Chắc hẳn bạn vẫn chưa quên vụ việc gây chấn động ngành hàng bánh kẹo nói chung. Mà nạn nhân không ai khác chính là thương hiệu bánh kẹp nổi tiếng Kinh Đô vào năm 2015. Khi một đoạn video được đăng tải về việc có giòi, ruồi, sử dụng trứng không rõ nguồn gốc khi sản xuất. Vụ việc này đã khiến Kinh Đô lao đao khi tìm cách xử lý khủng hoảng truyền thông của mình.
Nhưng điều đáng nói là Kinh Đô lại chọn cách im lặng khi mà họ được coi là một thương hiệu lớn. Và có kinh nghiệm trong truyền thông. Vậy lí do là gì? Thì dưới đây PA Marketing sẽ đi vào phân tích cùng bạn đọc.
1.Thông tin được tổng hợp từ báo chí.
Vào ngày 17/09/ 2015, một tờ báo điện tử cho đăng tải một đoạn video. Nó được cho là từ nhà máy sản xuất bánh của Kinh Đô.
Thông cáo từ báo chí
- Trong quá trình sản xuất bánh trung thu tại Kinh Đô. Công nhân liên tục để rơi trứng xuống sàn. Nhưng họ vẫn nhặt lên sử dụng tiếp; Trong nhân bánh Kinh Đô có giòi, ruồi; Sử dụng “hàng nghìn quả trứng không rõ nguồn gốc”,… Đây được voi là nguồn cơn châm ngòi cho khủng hoảng truyền thông bùng nổ.
- Đây được coi là một thông tin gây chấn động ngành hàng bánh kẹo nói chung. Và với mặt hàng bánh trung thu nói riêng. Bởi thời điểm xảy ra khủng hoảng của Kinh Đô chính là lúc cao điểm mùa vụ bánh Trung thu 2015.
2.Cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Kinh Đô.
Tuy nhiên, cho đến này thì vẫn chưa có động thái; Hay một phát ngôn chính thức nào từ Kinh Đô đến người tiêu dùng và báo chí.
Lùm xùm vụ việc của bánh trung thu Kinh Đô
Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Kinh Đô im lặng?
Ý kiến từ các chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông:
- Một vị chuyên gia nói rằng: Chưa biết được kế hoạch của Kinh Đô như thế nào. Hoặc cũng có thể hãng đang xúc tiến một kế hoạch nào đó. Kinh Đô cũng được cho là thương hiệu lớn và kinh nghiệm trong truyền thông.
- Một vị chuyên gia khác lại cho rằng: Nếu những gì bị vạch trần là đúng sự thực. Thì Kinh Đô lên tiếng tại thời điểm cao điểm mùa vụ trung thu không hề có lợi chút nào cho hoạt động bán hàng. Còn nếu như Kinh Đô là doanh nghiệp làm ăn chân chính. Thì những câu chuyện nói xấu sẽ tự khắc bị chìm đi do “tiếng thơm” có sẵn từ trước của Doanh nghiệp.
Còn theo bạn, bạn thấy cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Kinh Đô như thế nào?
Sự thật về việc sử dụng trứng không rõ nguồn gốc
Ý kiến cá nhân:
- Tôi cho rằng: Kinh Đô đã sử dụng thành công và hiệu quả Chiến lược im lặng trong việc xử lý khủng hoảng truyền thông lần này.
- Hiện nay, có thể nói vụ việc này đã chìm xuống. Và dư luận xã hội cũng đã chóng quên vụ việc. Bởi đám đông đang có nhiều hơn sự quan tâm khác. Như vậy, hãng đã xử lý thành công đợt khủng hoảng này chỉ bằng cách “im lặng”.
Chiến lược im lặng- cách xử lý khủng hoảng truyền thông riêng của Kinh Đô:
- Chiến lược im lặng: Là chiến lược không đáp trả các sự công kích vây quanh bằng cách: Không đưa ra bất kỳ sự giải thích, biện minh nào.
- Đây là chiến lược chỉ dành cho những tình huống đặc biệt theo triết lý cao siêu. Hãy im lặng và sau đó sự im lặng sẽ tự trả lời tất cả.
3.Khi nào Doanh nghiệp nên sử dụng “chiến lược im lặng”?
Đối với một tổ chức khi không may rơi vào vòng xoáy của sự công kích. Thì chỉ nên sử dụng chiến lược này khi vụ việc nằm trong 3 trường hợp sau:
Kinh đô lựa chọn cách xử lý khủng hoảng “im lặng”
– Một là:
Doanh nghiệp không thể nghĩ ra bất kỳ sự giải thích nào có thể khiến công chúng chấp nhận. Và may mắn là uy tín của Doanh nghiệp của bạn đủ lớn đến mức khiến công chúng hoàn toàn tin tưởng vào sự liêm chính của nó. Dân chúng tin rằng nó không thể làm sai vậy được. Đó là điều vô lý đối với họ.
