CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU

cách xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu, tiếng Anh là target customer hay target market, là thuật ngữ dùng để diễn tả một tập hợp các khách hàng hoặc một phân khúc khách hàng có cùng thuộc tính mà người bán (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) sẽ tập trung mọi nguồn lực và thời gian để phục vụ cho nhóm khách hàng này nhằm tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận.

Các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hoặc chiến lược bán hàng v.v… mà doanh nghiệp kinh doanh đã, đang và sẽ triển khai đều cần tập trung vào nhóm khách hàng này và dựa trên những hiểu biết sâu sắc, rộng rãi và có sự nghiên cứu chi tiết, kỹ lưỡng, tìm ra những “khoảng trống thị trường” hoặc “lỗ hổng thị trường”, “sự khác biệt thật sự” và “trải nghiệm khách hàng hoàn toàn mới” sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có cơ hội kinh doanh tốt và cơ hội thành công tốt.

Như đã phân tích về phân khúc khách hàng, người bán hàng (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) cần tập trung vào đối tượng khách hàng mục tiêu vì đơn giản là chúng ta không thể tiếp có ngay mọi nguồn lực để tiếp cận đến tất cả mọi khách hàng, mọi tỉnh thành, mọi quốc gia. Và nếu có đủ nguồn lực, thì ta cũng cần tập trung vào khách hàng mục tiêu trước, sau đó sẽ mở rộng tập khách hàng mục tiêu. Nếu không thì doanh nghiệp sẽ gây ra tình trạng lãng phí, tổn thất về chi phí vì không tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.

Thông thường thì doanh nghiệp sẽ cần phải “vẽ chân dung khách hàng mục tiêu” hoặc khách hàng tiềm năng một cách cụ thể và rõ ràng nhất, dựa trên i) nghiên cứu về khách hàng mục tiêu hoặc ii) dựa trên sản phẩm được tung ra thị trường rồi bắt đầu tìm hiểu về khách hàng, tối ưu sản phẩm và chọn ra tệp khách hàng mục tiêu.

Vẽ chân dung khách hàng mục tiêu theo chuẩn Facebook

Chân dung khách hàng cần phải có đầy đủ các thông tin theo các nhóm chỉ số như nhân khẩu học, sở thích, hành vi. Trong mỗi nhóm chỉ số hoặc yếu tố như nhân khẩu học, sở thích, hành vi lại có hàng trăm các chỉ số cơ bản. Là một chuyên gia về marketing online và gắn bó với công cụ quảng cáo Facebook từ rất lâu, Phan Anh sẽ giới thiệu cho các anh chị cách xây dựng hoặc xác định khách hàng mục tiêu cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp của mình theo chuẩn của Facebook Inc. Các bạn chỉ cần điền thông tin theo các tiêu chí này một cách chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu là bạn đã xác định được chân dung khách hàng theo các nhóm nhân khẩu học, sở thích, hành vi.

Nguồn ảnh: Google Image

VẼ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG CHUẨN FACEBOOK:

Bao gồm Nhân khẩu học; Sở thích và Hành vi

STT TIÊU CHÍ MÔ TẢ/ CHI TIẾT HÓA LỰA CHỌN CỦA BẠN
Nhân khẩu học
1 Tỉnh, thành phố cụ thể hoặc quốc gia cụ thể Quốc gia nào, Tỉnh thành phố nào khách hàng mua nhiều? Thậm chi khu vực “quận huyện” nào cụ thể
2 Thả ghim hay không thả ghim Có cần tập trung vào khu vực địa lý nào khác và quy mô hẹp và bán kính hẹp không?
3 Tuổi tác (chia các nhóm tuổi nếu cần) Tuổi nhỏ nhất, tuổi lớn nhất, chia thành các nhóm tuổi (từ 13 đến 65+)

Vì Facebook không cho người dưới 13 tuổi sử dụng nền tảng này.

4 Ngôn ngữ Nói/sử dụng ngôn ngữ nào: Tiếng Việt, Tiếng Anh…?
Nhắm mục tiêu chi tiết Bao gồm/ Loại trừ Bao gồm gì và loại trừ gì?

Bao gồm là chỉ một tiêu chí được chọn là đối tượng sẽ được chọn vào

Loại trừ là chỉ một tiêu chí được chọn là đối tượng sẽ được loại ra

Nhân khẩu học Các mục phía dưới chi tiết
5 Trình độ học vấn Có học cấp 3 hay không?

Học đại học hay học cao đẳng?

