Đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook

Đối với những nhà quảng cáo thì việc đặt ads chạy quảng cáo có lẽ là một việc khá đơn giản. Nhưng không phải ai cũng biết cách đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook. Việc đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook rất quan trọng. Nó giúp bạn biết được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo từ đó bạn có thể chỉnh sửa để quảng cáo trở nên hiệu quả hơn. Ngay dưới bài viết bài, PA Marketing sẽ hướng dẫn bạn đọc hiểu quảng cáo Facebook nhé.

Bước 1: Truy cập vào trình quản lý quảng cáo.

Để truy cập vào Trình quản lý quảng cáo bạn có thể chọn 1 trong 3 cách sau:

  • Truy cập vào Trình quản lý quảng cáo và Quản lý quảng cáo bằng Menu tác vụ chọn “Quản lý quảng cáo”
  • Truy cập địa chỉ www.facebook.com/ads/manage
  • Trình quản lý quảng cáo.

Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo trực tiếp trên Fanpage.

Bước 2: Giao diện trang chủ của Quản lý quảng cáo

Chọn vào tên chiến dịch bạn muốn đánh giá để đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook.

Tại đây các bạn có thể nhìn thấy các chiến dịch quảng cáo mà mình đã đặt. Muốn đánh giá chiến dịch nào thì các bạn bấm chọn vào tên các chiến dịch quảng cáo đó.

Trong Trình quản lý quảng cáo có các Tab cho nhà quảng cáo lựa chọn để xem xét các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo.

Cột “Phân phối”:

Cột này cho biết trạng thái của chiến dịch nhóm hoặc quảng cáo đó đang chạy (phân phối) hay đang tạm dừng (không phân phối) bằng các biểu tượng:

  • Hình tròn nhỏ màu xám (tạm dừng hoặc đã kết thúc).
  • Hình tròn nhỏ màu xanh lá cây (hoạt động, đang chạy quảng cáo).
  • Hình tròn nhỏ màu đỏ (không phê duyệt quảng cáo).

Cột “Kết quả”:

Cột này cho biết rằng chiến dịch quảng cáo mà bạn chạy đó thu được bao nhiêu “tương tác” hoặc “truy cập” … gọi chung là “kết quả”.

Chi phí trên mỗi kết quả

Cột thông tin này cho biết giá thầu bình quân của một “tương tác” hoặc một kết quả cụ thể của mục tiêu chiến dịch (ví dụ như click, hiển thị). Chi phí trên mỗi kết quả của mỗi chiến dịch là khác nhau.

Do phụ thuộc vào:

  • Hiệu suất thực tế của từng chiến dịch, từng thời điểm.
  • Mục tiêu tiếp thị, nhắm chọn rộng hay hẹp.
  • Fanpage ít like hay nhiều like.
  • Fanpage có uy tín hay không uy tín.
  • Fanpage mới hay cũ.
  • Quảng cáo nội dung hay dở như thế nào?
  • Sản phẩm bán là gì, mức giá ra sao?
  • Ngôn từ quảng cáo, hình ảnh, video.
  • Chi ngân sách lớn hay nhỏ, tài khoản quảng cáo cũ hay mới …

Chi phí chưa nói nên hiệu suất thực sự của chiến dịch.

Chi phí thực tế trên mỗi kết quả thay đổi và khác nhau theo từng ngày, từng giờ. Bởi đây là chi phí bình quân cho cả chiến dịch. Nếu quảng cáo hiệu quả thì chi phí sẽ rẻ, nếu quảng cáo kém hiệu quả thì chi phí sẽ đắt.

Chi phí trên mỗi kết quả hay giá thầu bình quân chưa nói lên được hiệu suất thực sự của chiến dịch quảng cáo mà phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế. Ví dụ như giá thầu cao nhưng lại có những comment và click chất lượng để bán được nhiều đơn hàng thì có lãi như vậy vẫn rất ổn. Nếu giá thầu rẻ nhưng không có bình luận, không có truy cập website, không chuyển đổi thành đơn hàng thực tế hoặc rất ít thì quảng cáo không hiệu quả.

Giá thầu bình quân

Cách Tính Giá Thầu Facebook Chạy Quảng Cáo Facebook

Giá thầu bình quân = Tổng số tiền đã chi cho chiến dịch (tính theo thời gian thực)/ Tổng số tương tác (hoặc kết quả) thu được cho chiến dịch.

