Bí mật tối ưu quảng cáo, đo lường hiệu suất bán hàng, tối ưu chỉ số bán hàng online…

Đúng như lời hứa về một bài chia sẻ thật sâu, sâu ơi là sâu về: Bí quyết và bí mật về tối ưu quảng cáo, đo lường hiệu suất, cải thiện chỉ số bán hàng online nhé.

Giờ thì cùng đi vào tìm hiểu ngay thôi!

1.Đặt vấn đề.

Hôm qua kết thúc lớp học Bán hàng, Quảng cáo và Kiếm tiền trên Facebook trên lớp. Tất nhiên là 100% học viên hài lòng và đồng ý về chiến lược, cách thức mình đào tạo rồi. Trong đó, mình có trao đổi ngoài lề với một anh học viên bán giầy thông qua quảng cáo Facebook Ads. Anh học viên (mình không tiết lộ tên) có nói:

thuc-trang-quang-cao-facebook-ads-hien-nay

Thực trạng quảng cáo Facebook  Ads hiện nay

  • Học thầy em mới thấy thấm vì em đã chạy quảng cáo rồi nên mới hiểu rằng: Như hiện nay chạy Facebook Ads bán hàng giống như mình chỉ đi làm thuê không ăn lương của thằng Facebook Inc. Mà còn phải nộp thêm tiền cho nó thầy ạ.
  • Mỗi ngày em chạy 500K tiền Facebook Ads, đặt quảng cáo mà run tay vì chạy đến chiều mới bắt đầu hòa vốn. Và hy vọng từ chiều đến tối ra được đơn hàng để kiếm tiền lời cho mình…

Một học viên khác, một cao thủ đi từ một tình miền núi xuống Hà Nội học 1-1 với mình. Trước đây mỗi ngày chạy 100-200k bán sản phẩm trang sức mỹ ký. Nhập hàng trang sức theo đơn vị tính là bao tải, mỗi bao tầm 30- 50kg, sức bán khủng khiếp. Mỗi tháng kiếm được 300- 400 triệu tiền lời. Nhưng giờ đây, chạy ads mỗi ngày 2 triệu cũng chỉ đủ hòa vốn. Không cẩn thận là lỗ, mất công chốt đơn. Nghĩ nó cũng buồn, nhà thì bao việc mà vẫn phải lo học ads, chạy ads…

2.Vì sao quảng cáo hiện nay kém hiệu quả hơn trước?

Nếu ai đã đọc cuốn sách “Quảng cáo, Bán hàng và Kiếm tiền trên Facebook, phiên bản 1 viết 2015, phiên bản 2 viết 2017, phiên bản 3 viết 2019 và dự kiến phiên bản 4 viết 2020). Hoặc học video trực tuyến, học theo các chương trình đào tạo offline đều biết rằng: Mình luôn cảnh báo về nguyên lý “theo thời gian chi phí quảng cáo luôn tăng, hiệu quả quảng cáo luôn giảm” của Facebook.

quang-cao-facebook-ngay-cang-kem-hieu-qua

Quảng cáo Facebook ngày càng kém hiệu quả

  • Số lượng nhà quảng cáo nhảy vào Facebook Ads quá nhiều. Cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo lớn, khiến giá thầu tăng cao, giá hiển thị (CPM) tăng cao, tiếp cận trả phí suy giảm.
  • Số lượng người bán hàng online đã tăng lên rất lớn. Theo thống kê không chính thức thì hiện nay có khoảng 10% số người dùng Facebook đang bán hàng. Tạm tính thì hiện giờ có khoảng 7 triệu người đang bán hàng trên Facebook.
  • Số lượng người dùng Facebook tăng cao, khiến Newsfeed của người dùng bị “chật chội”, quá tải về thông tin..
  • Tần suất và khối lượng quảng cáo của Facebook quá dầy đặc: 5 news trên feed thì có 1 bài quảng cáo.
  • Khách hàng có đa dạng sự lựa chọn của những người bán, bao gồm từ: Facebook profile, facebook groups, facebook ads, website, sàn thương mại điện tử, zalo… Khiến khách hàng cảm thấy khó lựa chọn và các nhà bán lẻ phải cạnh tranh dành giật khách hàng.
  • Nhiều nhà bán lẻ, nhà chạy quảng cáo có khuynh hướng bắt trend, hớt váng. Thay vì đầu tư kinh doanh bài bản chuyên nghiệp, dài hạn. Điều này khiến khách hàng bị tổn thương về lòng tin khi mua phải nhiều sản phẩm kém chất lượng với giá cao. Họ bị thất vọng và mất lòng tin khi mua hàng.
  • Mô hình kinh doanh của nhiều người bán hàng trên Facebook quá đơn giản (tôi gọi nói là mô hình kinh doanh dễ bị sao chép, dễ bị tổn thương). Không đòi hỏi quá nhiều chất xám hay bí quyết kinh doanh. Nên khi thời thế thay đổi, chi phí tăng cao, cạnh tranh tăng cao là không bán được hàng và tịt ngóm. Rất nhiều người làm Facebook Ads đã nghỉ việc và đi chơi, tìm việc khác, thực tế là như vậy.
  • Thuật toán của Facebook thay đổi khá nhiều theo hướng “ngày càng bóp nghẹt tiếp cận, thu hẹp tiếp cận tự nhiên trên FB cá nhân và cả Fanpage”. Trong khi đó chi phí quảng cáo đắt đỏ (do tiếp cận trả phí ngày càng đắt, tỷ lệ CTR cũng không cao)

Như đã nói, hôm nay mình đang vui, đang có hứng vì có nhiều điều tốt đẹp đến với mình (chắc là do ăn ở tốt), công việc nhiều thuận lợi, hihi. Mình xin chia sẻ một số vấn đề liên quan đến tối ưu quảng cáo, sâu ơi là sâu, bí quyết và bí mật về tối ưu quảng cáo, đo lường hiệu suất, cải thiện chỉ số bán hàng online nhé. Có hình + video minh họa + file cho phép tải luôn.

3.Tối ưu quảng cáo là gì?

  • Khái niệm tối ưu là khái niệm làm điều tốt nhất, có được hiệu quả nhất.
  • Muốn tối ưu được quảng cáo thì lời khuyên là bạn phải chia quảng cáo ra thành nhiều phần. Và mỗi phần, mỗi bước nhỏ bạn sẽ đưa ra giải pháp tối ưu cho nó.

4.Tối ưu quảng cáo là làm gì?

