Nam rất hỗ trợ chủ trương, chính sách và khuyến khích cho các công ty khởi nghiệp công nghệ…

Khó khăn:

  • Cạnh tranh cao giữa các mạng xã hội, ứng dụng và dịch vụ. Do có quá nhiều mạng xã hội hiện nay. Đặc biệt là phải cạnh tranh với những mạng xã hội có số lượng người dùng lớn và khả năng tài chính mạnh. Có kinh nghiệm về công nghệ mạnh mẽ như: Facebook, Youtube, Zalo… đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Việt Nam.
  • Khả năng tài chính của một số tập đoàn Việt Nam, công ty công nghệ Việt Nam là rất mạnh so với các công ty trong nước. Nhưng so với Facebook, Google. Hoặc những mạng xã hội quốc tế khác thì thực sự là một vấn đề.
  • Các đối thủ cũng sẽ cải tiến sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh và giữ chân người dùng. Riêng Facebook đã có chiến lược mua đối thủ để giảm cạnh tranh và tăng sức mạnh cho Facebook. Ví dụ Instagram, Whatsapp… Và nếu Facebook không mua được (ví dụ Snapchat) thì Facebook sẽ sao chép đối thủ cho đến khi đối thủ lụi tàn.

7.Xu hướng của cộng đồng bán hàng online liệu có chuyển dần sang Gapo và Lotus?

Theo anh cộng đồng bán hàng online, quảng cáo trực tuyến sẽ chuyển dần qua mạng xã hội trong nước như GAPO và Lotus không ?

lieu-nguoi-dung-co-chuyen-sang-cac-mang-xa-hoi-made-in-viet-nam-moi

Liệu người dùng có chuyển sang các mạng Made in Việt Nam mới

  • Tôi cho rằng là sẽ có ít hay nhiều một lượng người dùng cài đặt và dùng thử mạng xã hội Gapo và Lotus. Đây là hai mạng xã hội mới tại Việt Nam. Thậm chí theo phán đoán của tôi là lượng cài đặt và dùng thử Lotus cao hơn rất nhiều so với Gapo tại thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là hình thức cài thêm dùng thêm, dùng song song. Còn việc chuyển dần qua mạng xã hội trong nước và bỏ mạng xã hội đang dùng (ví dụ như Facebook Zalo). Thì trước mắt là không có chuyện đó.
  • Còn về dài hạn sau này, nếu như Lotus hay Gapo chứng minh được lợi ích tốt, dịch vụ tốt. Đem lại giá trị cho người dùng, giúp họ bán được hàng, kiếm được tiền (đây là bản chất lõi). Thì họ sẽ gắn bó và sử dụng nhiều thời gian hơn cho những mạng xã hội này. Và điều đó, theo tôi là cực kỳ khó khăn cho các mạng xã hội mới tại Việt Nam.

Tác giả: Nguyễn Phan Anh | Giảng viên Đại học- Chuyên gia Marketing Online | CEO công ty PA Marketing | Thạc sỹ Quản trị kinh doanh Đại học Nice-Sofia Antipolis | Thạc sỹ Luật kinh doanh Đại học Luật Hà Nội.


Bài viết liên quan