Giá thầu càng rẻ thì bản chất là bạn phải/ đã thu được nhiều tương tác/ kết quả. Trong số các tương tác thu được, bạn phải thu được nhiều tương tác “chất” hơn (inbox, comment) thì tỷ lệ chuyển đổi mới cao được. Giá thầu là phản ánh của hiệu quả quảng cáo về mặt chỉ số kỹ thuật. Giá thầu rẻ là nhiều tương tác. Nhiều tương tác thì cơ hội bán hàng cao hơn, chứ vẫn có thể lỗ sắp mặt vào nồi như bình thường nếu không có chuyển đổi.

Ví dụ.

Nhưng mà ví dụ như giá thầu là 1.000đ/ 1 inbox thì cứ 10 inbox kiểu gì chẳng chốt được 1 đơn hàng. Chi phí 1 đơn hàng chỉ 10K, mà chi phí 10K/1 đơn thì bán gì chẳng có lời. Muốn có nhiều tương tác thì lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mang tính tổng hợp như:

  • Fanpage, Tài khoản quảng cáo,
  • Sản phẩm, dịch vụ,
  • Giá bán, chương trình khuyến mại, chương trình bán hàng,
  • Nội dung quảng cáo, định dạng quảng cáo, nhắm chọn đối tượng khách hàng vv…

– Cột “Số người tiếp cận”:

Cho biết với số tiền đã chi tiêu đến thời điểm hiện tại (lúc bạn đang xem quảng cáo) thì chiến dịch của bạn đã “tiếp cận” được bao nhiêu lượt. Ở đây là số lượt tiếp cận chứ không phải số người tiếp cận. Vì số người tiếp cận có thể ít hơn số lượt tiếp cận, một người có thể tiếp cận nhiều lượt quảng cáo. Giá thầu rẻ là một tín hiệu cho thấy quảng cáo của bạn tích cực và có xu hướng hiệu quả. Bạn cần so sánh giá thầu giữa các chiến dịch với nhau. Hiện nay, giá thầu“rẻ” đã không được coi là rẻ nữa. Vì so với những năm về trước thì giá thầu hiện tại khá đắt. Trước đây chỉ vài chục đồng/ 1 tương tác, 100-200-300đ/ 1 tương tác rất nhiều, giờ thì cũng phải 600-700-1.000 đồng/ 1 tương tác là phổ biến.

– Số tiền đã chi tiêu:

Đây là số tiền mà bạn đã chi tiêu từ đầu chiến dịch cho đến thời điểm hiện tại (chính là ngân sách quảng cáo của bạn cho chiến dịch). Số tiền này phụ thuộc vào ngân sách bạn đặt hằng ngày và số ngày bạn đã chạy quảng cáo. Đây là số tiền bạn đã chi tiêu rồi, chi tiêu theo thời gian thực.

– Giá thầu/ 1 bình luận:

Đây là chi phí tính theo bình luận. Công thức tham khảo là tổng số tiền bạn chi ra cho chiến dịch (tính đến thời điểm hiện tại) chia cho tổng số bình luận bạn thu được thì ra giá của một bình luận đến từ quảng cáo. Giá của bình luận càng rẻ thì chứng tỏ bạn càng thu được nhiều bình luận. Thu được nhiều bình luận thì cơ hội bán được hàng của bạn càng cao. Vì đội ngũ bán hàng và kiếm tiền trên Facebook căn cứ vào bình luận (và inbox) để bán hàng rất nhiều. Giá thầu/ 1 bình luận càng rẻ thì chứng tỏ quảng cáo càng hiệu quả. Nếu bạn chạy quảng cáo tại thời điểm này mà đạt khoảng 10K vnd/ 1 bình luận (con số tham khảo) thì rất là OK. Tuy nhiên giá thầu nói chung luôn có xu hướng gia tăng theo thời gian, tương tác giảm theo thời gian, tiếp cận cũng giảm theo thời gian.

Bước 3: Đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook – Xem chi tiết chiến dịch.

 Bạn có thể bấm vào một Chiến dịch hoặc một Nhóm quảng cáo hoặc một Quảng cáo để xem chi tiết.

– Phân tích chiến dịch 

Phân tích các yếu tố:

+ Số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch

+ Số người đã tiếp cận

+ Kết quả tương tác với bài viết

+ Tỷ lệ kết quả: Tương tác với bài viết/ Số tiền đã chi tiêu (%).

Tỷ lệ kết quả này càng cao chứng tỏ có nhiều tương tác, và tác động cùng chiều là giá thầu cũng sẽ rẻ. Tỷ lệ này có thể lên tới 10%, 20%, 30% tùy thuộc vào từng chiến dịch quảng cáo khác nhau. Càng cao càng tốt là mục tiêu của chúng ta. Muốn tăng được tương tác thì chúng ta phải viết bài và làm quảng cáo thật kêu gọi, bất ngờ, tò mò, hấp dẫn thực sự cho khách hàng tiềm năng và những người xem quảng cáo nói chung.