Nói thì dễ nhưng làm gì để tối ưu quảng cáo thì bạn có thể lưu ý các vấn đề sau:

lam-sao-de-toi-uu-quang-cao-facebook

Làm sao để tối ưu quảng cáo Facebook

4.1.Quy trình đặt quảng cáo gồm rất nhiều bước:

  • Nghiên cứu sản phẩm.
  • Nghiên cứu khách hàng.
  • Nghiên cứu đối thủ.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Tìm ra USP cho sản phẩm/ dịch vụ của người bán (áp dụng chiến lược cân bằng USP và chiến lược vượt trội USP).
  • Lựa chọn thông điệp truyền thông (trả lời cho câu hỏi khách hàng sẽ dừng lại mẫu quảng cáo của bạn vì điều gì: Ngôn từ, giá sốc, khuyến mại sốc, quà tặng sốc, chương trình bán hàng vượt trội, cam kết bán hàng đầy mạnh mẽ và tử tế. Về hình ảnh thì bao gồm: Bố cục hình ảnh, màu sắc hình ảnh. Hình ảnh có gì khác biệt, có gì đặc biệt, có gì dị thường. Tối ưu text trên hình ảnh; Nếu chạy video thì nội dung và thông điệp của video là gì, bối cảnh, bố cục của video, câu chuyện của video có đủ sức hấp dẫn hay không…).
  • Tạo chiến dịch quảng cáo.
  • Tối ưu nhắm chọn.

4.2.Nhắm chọn vị trí địa lý:

Tỉnh thành nào, thả ghim vào khu vực nào?

  • Chạy những tỉnh nào ra nhiều đơn, khách mua dễ, ít bom đơn.
  • Thậm chí chạy ra nước ngoài để bán cũng là một chiến lược tốt.

4.3.Tối ưu tuổi tác:

  • Nhóm tuổi nào?
  • Chia thành nhiều nhóm tuổi hay ít nhóm tuổi?
  • Mỗi nhóm tuổi khác nhau thì khách hàng sẽ có hành vi, suy nghĩ và sở thích khác nhau.
  • Viết content ads cũng cần chú ý đến tuổi tác.
  • Giới tính, thu nhập của khách hàng…

4.4.Tối ưu về nhắm chọn mục tiêu “Bao gồm”.

Phần này rất rộng và rất nhiều tiêu chí, lời khuyên của Phan Anh là mọi người cần phải vẽ được chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Hoặc khách hàng mà mình muốn phục vụ. Vẽ ra càng chi tiết càng tốt, sau đó chọn theo đúng cái mình vẽ ra.

Các mục tiêu nhân khẩu học cụ thể là gì, bao gồm:

  • Học trường gì?
  • Tốt nghiệp ngành gì?
  • Làm nghề gì?
  • Làm vị trí nào?
  • Làm ở khu vực địa lý nào?
  • Làm ở ngành nghề lĩnh vực gì?

Các mục tiêu bao gồm sở thích cụ thể là gì?

Các hành vi thể hiện thu nhập của người dùng:

Sản phẩm giá nào, khách hàng có thu nhập tương đương… cụ thể như:

  • Hành vi du lịch nước ngoài thể hiện nhóm khách hàng có điều kiện tốt;
  • Hành vi chủ doanh nghiệp thể hiện họ có công việc kinh doanh nho nhỏ hoặc to to. Nhìn chung cũng có tiền hơn những người bình thường khác xét về mặt bằng chung.
  • Hành vi chủ fanpage cũng thể hiện họ tham gia vào việc mua bán hàng online. Và cũng có một tỷ lệ nhỏ là các chủ doanh nghiệp.
  • Các hành vi liên quan đến thiết bị phần cứng khi sử dụng Facebook được đánh giá là rất quan trọng khi nhắm chọn. Phần cứng truy cập Facebook bằng máy tính thì ví dụ như máy Macbook hệ điều hành mới, phiên bản mới thì nhìn chung là những người có thu nhập tốt.
  • Hành vi sử dụng điện thoại di động đời cao. Càng cao thì càng có xu hướng giàu hơn nhóm có hành vi sử dụng điện thoại di động đời thấp.
  • Hành vi sử dụng điện thoại di động trong bao lâu cũng thể hiện người đó có xu hướng cập nhật công nghệ và có thu nhập hay không.

lam-sao-de-toi-uu-quang-cao-facebook

Tối ưu nhắm chọn đối tượng

Chúng ta có thể nhắm chọn chính xác tuyệt đối từng hệ điều hành máy tính, từng model điện thoại di động SamSung hoặc iPhone. Những model khác thì ít sự lựa chọn hơn…

4.5.Tối ưu nhắm mục tiêu “Loại trừ”.

Loại trừ có cấu trúc các tiêu chí giống hệt với “Bao gồm” nhưng ứng dụng thì ngược lại. Bao gồm thì cứ chọn thêm 1 tiêu chí thì đối tượng được thêm vào. Còn Loại trừ thì cứ chọn thêm 1 tiêu chí thì đối tượng lại loại bỏ đi. Khi sử dụng Loại trừ thì nên kết hợp với Bao gồm để tạo ra được tệp khách hàng chuẩn nhất.

Ví dụ:

  • Bạn cần bán thời trang công sở nữ đắt tiền.
  • Bạn cần nhắm vào đối tượng cụ thể là công sở nữ đang làm việc ở trong bệnh viện, ngân hàng, cơ quan chính phủ, giáo viên các trường cấp 2,3,4. Thì bạn sẽ nhắm thế nào?

Đây là gợi ý tham khảo:

  • Tuổi 26- 44, Hà Nội.
  • Đã kết hôn (vì mẫu sản phẩm hướng tới mấy chị khách hàng trung niên).
  • Đang làm việc tại các ngân hàng (chọn từng ngân hàng lớn); Các tổng công ty lớn (FPT, Viettel…); Các trường đại học, trường cấp 2, cấp 3 nổi tiếng (chọn được); Chọn từng bệnh viện lớn tại Hà Nội; Chọn nghề nghiệp giáo viên, quan chức chỉnh phủ, làm trong khu vực chính phủ, giáo dục.
  • Chọn những người thường đi du lịch, thường đi du lịch quốc tế; chủ doanh nghiệp; xài macbook, xài iPhone 8, 8 Plus, xài X, XS, XS Max, Samsung Note 8910, Galaxy S8910.

Trong phần loại trừ, vào loại trừ tất cả các hành vi là thiết bị máy tính hệ điều hành thấp và thiết bị phần cứng điện thoại di động đời thấp… Và tương tự như thế có thể mở rộng thêm.