Có bằng cấp gì hay không?
Học trường nào? Năm tốt nghiệp?

Học ngành gì?

6 Sự kiện trong đời Mới kết hôn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng?
Sinh nhật trong 07 ngày
Tháng sinh

Lễ Kỷ niệm

7 Cha mẹ Có con hay chưa có con?

Nếu có rồi thì có con mấy tuổi, trong độ tuổi nào? Có mấy con?

8 Mối quan hệ và tình trạng mối quan hệ của khách hàng Tình trạng quan hệ của cá nhân: Độc thân hay đã kết hôn? Đã ly hôn? Góa hoặc quan hệ chung sống
9 Công việc Khách hàng làm nhóm công việc gì? Ngành nghề gì? Nhóm ngành nghề gì? Làm ở công ty/ cơ quan nào? Giữ vị trí gì tại cơ quan, công ty?
10 Thu nhập của khách hàng Thu nhập cá nhân của một khách hàng bao nhiêu tiền/ tháng?
11 Sở thích
Sở thích trực tiếp liên quan dến sản phẩm/ dịch vụ Liệt kê một số sở thích trực tiếp và sở thích gián tiếp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán.
Sở thích gián tiếp liên quan đến sp dịch vụ Liệt kê một số sở thích trực tiếp và sở thích gián tiếp đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn bán.

Bao gồm các sở thích về công nghệ, thời trang, ẩm thực, lối sống, văn hóa, phim ảnh … rất chi tiết.

Hành vi

 

12 Du lịch

 

 

Thường xuyên đi du lịch trong nước hay không?
Thường xuyên đi du lịch nước ngoài hay không
Có thường xuyên đi làm bằng xe bus/ phương tiện công cộng/ xe tự lái?
Thu nhập bình quân của khách hàng?
13 Hoạt động số Chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ? Bạn có muốn nhắm chọn đến nhóm khách hàng này không?
Facebook Page Admin: Bạn có muốn nhắm chọn đến nhóm khách hàng là admin fanpage không? Nếu có thì là nhóm nào?
Khách hàng truy cập Facebook bằng máy tính để bàn (desktop) hoặc máy tính xách tay (laptop) dùng hệ điều hành loại gì?
Bạn có muốn chạy quảng cáo đến nhóm khách hàng chuyên chạy ads (các nhà quảng cáo hay không)? ==> Nhóm này sử dụng tính năng “thanh toán trên Facebook”.
Khách hàng có phải là người dùng công nghệ tiên phong, tiên tiến, thường xuyên đổi công nghệ thiết bị phần cứng phần mềm hay không?
Khách hàng sử dụng trình duyệt web nào khi truy cập Facebook? Điều đó có quan trọng hay không?
14 Hành vi mua hàng Khách hàng của bạn đã từng mua hàng online hay chưa?

Khách hàng sẵn sàng mua hàng online với hóa đơn bao nhiêu tiền?

Điều gì khiến khách hàng quan tâm khi mua hàng online? (ví dụ như giá cả, khuyến mại, thương hiệu, miễn phí giao vận, khả năng vận hành của website, tính bảo mật của người bán v.v..)?

 15 Hạng mục khác Bỏ qua Bỏ qua
 16 Mối quan hệ đa văn hóa Bỏ qua Bỏ qua
17 Ngoại kiều Khách hàng của bạn có phải là người nước ngoài hay Việt Kiều hay không?
 18 Ngày kỷ niệm Khách hàng có kỷ niệm ngày cưới, ngày hẹn hò, ngày yêu nhau hoặc ngày sinh nhật không? Những ngày kỷ niệm này có tác động đến việc mua hàng hay hành vi marketing không? Bỏ qua
19 Người dùng thiết bị di động Khách hàng của bạn sử dụng thiết bị di động của hãng nào? Cụ thể
Khách hàng sử dụng kết nối Internet qua wifi hay 3G/4G?
Khách hàng của bạn sử dụng hệ điều hành nào? Bao nhiêu %?
Khách hàng của bạn dùng điện thoại model gì? Cao cấp hay Trung cấp hay thấp cấp?
 20 Phân loại người tiêu dùng Bỏ qua Bỏ qua
 21 Ramanda Bỏ qua Bỏ qua
22 Soccer (Bóng đá) Bạn đang bán sản phẩm/ dịch vụ gì liên quan đến bóng đá chứ?
23 KHÁC – Khách hàng của bạn thường online vào những khung giờ nào trong ngày? Ngày nào trong tuần, tháng?
– Những yếu tố nào quyết định việc mua hàng của khách hàng? Giá, khuyến mại, miễn phí ship, tăng bảo hành, uy tín thương hiệu…– Động lực mua hàng của họ– Những lý do khiến khách hàng không mua hàng– Nỗi đau hay sự sợ hãi của họ là gì

– Họ thường mua hàng trên những kênh nào?

