Thế nào là một thương hiệu mạnh?
Nói thương hiệu là những cảm nhận, vậy làm sao nhận ra thương hiệu? Một thương hiệu mạnh thường bao gồm:
– Những giá trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ đem lại cho khách hàng: Giá trị của một thương hiệu xuất phát từ sự vượt trội về chất lượng, của lợi ích, tính năng mà sản phẩm mang lại cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ hoặc vượt xa nhu cầu của chính khách hàng. Hãy lấy một chiếc áo hàng hiệu làm ví dụ: Trước hết sản phẩm này phải được thiết kế đẹp, chất lượng nguyên phụ liệu cũng như là kỹ thuật may phải làm hài lòng người mặc, và cả người không mặc cũng nhận thấy điều này.
– Giá trị vô hình, giá trị cảm nhận: Bên cạnh những giá trị hữu hình, dễ nhìn thấy, những giá trị cảm xúc, giá trị tưởng tượng vô hình đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Khi tôi mặc một chiếc áo hàng hiệu cao cấp, tôi có cảm giác tôi thuộc vào thế giới thượng lưu, tôi sành điệu, tôi tự tin xuất hiện trước công chúng và mọi người, tôi thể hiện đẳng cấp và phong cách sống của mình v.v…
– Mức độ phổ biến của thương hiệu: Số lượng người biết đến thương hiệu của bạn, số người nhớ đến thương hiệu của bạn, số lượng người biết thương hiệu của bạn bán sản phẩm và dịch vụ gì, biết thương hiệu của bạn được đánh giá cao (ví dụ như bền, đẹp, sang trọng, đẳng cấp), thương hiệu của bạn có bao nhiêu người sử dụng, mức độ hài lòng về thương hiệu, mức độ trung thành với thương hiệu…? Con số này càng nhiều về số lượng, càng chính xác về nội dung thông tin, càng có lòng tin và yêu mến thương hiệu thì đó chính là một thương hiệu mạnh. Tại Việt Nam chúng ta có thương hiệu quốc gia, thương hiệu của một số sản phẩm như Vinamilk, Café Trung Nguyên, viễn thông Viettel… là những thương hiệu rất mạnh, có giá trị thương hiệu lớn
– Giá trị hữu hình: Thương hiệu là vô hình, nhưng giá trị của nó là hữu hình và có thể định giá được. Tất nhiên việc định giá cao hay thấp đôi khi còn do công thức tính, do tổ chức định giá là bên nào, theo đuổi trường phái nào trong khi định giá. Ở Mỹ và Châu Âu hoặc nhiều nước phát triển khác, họ luôn có những công ty chuyên về định giá thương hiệu dựa trên một số tiêu chí cơ bản như doanh thu, giá trị tài sản, chi phí, lợi nhuận, giá trị cổ phiếu, mức độ phổ biến của sản phẩm v.v… để định giá của một thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải là một thương hiệu được định giá cao. Vì thế, khi bắt đầu xây dựng thương hiệu, bạn hãy nhấn mạnh vào yếu tố giá trị thực của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, mối tương quan giữa chất lượng sản phẩm và giá cả, mức độ phổ biến và nhận diện của thương hiệu đối với các thị trường trọng điểm.
Thương hiệu tác động như thế nào đến quyết định mua của khách hàng?
+ Nhiều khách hàng nói họ sẵn sàng và chấp nhận trả chi phí hoặc giá cao hơn so với thương hiệu khác khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích. Mức giá cao hơn có thể dao động từ 10-50% so với giá bán lẻ của đối thủ.
+ Tập khách hàng trung thành và có thu nhập tốt sẵn sàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành với một thương hiệu.
+ Phần lớn khách hàng đều lựa chọn sản phẩm và dịch vụ có thương hiệu là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ.
+ Khách hàng sẵn lòng chia sẻ thông tin, giới thiệu về sản phẩm và dịch vụ cho người khác hoặc lan truyền thương hiệu nếu có thương hiệu tốt vì họ sẽ yên tâm về lời giới thiệu của mình.
+ Khách hàng sẵn sàng mua và thử nghiệm các sản phẩm mới của một nhà sản xuất đã có uy tín và thương hiệu mạnh. Sự chấp nhận của thị trường bao giờ cũng dễ hơn.
+ Khách hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng, ra quyết định mua nhanh hơn so với bình thường. Khách hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn trong quá trình chờ đợi khi mua sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.
+ Thương hiệu mạnh cũng tác động đến quá trình tái mua và lòng trung thành với thương hiệu.
+ Nói chung là, rất thuận lợi và tốt cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Bài viết liên quan
Tư vấn chốt đơn hàng cho Fanpage dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, spa
Tư vấn chốt đơn hàng cho Fanpage dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, spa Tác [...]
Th5
Một số ý tưởng đổi mới cho việc thiết kế thư mời cao cấp
Một số ý tưởng đổi mới cho việc thiết kế thư mời cao cấp Một [...]
Th4
Trải nghiệm khách hàng khi mua sắm trực tuyến
Trải nghiệm khách hàng khi mua sắm trực tuyến (2022) Tác giả: Nguyễn Phan Anh [...]
Th2
Ví dụ về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không
Ví dụ về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không của tác giả [...]
Th2
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI 17 LÝ DO KHIẾN BẠN LIVESTREAM KHÔNG [...]
Th2
Tạo gian hàng và Zalo OA
Tạo gian hàng và Zalo OA Với một số lượng gần 100 triệu tài khoản [...]
Th2
Bán hàng trên tài khoản Zalo cá nhân
Bán hàng trên tài khoản Zalo cá nhân Bán hàng trên tài khoản Zalo cá [...]
Th2
TÍNH NĂNG CỦA DỊCH VỤ Email Marketing GET RESPONSE
GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA DỊCH VỤ Email Marketing GET RESPONSE GetRespones.com là giải [...]
Th2
Zalo Marketing – Công cụ Marketing thuần Việt
Zalo Marketing – Công cụ Marketing thuần Việt Tại sao nên dùng Zalo Marketing? Zalo [...]
Th2
Tạo trang đích – Landingpage với GetResponse
Tạo trang đích – Landingpage với GetResponse Trang đích – Landingpage cũng là một tính [...]
Th2
Gửi thư tự động với Autoresponders
Gửi thư tự động với Autoresponders Autoresponders – thư tự động là một trong những [...]
Th2
Lợi ích Email Marketing
Lợi ích của việc sử dụng Email Marketing – Email Marketing giúp doanh nghiệp hoặc [...]
Th1
Email Marketing là gì
Khái niệm email marketing Trước hết, khi vào chương mới này, tôi xin giải thích [...]
Th1
Tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads tìm kiếm
Tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads tìm kiếm Hầu hết các bài viết [...]
Th1
Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads (p2)
Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads Phần 1: tại đây Trong ô điền giá [...]
Th1