4.6.Tối ưu vị trí hiển thị:

Thường mọi người hay bị mất tiền ở chỗ này. Hiện nay Facebook có 15 vị trí hiển thị, lời khuyên của tôi là chỉ nên tập trung vào vị trí Newsfeed PC và Newsfeed Mobile. Những chỗ khác có thể hiệu quả ít nhiều nhưng không thể so sánh với 2 vị trí “đỉnh nhất” của Facebook được. Nên bạn cần phải cân nhắc.

  • Nhớ thật kỹ rằng, khoảng 80% số lượng truy cập vào quảng cáo Facebook Ads hiện nay đến từ thiết bị di động, cụ thể là điện thoại di động thông minh. Điều này rất quan trọng, nhiều bạn làm quảng cáo không hiểu hết điều này. Vì 80- 90% ngân sách quảng cáo của bạn sẽ bị thằng Mobile xơi mất. Vì vậy khi làm quảng cáo phải tính đến việc “tối ưu hiển thị ngôn từ, hình ảnh, đường link, cách thức thao thác trên Mobile cũng phải cực kỳ tiện dụng cho khách hàng.
  • Hiện nay các Facebookers có xu hướng “lướt” nhanh qua Newsfeed. Và họ chỉ dừng lại ở 1 bài ads nếu bài đó có những điểm thu hút ánh nhìn, thông điệp mà họ quan tâm. Nói thế này cho dễ hiểu, đi trên đường, có hàng trăm, hàng nghìn người đi cùng chiều, đi ngược chiều. Tự dưng có một em người trông rất ngon lành và cân đối, da trắng xinh, mặc quần áo nổi bật hoặc sexy chút. Thế là em ấy chiếm trọn cả ánh nhìn của các biker hay grabber. Còn em ấy là người như thế nào? Có ngon thực sự hay không thì phải đến đoạn “trải nghiệm người dùng” mới nói được. Còn nhiệm vụ thu hút ánh nhìn và dừng lại của khách hàng đã đạt được.

4.7.Tối ưu ngân sách:

Cần tính toán chia ngân sách thành nhiều nhóm nhỏ hay chạy 1 cục. Chạy thử nghiệm trong thời gian mấy ngày để Facebook phát triển “máy học” và tối ưu quảng cáo đến cho bạn.

lam-sao-de-toi-uu-ngan-sach-quang-cao
Làm sao để tối ưu ngân sách quảng cáo

Ngân sạch chạy phụ thuộc vào:

  • Khả năng tài chính của dự án.
  • Biên độ lợi nhuận của sản phẩm (ví dụ sản phẩm x mấy).
  • Sản phẩm có dễ bán hay không.
  • Lịch sử chạy quảng cáo của tài khoản.
  • Kinh nghiệm đặt ads của advertisers (nhà quảng cáo).

Chia nhiều chiến dịch cũng không phải là một chiến lược tốt. Nhưng cũng có thể phải thử nghiệm để tìm ra tối ưu cho chiến dịch.

Thử nghiệm ngân sách và tối ưu thử nghiệm ngân sách:

  • Bước 1: Thăm dò, thử nghiệm: Chỉ chi ngân sách nhỏ. Đo các bộ tỷ lệ chuyển đổi để tối ưu hàng ngày (ở phía dưới). Đồng thời chuẩn bị kho “content ads” (có nhiều mẫu quảng cáo có sẵn, media có sẵn). Chuẩn bị kịch bản tư vấn (chat), kịch bản telesales, câu hỏi thường gặp. Đào tạo nhân viên thật kỹ, chuẩn bị đội ngũ ship và thu tiền chuyên nghiệp…
  • Bước 2: Thử nghiệm ngân sách lớn: Tăng ngân sách lớn hơn với các kênh hoặc nội dung, hoặc loại hình quảng cáo hiệu quả. Đo các bộ tỷ lệ chuyển đổi để tối ưu hàng ngày (các chỉ số ở phía dưới).
  • Bước 3: Tăng tốc: Tính toán đẩy ngân sách lớn nhất có thể. Tăng tốc tiêu tiền quảng cáo trong kiểm soát chỉ số và thúc đẩy doanh thu cao nhất. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số, miễn là nằm trong tỷ lệ cho phép (chỉ số ở phía dưới).

4.8.Tối ưu phân phối:

Thường thì khi chạy ads dạng bài tương tác, chúng ta thường chạy tối ưu phân phối dạng “tương tác bài viết”. Nhưng với các mục tiêu tiếp thị khác như: Truy cập web, video, tối ưu chuyển đổi… Thì chúng ta phải chọn tối ưu dạng khác.

  • Nếu có thể, tốt nhất của tối ưu phân phối đó là: Phải chạy tối ưu chuyển đổi thông qua website/ landing- page và pixel Facebook là tốt nhất. Nhưng ít nhà quảng cáo chịu chạy mục tiêu tiếp thị này vì khó hơn, chờ lâu hơn và phức tạp hơn. Đòi hỏi phải có cả website và tối ưu trang đích nữa.
  • Chúng ta nên có chiến lược chạy tối ưu hiển thị (để tăng lượt reach làm thương hiệu trước). Và kết hợp với tối ưu phân phối tương tác, thay vì “phập” một phát là muốn ra đơn hàng ngay.

Thật ra việc chạy tương tác bài viết trên fanpage với mục tiêu ra đơn hàng ngay thì không có gì là sai. Và hầu hết các nhà quảng cáo, bán hàng ở Việt Nam đều áp dụng cách thức này. Tuy nhiên cách thức này khiến chúng ta bị bỏ qua rất nhiều cách thức thú vị khác, hiệu quả hơn khi chạy lựa chọn mục tiêu tối ưu truy cập, tối ưu chuyển đổi trên website.