– Hai là:
Doanh nghiệp có thể đưa ra lời giải thích thuyết phục về việc: Doanh nghiệp sẽ lựa chọn im lặng; Doanh nghiệp không muốn đẩy vấn đề đi quá xa. Vì điều đó là không cần thiết và không có lợi cho ai cả.
– Ba là:
Doanh nghiệp thường lựa chọn chiến lược im lặng trước những cáo buộc mà Doanh nghiệp có một lý do ngầm nào đó không thể tiết lộ; Hoặc buộc phải giữ kín để bảo toàn đại cuộc. Và điều đó có khả năng vận động hành lang (lobby) khá mạnh. Đủ để làm con tàu dư luận mất tích vào cái hố sâu thẳm của thời gian”.
(Một đoạn trích trong quyển Quyền năng bí ẩn, trang 514)
Có một điều thú vị rằng,: Đây chỉ là 1 trong 7 chiến lược phòng vệ đỉnh cao trong PR. Đã được phổ biến vào tháng 11 năm 2014 thông qua “Quyền năng bí ẩn”. Tức là trước khi vụ việc khủng hoảng của Kinh Đô xảy ra vào tháng 9 năm 2015.
4.Kinh nghiệm về cách xử lý khủng hoảng truyền thông của Kinh Đô.
Qua tình huống trên nói lên 2 kinh nghiệm quan trọng:
Bài học xử lý khủng hoảng
- Không phải khi vướng phải khủng hoảng truyền thông. Thì cứ phải chạy đôn chạy đáo tổ chức họp báo; Đính chính công khai và la to lên cho cả làng biết là cách xử lý khủng hoảng truyền thông khôn ngoan cho các Doanh nghiệp. Có những tình huống mà Doanh nghiệp nên im lặng. Và phải quan sát sự việc, để tự nó được giải quyết. Giống như việc bạn quan sát vết thương tự lành.
- Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra ở mọi Doanh nghiệp, mọi thời điểm với các tình huống khác nhau. Nhưng triết lý xử lý khủng hoảng truyền thông lại có chung một cội nguồn gốc rễ sâu xa. Khi Doanh nghiệp đã nắm rõ triết lý này. Thì Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự vận dụng chúng một cách thành công. Và giúp Doanh nghiệp tránh được những tổn thất về danh tiếng và tài chính rất hiệu quả. Bước ra khỏi khủng hoảng một cách an toàn, nhẹ nhàng nhất có thể.
Nguồn: Lê Trần Bảo Phương
Như đã nói thì việc nắm rõ kiến thức, hiểu về cách thức phát triển của một cuộc khủng hoảng. Nhất là những triết lý về cách xử lý khủng hoảng truyền thông là rất quan trọng. Nó quyết định đến 80% thành công của việc xử lý khủng hoảng. Nên điều mà chúng tôi có thể giúp bạn là: Một chuyên gia về xử lý khủng hoảng và một khóa đào tạo Huấn luyện xử lý khủng hoảng truyền thông tại PA Marketing. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang cần một sự trợ giúp.
Bài viết liên quan
Chính sách quảng cáo của Snapchat
Việc nắm vững điều khoản và chính sách của một nền tảng sẽ giúp bạn [...]
Th8
Mức đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một căn bệnh mãn [...]
Th8
Tiểu đường: Các loại tiểu đường, nguyên nhân và phòng ngừa
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng và là [...]
Th7
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thận và nội tiết, ThS.BS Vũ Thị [...]
Th7
Livestream TikTok kiếm tiền
Livestream TikTok phát triển, các phiên live tiền tỷ bùng nổ với nhiều ưu đãi, [...]
Th7
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến danh [...]
Th7
Khóa Đào Tạo: Xây Dựng Mô Hình Kinh Doanh Hiệu Quả 2024
Phân tích chuyên sâu 9 yếu tố của một mô hình kinh doanh hiệu quả, [...]
Th6
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3
CÁCH CHẠY QUẢNG CÁO BÁN HÀNG TRÊN TIKTOK 2024
Các thương hiệu hiện đang sử dụng TikTok làm một phần quan trọng trong chiến [...]
Th3
CÁCH KHÔI PHỤC TÀI KHOẢN TIKTOK BỊ CẤM TẠM THỜI
Có 5 cách để liên hệ với TikTok và cách duy nhất để dỡ bỏ [...]
Th3
CÁCH CHẠY QUẢNG CÁO LIVESTREAM TIKTOK
Quảng cáo mua sắm qua livestream trên TikTok là một xu hướng ngày càng phát [...]
Th3
KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA NGÀNH ĐIỆN MÁY 2024
Hiện nay (tháng 01/2024), công ty chúng tôi đang thực hiện một chương trình nghiên [...]
Th1