+ Giá thầu bình quân. Đây là giá thầu bình quân của cả chiến dịch. Giá thầu bình quân = Số tiền quảng cáo/ Số tương tác thu được.

– Như thế nào là một chiến dịch hiệu quả?

Chỉ số kỹ thuật mang tính trung gian.

Chúng ta sẽ căn cứ vào các chỉ số kỹ thuật mang tính trung gian. Tất cả các chỉ số đều tích cực thì rất tốt:

  • Giá thầu rẻ, giá bình luận rẻ.
  • Nhiều bình luận, nhiều inbox, nhiều dữ liệu khách hàng.
  • Tỷ lệ tương tác (%) cao, lượt tiếp cận nhiều, tương tác nhiều.
  • Khả năng chốt đơn hàng chuyển đổi thành đơn hàng thực tế cao (thông qua chat, tư vấn, telesales).

Chi phí là số dương, có lợi nhuận là được.

Như vậy sẽ đánh giá được hiệu quả của chiến dịch. Mặt khác, hiệu quả còn được đo lường bằng việc là “bạn mong muốn kết quả nhận được là gì”. Không nhất thiết phải là đơn hàng. Mặc dù đơn hàng/ khách hàng là mong muốn tha thiết nhất của các nhà quảng cáo và bán hàng trên Facebook. Nếu mong muốn mà bạn đặt ra phù hợp với kết quả đạt được và chi phí hợp lý thì đó cũng được coi là hiệu quả.

Ví dụ thực tế:

Đây là một ví dụ thực tế khác cho thấy rằng các thông số kỹ thuật cho thấy chiến dịch quảng cáo khá là thành công.

Số người tiếp cận.

+ Số người đã tiếp cận = Số người tiếp cận tự nhiên + Số người tiếp cận trả phí

  • Số người đã tiếp cận: 2.878.123 người;
  • Số người tiếp cận tự nhiên: 114.211 người.
  • Số người tiếp cận trả phí: 2.763.912 người.

Với số người tiếp cận trả phí lên tới khoảng ~2,76 triệu người thì có lẽ chủ shop/ nhà quảng cáo cũng phải chi quảng cáo mất chừng 60-80 triệu cho số tiếp cận đó. Con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn đôi chút phụ thuộc vào chất lượng Fanpage và chất lượng của nội dung quảng cáo. Đây là con số ước lượng mang tính tham khảo cho các bạn đọc hiểu.

Số lượt nhấp vào bài viết.

+ Số lượt nhấp vào bài viết: 943.410 lượt nhấp. Đây là thống kê con số lượt “tương tác” vào bài quảng cáo của bạn.

Tỷ lệ kết quả CTR ước tính.

+ Tỷ lệ kết quả (CTR) ước tính = Số lượt nhấp vào bài viết/ Số lượt tiếp cận = 943.410/ 2.878.123 (nếu tính cả số người tiếp cận tự nhiên) x 100% = xấp xỉ 32,77%. Một tỷ lệ tương tác khá là cao. Nếu bây giờ mà chúng ta bán cái gì cũng được tỷ lệ này thì tôi tin rằng 99,99% tất cả chúng ta sẽ trở thành triệu phú bán hàng trên Facebook sau một năm bán hàng.

Cảm xúc.

+ 210K cảm xúc: Khoảng 210.000 tương tác là các nút cảm xúc (thích, giận giữ, cảm ơn…)

Bình luận.

+ 49,7K bình luận: Xấp xỉ 50.000 lượt bình luận mua hàng. Có thể số bình luận này là thật là tự nhiên nhờ quảng cáo. Cũng có thể phần nhiều do chi quảng cáo ngân sách lớn. Cộng với một số lượng không nhỏ bình luận ảo làm hiệu ứng chim mồi (mà cộng đồng nhà quảng cáo Facebook thường gọi là “comment seeding”), có thể là như vậy. Thực tế thì chỉ có người trong cuộc mới biết được.

+ Tỷ lệ “Bình luận”/ “Cảm xúc” là 50K/210K ~1/4 một tỷ lệ khá là xuất sắc trong bối cảnh quảng cáo Facebook đắt đỏ và kém hiệu quả đối với nhiều nhà quảng cáo và đối với nhiều Fanpage, nhiều mặt hàng khác nhau. Các bạn có thể tham khảo tỷ lệ “Bình luận”/ “Cảm xúc” khoảng 1/10 trở lên là được. Cá biệt có những chiến dịch quảng cáo còn có bình luận còn nhiều hơn “cảm xúc” thì thật là tuyệt vời.