– Họ thường mua hàng vào dịp nào

– Yếu tố mùa vụ có ảnh hưởng đến sản phẩm/dịch vụ hay không

– Các yếu tố tác động đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của khách hàng là gì
– Các tiêu chí khác (nếu có)

Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp cho doanh nghiệp dễ dàng biết khách hàng của mình ở đâu, là ai, cách thức tiếp cận, và cách thức chốt hợp đồng với khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn chỉ vẽ chân dung khách hàng một cách đơn giản và hời hợt, bạn sẽ dễ bị sai lầm trong lựa chọn và phân tích khách hàng, định hướng chiến lược sản phẩm hoặc tạo ra quá trình trình nghiệm khách hàng tuyệt vời hoặc trên cả mong đợi (không thể nào quên, đáng nhớ trong cuộc đời và vô giá). Trong khi đó bạn có cả một tập hợp “chuẩn mực’ được ghi chép dữ liệu và tối ưu bởi Facebook như phía trên, và công nghệ cho phép bạn tiếp cận khách hàng theo cách phân tách chân dung của khách hàng “rõ như ban ngày”. Cũng xin nói thêm và so sánh một chút trong một cuốn sách mà tôi đã đọc về “trải nghiệm khách hàng” của một tác giả khác, tôi thấy cuốn sách đó vẽ chân dung khách hàng theo quan điểm cá nhân của tôi là khá hời hợt và hoàn toàn thiếu tính chi tiết và cụ thể, rõ ràng, chứ khoong theo cách mà tôi vẽ chân dung theo chuẩn Facebook (vì tôi lấy từ kỹ thuật chạy quảng cáo của Facebook Ads).

 

Đây là cách vẽ chân dung khách hàng hời hợt, và thiếu trải nghiệm của một cuốn sách “trải nghiệm khách hàng” chỉ gồm các tiêu chí cảm tính như sau:

Động lực  Mong muốn Thách thức Nỗi đau Sở thích

Chỉ có vài tiêu chí này mà có thể được coi là vẽ chân dung chuẩn về khách hàng để đem đến trải nghiệm xuất sắc cho họ thì tôi cho rằng là rất khó cho các doanh nghiệp, doanh nhân và người bán hàng.

Tôi đề nghị các bạn độc giả, doanh nghiệp, doanh nhân, người bán hàng khi vẽ chân dung, nên áp dụng theo công thức và tiêu chí của tôi đưa ra, nó rất rõ ràng, rất dễ hiểu, rất đầy đủ, rất chi tiết, có cả định tính (con số) và lý tính (cảm xúc) thì mới nắm rõ được khách hàng của mình là ai, ở đâu, muốn gì, thích gì, sợ gì…

Để biết thêm thông tin chi tiết, Hãy liên hệ với PAM và thầy giảng viên đại học/ Chuyên gia Marketing bài bản và chuyên nghiệp từ năm 2008-nay để được tư vấn, trợ giúp và mua các khóa học, các gói tư vấn lập kế hoạch kinh doanh, marketing, giúp bạn lập kế hoạch cực kỳ chuyên nghiệp và hiệu quả.

Khóa học Tiktok business & Livestream  :https://pamarketing.vn/khoc-hoc-tiktok/

Khóa học Facebook Ads & Tiktok Ads 2023 : https://pamarketing.vn/facebook-tiktok-ads-2022/

Khóa học lập kế hoạch kinh doanh: https://pamarketing.vn/khoa-hoc-lap-ke-hoach-kinh-doanh-marketing-hieu-qua-danh-chien-thang-nam-2022/

Xin trân trọng cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của tác giả Nguyễn Phan Anh Nếu các bạn hoặc các anh/chị cần tư vấn doanh nghiệp, tư vấn bán hàng, tư vấn chiến lược kinh doanh, marketing online, quảng cáo trực tuyến, chuyển đổi số và xử lý khủng hoảng truyền thông, hoặc hợp tác đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp… xin vui lòng liên hệ với công ty PA Marketing hoặc chuyên gia Nguyễn Phan Anh của chúng tôi theo thông tin dưới đây.


Bài viết liên quan