5 xu hướng truyền thông 4.0 không thể bỏ qua

Truyền thông là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển một thương hiệu. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra 5 xu hướng truyền thông 4.0 được dự đoán là cực hot 2019. Và sẽ là những giá trị mang tính nền tảng cho truyền thông những năm tiếp theo.

Những xu hướng này xuất hiện phần lớn là do sự vần chuyển của cuộc cách mạng 4.0. Nó đã thay đổi từ hành động, nhận thức cho đến tư duy của phần lớn công chúng. Nên đòi hỏi việc tiếp cận, truyền tải thông điệp từ các doanh nghiệp phải có sự cải cách. Cụ thể thì dưới đây PA Marketing sẽ chia sẻ cùng bạn đọc.

1.“Nhân hóa” thương hiệu.

Suốt hàng trăm năm tiến hóa qua nhiều cuộc cách mạng công nghệ. Đến cuối cùng thì điểm mấu chốt để tạo dựng một “thành lũy” thương hiệu trong cộng đồng chính là mối quan hệ giữa con người với con người.

xu-huong-truyen-hong-4.0-cho-thuong-hieu

Xu hướng truyền thông 4.0 cho thương hiệu

  • Có thể thấy sự chuyển dịch rõ rệt của truyền thông từ thương hiệu nói với cộng đồng thành kết nối người với người. Hay chính là mô hình marketing H2H- Human to Human Marketing đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ và cách làm truyền thông.
  • Xu hướng truyền thông 4.0 đòi hỏi việc xây dựng thương hiệu về cơ bản không khác gì một con người. Cũng có tính cách, cá tính, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Và tương lai cũng sẽ được định hình như một con người- Human Brand.

Những thông điệp truyền thông lồng ghép tính cách của con người trong sản phẩm. Định hình thương hiệu khi đánh vào đúng tâm lý của con người với con người hiện nay vô cùng thành công. Tiêu biểu có thể kể đến Coca-Cola: Thay vì những năm trước đây thông điệp truyền thông dịp Tết là: Khắc họa các khoảng khắc, điều giản dị trước đây mà con người ngày nay bỏ qua trong dịp Tết- “Tết vẹn yêu thương”. Thì sang đến 2019, chiến dịch của Coca- Cola lại hướng đến những nỗi lầm, hoài nghi, những lời trách móc giữa con người với con người- Xí xóa siết chặt yêu thương.

2.Xu hướng truyền thông 4.0- cá thể hóa công chúng.

Cách mạng 4.0 bùng nổ đã tạo thay đổi lớn trong suy nghĩ, hành vi và cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Cùng với đó, xu hướng truyền thông 4.0 cũng hướng nhiều hơn đến việc cá nhân hóa công chúng mục tiêu. Khi mà mỗi người dùng hiện nay đều có một hệ thống các kênh thương hiệu cá nhân cho riêng mình.

ca-nhan-hoa-cong-chung-voi-cong-nghe-du-lieu-4.0

Cá nhân hóa công chúng với công nghệ dữ liệu 4.0

  • Cùng với đó về phía doanh nghiệp cũng có những lợi thế nhất định khi công nghệ 4.0 phát triển. Đặc biệt có thể kể đến là việc thấu hiểu được tường tận một khách hàng cụ thể. Biết những gì họ làm, quan tâm, tiếp cận… thông qua những “dấu vết” khách hàng để lại trong giới Digital. Mà cụ thể hơn là nhờ vào công nghệ AI và Big Data.
  • Việc còn lại của doanh nghiệp giờ đây là: Làm sao để ứng dụng, sử dụng có hiệu quả nhất các công nghệ hiện có. Để tiếp cận, tiếp thị thông tin mang tính cá nhân hóa cao đến đúng người, đúng thời điểm.