Chia sẻ.

+ 3,4K chia sẻ: Bài quảng cáo của bạn có nhiều lượt chia sẻ là rất tuyệt vời. Nó giúp cho quảng cáo thêm rẻ, giá thầu thêm rẻ, có thêm nhiều khách hàng tự nhiên, có thêm nhiều đơn hàng, tăng độ uy tín của quảng cáo. Trong mẫu câu quảng cáo bạn nên có cách nào đó kèm thêm sự gợi ý hoặc tặng quà, giảm giá để khuyến khích khách hàng chia sẻ, gắn thẻ ai đó vào quảng cáo. Muốn có nhiều chia sẻ cho bài quảng cáo thì có thể là 100% chia sẻ thật đến từ quảng cáo do quảng cáo hấp dẫn hoặc là một lượng chia sẻ thật cộng với một lượng chia sẻ “chim mồi” có được bằng phần mềm. Bạn cũng có thể viết quảng cáo khéo léo ép hoặc nhắc nhở khéo người xem quảng cáo chia sẻ bài quảng cáo bằng các gợi ý như: share được giảm tiền hàng., share cho bạn bè cùng biết

Tiêu chí “chi phí đơn hàng thành công”.

Chi phí đơn hàng thành công là gì?

Đây là cách tính chi phí theo đó chúng ta tạm thời bỏ qua các yếu tố hoặc chỉ số kỹ thuật như giá thầu, tỷ lệ tương tác, giá bình luận… mà chỉ quan tâm đến một việc duy nhất là với một số tiền bạn chi cho quảng cáo (theo ngày hoặc theo cả chiến dịch) bạn thu được bao nhiêu đơn hàng. Giá bình quân của chi phí đơn hàng  thành công = tổng số tiền chi cho quảng cáo/ tổng số đơn hàng thu được (tính theo ngày hoặc theo chiến dịch).

Ví dụ.

Nếu bạn chi ngân sách quảng cáo là 1 triệu đồng/ ngày, và mỗi ngày bạn thu được 10 đơn hàng từ quảng cáo thì chi phí đơn hàng thành công (CPO = Cost Per Order) là 100.000đ/ 1 đơn, nếu bạn thu được 20 đơn hàng/ ngày thì chi phí đơn hàng của bạn là 50.000đ/ 1 đơn. Chi phí đơn hàng mà nhỏ hơn hoặc bằng lợi nhuận thì bạn có lãi và thực hiện chiến dịch quảng cáo tiếp tục. Nếu chi phí đơn hàng thành công mà cao hơn hoặc thậm chí là không có đơn hàng thì bạn mất không toàn bộ số tiền quảng cáo đó cũng là bình thường. Vì hiện nay có hàng trăm nghìn Fanpage bán hàng, cũng chừng đó các nhà quảng cáo đang ngày đêm “dội bom quảng cáo” trên Facebook để “cầy đơn hàng”.

4.Khóa học Facebook Marketing 2021 by Phan Anh 

Bạn muốn kinh doanh thành công trên Facebook. Đến với khóa học Facebook Marketing cấp tốc của chúng tôi, việc này sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khóa học vô cùng tiện lợi cho những người bận rộn, có ít thời gian tham gia các khóa học dài hạn.Chúc bạn thành công!

1.Thông tin giảng viên.

Trình độ học vấn.

  • Là giảng viên- doanh nhân, chứ không phải diễn giả hay nhà đào tạo hô hào.
  • Co-fouder/ CEO chuỗi bán lẻ thời trang trẻ em cao cấp 12 năm thương hiệu (2006-nay)
  • Giảng viên đại học 12 năm giảng dạy bậc đại học (2008-nay); học 5 trường đại học, tốt nghiệp 4 trường, tốt nghiệp MBA đại học Nice-Sophia và Thạc sỹ Luật Kinh tế đại học Luật.
  • Chuyên gia đào tạo 10 năm (từ 2010-nay

Kinh nghiệm giảng dạy.

  • Hàng tuần tư vấn 2-3 CEO, chủ doanh nghiệp kể từ 2012-nay (đã đào tạo, tư vấn hàng trăm, hàng nghìn CEO và chủ DN, chủ shop)
  • Với 4.000 học viên học offline qua hơn 200 lớp học trên khắp cả nước;
  • Gần 50.000 học viên học online qua video các nền tảng giáo dục trực tuyến Kyna, Edumall, UdemyVietnam, Unica, PAM… với 25 khóa học video đã xuất bản từ 2014-nay.