4.9.Tối ưu nội dung và hiển thị nội dung quảng cáo:

Các nhà quảng cáo cần lưu ý rằng: Hiện nay Facebook chỉ cho hiển thị một số lượng ký tự nhất định trước phần nút bấm “xem thêm”.

facebook-da-co-su-thay-doi-ve-thuat-toan-hien-thi

Facebook đã có sự thay đổi về thuật toán hiển thị

Tối ưu nội dung hiển thị:

  • Trên máy tính thì hiển thị được khoảng 7- 9 dòng hiển thị (tính theo hiển thị máy tính). Trên điện thoại thì hiển thị khoảng 6- 8 dòng hiển thị trước phần “xem thêm”. Vì vậy các thông điệp hiển thị trước phần xem thêm rất quan trọng. Nó phải đủ hấp dẫn, tò mò, đúng đối tượng, đúng nhu cầu: Điều gì làm khách hàng thích, sướng, sợ, phê, thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi, ra quyết định mua… Dể tạo sức hấp dẫn cho bài viết.
  • Sau phần xem thêm là phần làm cho khách hàng có thêm thông tin để quyết định thả comment/inbox/click link. Về hỉnh ảnh, bạn lựa chọn 1 hình ảnh, 2 hình ảnh, 3 hình ảnh, 4 hình ảnh hay nhiều hơn 4 hình ảnh? Câu chuyện bạn kể bằng hình ảnh bố cục thiết kế như thế nào? Thông điệp của hình ảnh, tối ưu 20% text cho hình ảnh. Thông điệp kêu gọi ví dụ: “Chấm để báo giá”, “mút để nhận đơn”, thả số để tư vấn, inbox để nhận quà…

Làm content ads thì luôn cần nhiều hơn 1 mẫu quảng cáo:

Tức là nên chuẩn bị khoảng 3- 5 phương án Content Ads có sẵn và thảo luận kỹ về vấn đề này. Kể cả việc sản xuất video, tạo đường link web cũng vậy. Luôn phải chứa đựng những thông tin quan trọng để ra quyết định mua hàng:

  • Đặt vấn đề của khách hàng.
  • Giải quyết vấn đề.
  • Giá trị của sản phẩm/ dịch vụ.
  • Lợi ích khách hàng nhận được.
  • Giá niêm yết; Combo sản phẩm.
  • Quà tặng, khuyến mại.
  • Cam kết bán hàng, chương trình bán hàng.
  • Loại trừ rủi ro cho khách hàng.
  • Người nổi tiếng nói về sản phẩm.
  • Khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
  • Giá bán khuyến mại
  • Lời kêu gọi hành động mua hàng.

4.10.Tối ưu khách hàng:

  • Khách hàng xem quảng cáo lần đầu.
  • Khách hàng tìm kiếm trên google.
  • Khách hàng tìm kiếm trên youtube.
  • Khách hàng thấy bạn trên tivi, thấy trên báo chí…

4.11.Tối ưu kênh bán hàng bằng chiến lược đa kênh:

  • Đa kênh là tuyệt vời nhất, điều này có nghĩa là: Bạn nên sử dụng chiến lược đa nền tảng Facebook: Facebook Profile, Facebook Group, Facebook Fanpage, Facebook Messenger + chatbot, Facebook Livestream và cuối cùng là Facebook Ads.
  • Tuyệt vời hơn nữa, bạn nên đa kênh bán hàng như: Có thêm website, làm seo web thường xuyên liên tục + Email Marketing một chút nữa. Phát triển thêm một kênh Youtube làm thương hiệu và dẫn dụ khách hàng. Đăng bài trên Zalo là tuyệt vời.
  • Cuối cùng, bạn có thể mở một số gian hàng trên một số sàn thương mại điện tử trong nước hoặc quốc tế (nếu bạn bán đi thị trường thế giới). Như vậy, sẽ giúp cho bạn giảm bớt sự phụ thuộc vào Facebook Ads và giảm chi phí đầu tư cho Facebook Ads trong tương lai. Khi mà quảng cáo tiếp tục tăng giá, tiếp cận tiếp tục giảm, giá thầu tiếp tục còn tăng nữa…

4.12.Tối ưu quá trình tư vấn và chốt đơn:

  • Thực tế là mình có chat với khá nhiều Fanpage và mình nhận thấy nhiều Fanpage tư vấn cho khách hàng không tốt, không nắm bắt được tâm lý khách hàng. Ví dụ như: Việc tư vấn không nhiệt tình, không chủ động, không tham gia vào việc dẫn dắt câu chuyện bán hàng. Mà chỉ đơn thuần là khách hàng và người tư vấn trả lời, nếu khách không hỏi thêm cũng tịt luôn. Không tinh tế để bắt được những từ khóa, những vấn đề mà khách hàng thực sự quan tâm để tư vấn, dẫn mở gợi ý khách hàng.
  • Nhiều page bỏ tiền chạy quảng cáo, khi mà khách hàng hỏi han vài câu thì hai bên chat rồi đều chán nhau. Người bán chán người mua, người mua thua người người bán. Nên thành ra hai bên đều không tìm được tiếng nói chung.

Vì vậy tối ưu quy trình này rất quan trọng để giúp chuyển đổi thành khách hàng, thậm chí là up-sales cho khách hàng.

4.13.Tối ưu nhắm chọn đối tượng remarketing:

Chiến lược sử dụng remarketing đối tượng tùy chỉnh (website, fanpage, app) và đối tượng tương tự cũng là một phần tối ưu của chiến dịch mà chúng ta cần lưu ý.

toi-uu-nham-chon-remarketing

Tối ưu nhắm chọn remarketing

  • Điều quan trọng của đối tượng tùy chỉnh là: Số lượng đối tượng phải lớn, chất lượng đối tượng phải chuẩn. Thì từ đó mới tạo ra được đối tượng tương tự chất và có khả năng chuyển đổi. Tiếp đến là phải có chiến lược tạo ra phễu để thu hút data khách hàng. Hoặc có thể chạy thêm Google Ads để có truy cập vào website. Hoặc seo web thật tốt thì sẽ có lượng truy cập vào web. Để hình thành nên tệp tùy chỉnh từ website rất chất lượng.
  • Tôi đã từng chạy chiến dịch cho khách hàng khi nhắm chọn đối tượng mới ở mức độ rộng (5 triệu users) thì giá thầu là 20K/ 1 comment. Nhưng khi tạo đối tượng tùy chỉnh và đối tượng tương tự (2%) đối tượng tùy chỉnh tương tác với Fanpage trong vòng 12 tháng gần đây. Thì thu được kết quả rất tốt, chỉ 5k/ 1 comment. Nhưng thực tế thì cũng chỉ chạy được khoảng 5 tuần là giá thầu lại về mức 20- 25k/ 1 comment. Vì lúc này sau khi chạy ngân sách lớn (mỗi ngày 5tr) mà tiếp cận liên tục trong khoảng 1 tháng. Thì tập khách hàng này đã bắt đầu bị “nhàm chán, nát”. Nên kết quả sẽ không còn tốt như trước. Đây cũng là nhược điểm của đối tượng tùy chỉnh và đối tượng tương tự.