3.Micro-influencer marketing.

chien-luoc-xay-dung-thuong-hieu

Chiến lược xây dựng thương hiệu

  • Sự phát triển của mạng xã hội vô hình chung đã hình thành nên một cộng đồng người nổi tiếng khá đông đảo. Nhưng điều đáng nói là dù có tới hàng trăm, triệu follow. Có tương tác khủng hơn cả những người có tầm ảnh hưởng trong các cộng đồng. Nhưng “fans” của đối tượng người nổi tiếng trên mạng xã hội lại quá loãng. Không có sự tập trung chính xác về tính cách, sở thích, hành vì… Nên rất khó để vẽ lên chân dung chính xác nếu có ý định truyền thông.
  • Những với tập “fans” của những người có tầm ảnh hưởng trong các cộng động nhất định lại khác. Đối tượng follow, tương tác lại mang tính tập trung cao hơn với một mục đích rõ ràng hơn. Họ có những quan điểm, sở thích, hành vi kiên định hơn. Và thể hiện rõ sự trung thành với các giá trị họ theo đuổi. Nên những cuộc đối thoại ở đây được đánh giá là trực diện hơn, tính kết nối, tương tác cao hơn. Và là “mảnh đất” lý tưởng, là xu hướng truyền thông 4.0 theo xu thế H2H Marketing.

4. Tự tạo và làm chủ xu hướng trên mạng xã hội.

Tính cá nhân, quyền của con người được đề cao trong thế giới ảo. Nhưng đại bộ phận “dân chúng mạng” lại có thái độ hời hợt, dễ kích động và hùa theo đám đông. Nên đây cũng là một trong những sơ hở , điểm yếu của doanh nghiệp trong truyền thông bị đối thủ lợi dụng.

hay-la-nguoi-tao-ra-xu-huong-cho-chinh-thuong-hieu

Hãy là người tạo ra xu hướng cho chính thương hiệu

  • Với nhiều mục đích khác nhau, việc đưa ra những thông tin mà cộng đồng thích và muốn nghe. Biến nó thành đòn bẩy gây ảnh hưởng, cài cắm thông tin lợi (hại) đến một cá nhân, thương hiệu. Nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nổi tiếng hoặc tư thù nào đó. Đây cũng là nguyên nhân dấy lên các vụ khủng hoảng truyền thông 4.0.
  • Nên điều mà doanh nghiệp cần phải làm là: Hãy quản lý, kiểm soát thật tốt các thông tin về mình trên mạng xã hội. Cẩn thận trong từng đường đi nước bước, mỗi thông điệp truyền thông. Hoặc không thì hãy là người tạo ra xu hướng và kiểm soát xu hướng truyền thông đó. Giống như cách mà “Pepsi muối” đưa đẩy mình. Đây chính là xu hướng truyền thông 4.0.

5.Xây dựng “kênh báo chí” cho thương hiệu.

Việc biến các kênh truyền thông doanh nghiệp đang sở hữu trở thành kênh báo chí cho thương hiệu. Đây là một bài toán không đơn giản những chính là xu hướng truyền thông 4.0 cho mọi doanh nghiệp hiện nay.

tao-dung-brand-journalism

Tạo dựng Brand Journalism

  • Để làm được điều này thì các kênh truyền thông doanh nghiệp đang sở hữu không chỉ là: Truyền tải thông điệp, cung cấp thông tin thương mại của doanh nghiệp. Hay những thông tin, hình ảnh về sản phẩm. Mà còn phải cung cấp các nội dung thiết yếu. Và cần được xây dựng, thiết kế dựa trên nhu cầu bạn đọc của thương hiệu.
  • Điều khó là dù đó là những thông tin độc lập, mang tính khách quan về các vấn đề độc giả quan tâm. Nhưng nó phải tạo sự liên tưởng đến các giá trị mà thương hiệu đang theo đuổi và xây dựng. Vấn đề là dù nhận thấy rõ tác dụng của xu hướng truyền thông này. Nhưng các thương hiệu lại gặp khó khăn trong việc “vượt rào” về nhận thức. Giữa một bên là việc gián tiếp tạo ảnh hưởng qua các nội dung khách quan, mang tính độc lập. Và một bên là trực diện quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.

Nhưng xu hướng truyền thông 4.0 này có thể đã và đang là chiến lược Marketing của nhiều doanh nghiệp. Nhưng cũng có thể nó là những thứ thực sự lạ lẫm với doanh nghiệp hiện nay. Hãy tìm ra chiến lược truyền thông cho riêng mình để thực sự “sống và tồn tại” trong thời đại công nghệ 4.0 này.


Bài viết liên quan