Kinh nghiệm thực chiến.

  • Trực tiếp chạy quảng cáo hàng nghìn chiến dịch quảng cáo, chi tiêu quảng cáo Agency với con số gần 15 triệu đô la (từ 2011-nay) cho hơn 300 nhãn hàng.
  • Đã từng đến các trường đại học lớn (Harvard, Standford, MIT, Chicago, Washington…), thăm quan văn phòng trụ sở các tập đoàn lớn nhất (Facebook, Google, Microsoft, Boeing, Tesla, Amazon…) để được học hỏi và mở rộng hiểu biết và kinh nghiệm thực tế.

 Xem thêm: Profile Giảng viên MBA Nguyễn Phan Anh.

2.Khóa học Facebook Marketing 2021 – Đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook giúp quảng cáo hiệu quả hơn.

1.Nội dung khóa học.

Bạn sẽ nhận được gì khi học khóa học

  1. Facebook chuyên sâu 2021.
  2. Phân tích khách hàng chuẩn Facebook 2021.
  3. Cách nhập được các nguồn hàng tốt – giá rẻ.
  4. Chạy quảng cáo và tối ưu hóa 2021.
  5. Chạy quảng cáo lưu lượng và chuyển đổi.
  6. Chạy ads group.
  7. Chạy quảng cáo livestream , video hiệu quả.
  8. Tối ưu chiến dịch quảng cáo 2021.
  9. Quy trình quảng cáo và quy trinh chốt đơn.
  10. Tools hỗ trợ quảng cáo và bán hàng 2021.
  11. Chính sách quảng cáo và tài khoản.
  12. Hướng dẫn làm nội dung quảng cáo.

Đặc biệt được cầm tay chỉ việc thực hành trên lớp. Đội ngũ suport hỗ trợ 24/7 sau khi học xong khóa học

 ĐĂNG KÍ NGAY!

 

2.Cam kết của PA Marketing.

  1. Gảm tới 20% ngân sách trong khi tăng tới 20% doanh thu từ Facebook*
  2. Kiến thức được chia sẻ luôn mới nhất, cập nhật nhất, hiệu quả nhất.
  3. Thực hành ngay trên lớp, với sản phẩm – dịch vụ của chính mình.
  4. Học viên được hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo, trọn đời, 24/7
  5. Được tư vấn & giải đáp mọi câu hỏi về kinh doanh, bán hàng, cskh…
  6. Được tiếp cận 08 nền tảng bán hàng không quảng cáo trên Facebook
  7. Tăng mạnh lượng tương tác tự nhiên, chất lượng, chuyển đổi cao.
  8. Thành thạo cách tạo tài khoản quảng cáo cá nhân và doanh nghiệp.
  9. Thành thạo cách xác định mục tiêu nhắm chọn và tạo chiến dịch
  10. Thành thạo đọc hiểu báo cáo quảng cáo Facebook.
  11. Biết cách livestream hiệu quả để bán hàng trăm đơn/ ngày.

>>> Liên hệ với chúng tôi để nhận ưu đãi : Học viện PA Marketing Việt Nam.

3.Chia sẻ của học viên.

Trăm nghe không bằng một thấy. Dưới đây là những chia sẻ, cảm nhận chân thực nhất của học viên về Thầy Phan Anh, về PA Marketing. Chúng tôi đã giúp hàng trăm người thành công đi lên từ tay trắng và giờ họ có nhà, có xe, có địa vị, có danh tiếng…

Câu hỏi là: Người ta làm được, tại sao bạn lại không? Muốn giàu có thì đừng chần chừ. Nếu bạn chần chừ cơ hội sẽ giành cho người khác. Hãy hành động ngay!

Tại PA Marketing: Chữ “tín” hơn chữ “vàng”. Các bạn có thể yên tâm giao “tương lai” cho chúng tôi.

>>> Xem thêm: Cảm nhận của học viên PA Marketing.

Dù bạn đang gặp phải bất cứ vấn đề gì trong việc kinh doanh truyền thống và online. Có nhu cầu gì cho việc học tập, tư vấn…. Thì đều có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH PA MAKRETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.

Hotline: 0917781399; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn; Website: pamarketing.vn

www.fb.com/phananhonline; Youtube: www.youtube.com/pamarketing

Tại sao quảng cáo Facebook kém hiệu quả.

Tất tần tật về tài khoản quảng cáo Facebook

 


Bài viết liên quan