4.14.Tối ưu quy trình & kỹ năng của nhân sự:

  • Cần tạo ra các quy trình và đào tạo nhân sự (tự đào tạo hoặc thuê đào tạo) để có được kết quả tốt nhất.
  • Vì dù sao công cụ quảng cáo cũng chỉ đưa thông tin đến với khách hàng, chốt được khách hàng và bán được hàng. Hay không lại phụ thuộc vào chiến lược của CEO, chủ shop và nhân viên.

5.Đọc hiểu và tối ưu chỉ số quảng cáo, bán hàng.

Sau khi chuẩn bị xong và chạy quảng cáo rồi thì bạn cần đọc hiểu chiến dịch quảng cáo và tối ưu các chỉ số quảng cáo. Khi tôi đào tạo, tôi thích nói về các con số và cho các bạn các con số được coi là tối ưu để tham khảo. Các chỉ số bạn cần quan tâm là:

doc-hieu-chi-so-quang-cao-facebook

Đọc hiểu chỉ số quảng cáo Facebook

5.1. Số lượng tiếp cận khách hàng đối tượng mới:

Đây là phần kim đồng hồ khi bạn nhắm chọn số lượng khách hàng. Nhắm càng rộng thì số lượng càng lớn. Nhắm càng chặt thì số lượng càng nhỏ.

  • Nhắm rộng thì giá thầu có xu hướng rẻ. Nhắm chặt thì giá thầu có xu hướng đắt hơn. Còn hiệu quả thì phải chạy chiến dịch mới biết được.
  • Nói chung chạy thoải mái, miễn là số lượng không thấp hơn 50K người dùng là được. Thấp quá thì càng khó chạy và giá càng đắt, trừ việc tối ưu về remarketing.

5.2.CTR = Click Through Rate:

  • Tỷ lệ nhấp vào quảng cáo (%) được tính bằng công thức Tổng tương tác thu được/ Tổng lượt tiếp cận x 100%.
  • CTR càng cao thì bạn càng nhận được nhiều tương tác. Tương tác càng nhiều thì CTR càng cao. Muốn CTR cao thì cần phải có nhiều tương tác. Mà muốn có nhiều tương tác thì xem thêm phần dưới mình giải thích. Chung quy lại vẫn là tương tác.

cong-thuc-tinh-ctr

Công thức tính CTR

5.3.Giá thầu bình quân:

  • Giá thầu bình quân là giá thầu của một tương tác. Công thức giá thầu bình quân = Tổng số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch/ (Chia) cho tổng số tương tác thu được.
  • Muốn có giá thầu rẻ thì phải làm cho có nhiều tương tác. Muốn có nhiều tương tác và hiệu quả?

Tương tác nhiều và hiệu quả?

  • Trả lời cho các câu hỏi rất phức tạp và rất nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến chiến dịch quảng cáo: Sản phẩm, dịch vụ, giá bán; Chương trình khuyến mại, bán hàng, chính sách; Khách hàng, lựa chọn khách hàng; Nhắm chọn mục tiêu; Tài khoản quảng cáo; Fanpage (nhiều likes, tương tác fanpage; Nội dung quảng cáo (bao gồm ngôn ngữ, ngôn từ, hình ảnh, video, đường link); Tính chất mùa vụ của sản phẩm, mục tiêu tiếp thị, các bước tối ưu (ở phần trên).
  • Nhiều tương tác cho bài quảng cáo (hoặc giá thầu rẻ) không chỉ phụ thuộc vào Tối ưu Nhắm chọn mục tiêu quảng cáo. Mà thiên về tư duy marketing, thấu hiểu khách hàng, chiến lược bán hàng, chiến lược và nội dung content ads…

Sai lầm của nhà quảng cáo, bán hàng:

  • Điều sai lầm là nhiều người bán hàng, nhiều người chạy quảng cáo, nhiều người dạy bán hàng/ quảng cáo trên Facebook là chỉ chăm chăm vào việc “nhắm chọn cho chuẩn” để tăng hiệu quả. Đó là một tư duy sai lầm.
  • Giá thầu không/chưa nói lên điều gì nhiều, vì giá thầu chưa phản ánh được hiệu quả về mặt kinh tế của chiến dịch quảng cáo. Vì giá thầu rẻ không chắc chiến dịch quảng cáo đã có doanh thu tốt.

Giá thầu quảng cáo ngày nay đã tăng khoảng 10 lần so với trước đây. Trước đây chạy Facebook ads thì giá thầu có thể vài đồng, vài chục đồng. Bây giờ thì thường xuyên vài trăm đồng hoặc 1k- 2k.

5.4.Hệ thống quảng cáo của Facbook ngày càng thông minh:

  • Một mặt khác, tại thời điểm hiện tại (tháng 9/21019) hệ thống quảng cáo của Facebook rất thông minh. Nó có khả năng tự học (AI) và bám đuôi khách hàng rất tốt. Chỉ cần bạn quan tâm đến 1 sản phẩm bằng cách Google search hoặc Facebook search. Hoặc vào 1 website nào đó xem sản phẩm, hoặc click vào một quảng cáo nào đó. Thì ngay lập tức Facebook sẽ đẩy các quảng cáo tương tự đến Facebook của bạn liên tục, với tần suất rất lớn và nhanh.
  • Ví dụ tôi click xem quảng cáo áo thun polo-shirt hiệu Lacoste (cả chính hãng và không chính hãng). Thì sau dó tôi nhận được rất nhiều quảng cáo áo thu Lacoste cũng như các loại áo thun khác từ nhiều Fanpage khác nhau với tần suất khá dầy đặc.

Điều này đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn và tấn công mạnh tại thời điểm mà khách hàng đang muốn mua. Và có thể sẽ có chuyển đổi thành khách hàng ngay. Tuy nhiên, khách hàng mua của page nào (người bán nào) lại là chuyện khác. Điều này phụ thuộc vào: Tần suất quảng cáo; Nội dung quảng cáo; Hình ảnh quảng cáo (Để tăng click vào quảng cáo) + giá bán (Giá bán rất quan trọng trong việc khách hàng ra quyết định mua ngay sau khi xem quảng cáo và chat với bạn) + Với tư vấn thông minh, khôn ngoan, và thấu hiểu khách hàng. Nếu khách hàng vẫn chưa mua ngay. Bạn cần có chatbot để thỉnh thoảng hỏi thăm, có mẫu sản phẩm mới + Khuyến mại mới và đẩy thông tin đến cho khách hàng. Hoặc hỏi trực tiếp với khách hàng rằng điều gì làm cho anh/chị vừa lòng ở shop em. Và điều gì làm cho anh chị mua hàng của shop em mà em chưa đáp ứng được. Anh chị cứ cho em biết để em xin ý kiến Sếp (Thực tế thì đứa đang chat cũng có thể là Sếp luôn rồi. Nhưng cứ phải nói vậy chứ nhỉ)…

5.5. Giá CPM: CPM = Cost Per Miles:

Tức là giá của 1.000 lượt hiển thị. Giá CPM càng rẻ thì bạn càng tiếp cận được nhiều. Giá CPM càng cao thì bạn tiếp cận được ít. Tiếp cận nhiều người hơn thì có cơ hội nhận được nhiều tương tác hơn. Nhiều tương tác hơn thì có thể có nhiều comment/inbox/sdt và có thể có nhiều đơn hàng hơn. Có nhiều doanh thu hơn và lợi nhuận.

cong-thuc-tinh-gia-luot-hien-thi

Công thức tính giá lượt hiển thị

  • Ngày nay giá CPM cao hơn trước đây rất nhiều. Vì 1 triệu đồng tiền quảng cáo bình thường và bình quân. Chạy bài tương tác thì thu chỉ tiếp cận được khoảng bình quân 15K lượt (15CPM). Thậm chí chạy quảng cáo bất động sản, chỉ tiếp cận được từ 6- 10K lượt.
  • Thêm nữa, lượt tiếp cận trả phí hiện nay giảm đáng kể hay giá CPM đã tăng rất nhiều. Trong tương lai, lượt tiếp cận của Facebook có lẽ tiếp tục giảm. Và chi phí cho 1.000 lượt tiếp cận đắt đỏ, đắt đỏ hơn nữa (CPM cao).

Cách đây 8 năm, vào năm 2011 khi Facebook bắt đầu có hệ thống quảng cáo Facebook Ads của mình. Thì chạy 1 triệu đồng tiếp cận được khoảng 1 triệu lượt. Bây giờ tháng 9/2019 thì tiếp cận được khoảng 15K lượt.

5.6.Giá thầu cụ thể:

  • Giá thầu bình quân của 1 inbox; Giá thầu bình quân của một bình luận; Giá thầu bình quân của một số điện thoại; Giá thầu bình quân của một click web. Cách tính tương tự: Lấy tổng số tiền chi tiêu trong ngày (hoặc một chiến dịch) chia cho tổng số inbox nhận được, tổng số bình luận, tổng số điện thoại nhận được.
  • Nếu như inbox và comment không có số điện thoại. Thì bạn cần tư vấn để lấy được số điện thoại. Sau khi có số điện thoại bạn cần phải gọi điện thoại tư vấn chốt sales (bạn cần phải học về telesales, học về kỹ năng bán hàng và đọc hiểu khách hàng).

Tất cả các giá thầu này bạn có thể theo dõi trong 1 bảng excel để: Đo lường chi tiết về giá thầu; Tỷ lệ chuyển đổi (%), chi phí cho mỗi một bước. Và tính tổng chi phí đơn hàng thành công.

5.7. Chi phí đơn hàng thành công:

www.bit.ly/chiphidonhangthanhcong

Đây là cách tính tổng chi phí cho mỗi đơn hàng bán được (tiếng anh gọi là CPO  = Cost per order). Công thức tính bằng tổng chi phí/ tổng đơn hàng thu được.

mau-bao-cao-chien-dich-quang-cao

Mẫu báo cáo chiến dịch quảng cáo

  • Chi phí đơn hàng thành công phải nhỏ hơn lợi nhuận. Hoặc nhỏ hơn một mức phần trăm tối thiểu (ví dụ 30% của doanh thu) mà bạn đưa ra.
  • Chi phí đơn hàng thành công mà trang trải được các loại chi phí và giúp cho người bán hàng từ hòa tới có lãi là cứ thế mà chạy thôi, không có gì phải lo lắng cả.

Nhưng mà phải nhớ: Chi phí này sẽ có xu hướng gia tăng, tăng lên theo thời gian. Vì nhiều người nhảy vào bán, ít người mua hơn, sự cạnh tranh giữa các nhà quảng cáo khiến giá thầu leo thang… luôn nhớ kỹ điều đó.

5.8 Tính chi phí và tỷ lệ chốt đơn thành công qua điện thoại:

  • Bao nhiêu tiền 1 số điện thoại?
  • Bao nhiêu số điện thoại chốt được 1 đơn?
  • Bao nhiêu đơn đi và bao nhiêu đơn thành công?
  • Bao nhiêu đơn trả về (hoàn lại)?

Tính toán các chi phí này và kiểm soát tỷ lệ %. Số lượng hoàn trả về, tỷ lệ hoàn trả và chi phí hoàn trả, lý do hoàn trả là gì?

5.9.Tỷ lệ chuyển đổi thành công là bao nhiêu %?

  • Tỷ lệ chi phí đơn hàng thành công là bao nhiêu % so với giá bán lẻ thực thu. Hoặc so với doanh thu ngày/tuần/ tháng?

5.10 Tính toán các chi phí khác và tỷ lệ phần trăm khác (nếu có).

Việc này tùy thuộc vào các nhà bán hành và tính chất của sản phẩm.

6.Tối ưu quy trình.

xu-huong-ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu

Xây dựng hệ thống KPIs

  • Đầu tiên là tưởng tượng ra các quy trình: Số lượng, tên gọi, nội dung, kpis của quy trình mà trong quá trình bán hàng cần có.
  • Tạo các quy trình gồm các bước, mô tả từng bước, kpis đạt được. Sau đó thì sơ đồ hóa quy trình, và tiến hành đào tạo cho nhân viên.
  • Có nhiều quy trình khác nhau: Quy trình làm content ads; Quy trình tạo quảng cáo; Quy trình tư vấn dạng comment/inbox; Quy trình tư vấn và chốt sales qua số điện thoại; Quy trình tìm hiểu về sản phẩm/ thị trường/ đối thủ; Quy trình vận chuyển hàng hóa; Quy trình chăm sóc khách hàng sau bán; Quy trình phát triển nội dung cho Fanpage để tăng tương tác tự nhiên. Từ đó kiếm thêm các đơn hàng và tương tác cho Fanpage để giảm giá thầu…

anh-chup-1-trong-so-10-shit-ve-cac-chi-so-va-quy-trinh

Ảnh chụp 1 trong số 10 sheet về các chỉ số và quy trình

Bạn cần phải có quy trình, vì quy trình giúp bạn làm gì trước, làm gì sau. Duy trì sự đồng đều về mặt ý tưởng, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Giúp khách hàng thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ. Nếu như họ thỏa mãn thì tỷ lệ họ sẽ quay trở lại sẽ cao hơn nhiều so với việc họ không thỏa mãn.

7.Bán hàng trên Facebook VS với Sàn Thương mại điện tử

Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về sàn TMĐT.

xu-huong-ban-hang-tren-san-thuong-mai-dien-tu

Xu hướng bán hàng trên sàn Thương mại điện tử

7.1. Sàn thương mại điện tử:

Vì đã nói nhiều về Facebook, và mọi người cũng hiểu về Facebook nhiều hơn. Nên mình sẽ nói về sàn thương mại điện tử nhiều hơn ở mục này.

Sàn thương mại điện tử là gì?

  • Nói một cách dễ hiểu là một website thương mại điện tử (có tính năng mua bán trực tuyến) theo mô hình B2C (business to consumer). Tức là một doanh nghiệp bán hàng cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp ở đây chính là công ty sở hữu trang web thương mại điện tử theo mô hình sàn.
  • Ví dụ như: Amazon.com của nước Mỹ hoặc Tmall.com của Trung Quốc. Và ở Việt Nam thì có một số cái tên đang nổi trong làng sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada, Sendo, Adayroi và một số trang web sàn khác.

Đặc điểm của mô hình sàn TMĐT:

  • Mô hình sàn thương mại điện tử cho phép nhiều người bán hàng là cá nhân hoặc tổ chức hoặc doanh nghiệp… Có thể mở các gian hàng trên các trang TMDT này để bán hàng.
  • Sàn thương mại điện tử sẽ thu hút người dùng vào sàn. Người dùng vào sàn xem các sản phẩm của các người bán và ra quyết định mua hàng hay không mua hàng.

Về mặt bản chất, mô hình sàn thương mại điện tử B2C cũng giống như cái chợ quê phiên bản 4.0 kết nối Internet thôi. Ở chợ quê, mỗi người bán một thứ (rau, củ, quả, thịt, cá, tôm…). Và tự mang hàng ra chợ bán (người bán hàng – sellers). Ban quản lý chợ sẽ thu phí và quản lý chợ (chủ sàn). Khách hàng sẽ xách làn đi chợ (giờ là giỏ hàng trực tuyến) và bắt đầu mua sắm đồ dùng, thức ăn và các vật dụng khác theo nhu cầu và theo thu nhập.

7.2. Sàn thương mại điện tử có lợi thế gì?

Sàn thương mại điện tử có nhiều lợi thế:

  • Bạn không phải lập trang web (nếu bạn không muốn lập), ,ở gian hàng trên này là xong.
  • Bạn không cần phải lo hậu cần bán hàng vì sàn có thể làm thay bạn.
  • Bạn cũng không bắt buộc phải tìm kiếm khách hàng (tự tìm thêm thì càng tốt) vì sàn có sẵn lưu lượng truy cập.

Hiện nay một số sàn thương mại điện tử ở Việt Nam có khoảng 1 triệu lượt truy cập/ 1 ngày, cũng khá là tốt. Nhưng mà so với 68- 70 triệu người dùng Facebook. Và lượt truy cập có thể lên tới khoảng 300 triệu lượt/ 1 ngày vào trang facebook thông qua web, app, web mobile. Thì thật sự sàn không thấm vào đâu so với tiềm năng của Facebook. Chưa kể đến khả năng bán hàng xuyên lục địa của Facebook. Bạn có thể tiếp cận hơn 2,6 tỷ người dùng Facebook trên toàn cầu nữa cũng là một lợi thế mà Facebook có…

7.3. Nhược điểm của sàn thương mại điện tử là gì?

Có thể có một số nhược điểm như sau:

  • Tính cạnh tranh cao.
  • Biên độ lợi nhuận bán sản phẩm thấp: Bán trên sàn hầu hết nhiều người bán lẻ thường phải giảm giá bán hơn so với việc bán trên facebook hoặc website chính chủ của người bán.
  • Số lượng đơn hàng bán được tính theo bình quân. Không xét đến trường hợp cá biệt của bạn A thương hiệu B cửa hàng C. Thì thua xa việc bán hàng trên Facebook. Vì Facebook có 6 nền tảng để bán hàng chứ không chỉ có Facebook Ads. Một bạn livestream FB đỉnh cao có thể bán tầm 1.500- 2.000 đơn hàng trong một buổi tối khoảng 3 tiếng đồng hồ livestream, thật luôn. Còn livestream phọt phẹt bình bình mà bán được cũng phải vài chục đơn đến 100- 200 đơn. Tất nhiên cũng có người livestream chả có đơn hàng.

7.4. Có nên bán hàng trên sàn Thương mại điện tử không?

Câu trả lời là Có, vì đây nằm trong chiến lược bán hàng đa kênh trên Internet (ngoài Facebook). Trong Facebook thì mình gọi là “đa nền tảng”, giảm sự phụ thuộc vào Facebook nói chung và Facebook Ads nói riêng. Bạn nên tìm hiểu các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm, đối với người bán để đưa lên sàn.

facebook-van-la-kenh-ban-hang-hieu-qua-nhat

Facebook vẫn là kênh bán hàng hiệu quả nhất

Có bán được nhiều hàng không?

  • Như đã nói, tính bình quân thì bán trên sàn còn thua xa việc bán trên Facebook. Nhưng chắc chắn là có bán được và ít hay nhiều còn tùy thuộc vào sản phẩm/ dịch vụ mà bạn bán. Chính sách giá cả mà bạn áp dụng (rẻ như cho thì nhiều đơn ngay).
  • Thường thì các sàn thương mại điện tử đòi hỏi bạn phải có doanh nghiệp (như sàn Tiki). Có chứng nhận về sản phẩm để đảm bảo về chất lượng hoặc xuất xứ hàng hóa cho khách hàng của sàn. Điều này cũng tốt cho cả người bán lẫn khách hàng.

Nói chung, bán trên sàn thì bị so sánh về giá rất nhiều. Và tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa trên sàn vẫn còn thấp. Trong những năm gần đây, các đại gia công nghệ đổ tiền vào sàn TMĐT ở Việt Nam khá nhiều và chịu lỗ. Nhằm hỗ trợ cho người bán lẻ và khách hàng, nên cũng có một số lợi thế nhất định trong việc bán hàng mà bạn nên quan tâm.

Chia sẻ thực tế:

Tôi có một chị khách hàng, tôi tư vấn và triển khai bán hàng thời trang cho chị, kết quả như sau:

  • Chạy Facebook Ads bình quân 300 đơn/ 1 ngày với ngân sách quảng cáo khoảng 5- 10 triệu/ ngày.
  • Livestream Facebook bán bình quân thêm 100 đơn/ ngày.
  • Đồng thời bán hàng và mở gian hàng trên 4 sàn (lazada, tiki, shoppe, zalora hay còn gọi là robbin vì bị robbin mua lại). Đăng cùng hình ảnh, bán cùng giá, nhưng chỉ có đơn hàng trên robbin đạt khoảng 300 đơn hàng/ 1 tháng. Những sàn khác chỉ lác đác vài đơn 1 ngày hoặc vài đơn/ 1 tuần. Thời điểm này thì Robbin cũng đang tạm đóng cửa để nâng cấp hoặc vì lý do gì đó.

Nhìn vào đây bạn sẽ thấy: Chi phí lớn nhất là facebook ads, doanh thu lớn nhất là Facebook ads, lợi nhuận lớn nhất là Facebook ads. Lợi nhuận bền nhất là Livestream Facebook bán hàng. Và thu nhập thụ động là từ sàn thương mại điện tử. Tất nhiên, xin lưu ý, đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể, không đại diện cho toàn bộ các sản phẩm, các nhà bán lẻ trên sàn… Tránh việc các bạn vào đánh giá, so đo người này với người kia. Còn xét trên số lớn và bình quân số lớn thì tôi khẳng định: Facebook vẫn tốt hơn rất nhiều so với sàn thương mại điện tử. Nhưng bạn vẫn cần làm thêm trên sàn.

8. Website TMDT chính chủ VS với Sàn TMDT.

Theo thứ tự ưu tiên và theo đánh giá của cá nhân tôi, với tư cách là một chuyên gia, một người làm quảng cáo và làm Marketing Online nhiều năm. Tôi đánh giá rằng:

  • Facebook đứng số 1.
  • Website của chính bạn (chính chủ) đứng số 2 (với điều kiện bạn phải seo web + Google Ads tìm kiếm + viết bài tốt).
  • Youtube đứng số 3 (bổ trợ thương hiệu cực mạnh).
  • Zalo đứng thứ 4 (hoặc thứ 5).
  • Sàn thương mại điện tử đứng thứ 5 (hoặc thứ 4) nếu hoán đổi vị trí giữa Zalo với Sàn.

Ngoài ra còn các công cụ khác như Instagram hoặc email hoặc báo chí, mạng hiển thị… Cũng có vai trò lớn nhưng không thể có hiệu quả bằng những nền tảng kia được nếu xét trên bình diện số lớn.

Bạn nên sở hữu một website bán hàng:

  • Tôi chân thành khuyên mọi người nên sở hữu một website bán hàng online ở mức chuyên nghiệp cơ bản. Tức là có gian hàng, có giỏ hàng, có mua bán online được, có chat web hỗ trợ…
  • Và sau đó tập trung vào việc viết bài vở, hình ảnh, chương trình và seo web lên. Sau 1- 2 năm sau, trang web có thể có truy cập bình quân vài chục ngàn đến vài trăm ngàn truy cập/ tháng, và tiền sẽ từ đó về.

Ví dụ thực tế:

  • Tôi từng biết, có một chị học viên sở hữu một website bán son. Mỗi tháng có khoảng 600K lượt truy cập và đem về doanh thu cũng như lợi nhuận hàng tháng rất tốt cho chị ấy.
  • Mới đây, tôi được gặp một đối tác bán mỹ phẩm, anh sở hữu một trang web bán mỹ phẩm (nhiều loại mỹ phẩm khác nhau). Và mỗi ngày anh cũng bán được khoảng 120- 150 đơn hàng. Mỗi đơn hàng có hóa đơn bình quân 1,5 triệu đồng. Như vậy, doanh thu mỗi ngày có thể đạt 150- 200 triệu/ ngày x 30 ngày có thể đạt 4- 6 tỷ/ tháng. Lợi nhuận ròng sau khi trừ đi các chi phí: Chi phí nhân viên, chi phí ads (google, facebook), chi phí giá vốn, chi phí văn phòng, các chi phí khác… đạt khoảng 15-20% lợi nhuận ròng. Như vậy mỗi tháng anh có thể kiếm được khoảng  600 triệu đến 1 tỷ tiền lãi. Tất nhiên cũng có tháng được ít hơn do tính chất mùa vụ của sản phẩm. Nhưng cơ bản là không thấp hơn 500 triệu tiền lãi 1 tháng. Anh đã đầu tư cho trang web đó hơn 10 năm nay. Bạn nên đầu tư cho website của bạn là tốt nhất. Không nên đầu tư cho sàn thương mại điện tử, càng không nên đầu tư tất tay vào Facebook Ads. Bởi bán hàng bằng Facebook Ads là xây lâu đài trên cát đó.

Thôi, tạm nghỉ việc viết lách vậy đã, có gì mình sẽ trao đổi thêm sau nhé. Tất cả các kỹ thuật về: Facebook Ads; Bán hàng đa nền tảng Facebook; Bán hàng đa kênh Internet; Làm seo cho web; Làm nội dung cho Facebook; Tư vấn chiến lược marketing trực tuyến; Kinh doanh online… Thì các bạn cứ gặp tôi nhé. Tôi đảm bảo rằng các bạn sẽ nhận được những câu trả lời chính xác và có cái nhìn đa chiều, giàu trải nghiệm, giàu tính thực tế nhất. Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn cần chiến lược kinh doanh trực tuyến, Marketing Online “hàng chuẩn, có tri thức, có kinh nghiệm”.

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân. Nếu thấy hay vui lòng chia sẻ để kiến thức được lan tỏa, mọi người cùng nhau phát triển. Nếu copy vui lòng ghi nguồn tác giả Phan Anh PA Marketing để tôn trọng bản quyền và công sức của tác giả (5 giờ đánh máy liên tiếp, dài 7.600 từ, 13 trang A4).

Xin trân trọng cảm ơn mọi người đã đọc bài và tham gia bình luận

————————–

Phan Anh: Thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế Đại học Nice; Thạc sỹ luật kinh tế Đại học Luật Hà Nội; Giảng viên đại học,; CEO công ty PA Marketing; Chuyên gia marketing Online và chạy Facebook Ads từ 2011- từ khi Facebook bắt đầu có hệ thống quảng cáo đến nay.

Website: www.pamarketing.vn

Youtube: www.youtube.com/pamarketing

Facebook: www.fb.com/phananhonline

Fanpage: www.fb.com/pamarketing

Email: phananhonline@gmail.com | pamarketingvn@gmail.com

Hotline: 0989-623-888 | 0906-950-3333


Bài viết liên quan