Google SEO cơ bản

Một số kỹ thuật Google SEO cơ bản

Tôi xin lưu ý rằng việc làm SEO thực chất là tập hợp một số các kỹ thuật nhằm thỏa mãn yêu cầu của cỗ máy tìm kiếm (trong trường hợp này là Google), chứ không phải là những kiến thức hay kỹ thuật gì cao siêu. Bởi vì Google (hoặc những công cụ tìm kiếm khác) là máy, còn chúng ta là người viết các bài viết, chúng ta phải học cách hiểu máy móc, công cụ nghĩ gì. Và làm SEO theo ý kiến của tôi cũng không quá khó khăn và phức tạp, chỉ cần làm theo những yêu cầu căn bản do Google đưa ra và kiên nhẫn, sáng tạo, chăm chỉ là bạn có thể thành công dù sớm hay muộn.

Ngoài nội dung đề cập khá cơ bản trong cuốn sách này thì các bạn có thể tham khảo mua và học khóa học qua video “Lên đỉnh cùng SEO – hướng dẫn làm SEO cơ bản, SEO thủ công và tự nhiên” của giảng viên Nguyễn Phan Anh – là tác giả của cuốn sách Marketing Online 4.0 mà bạn đang đọc đây nè. Bạn cũng có thể tìm trên Google thêm những thông tin về kỹ thuật làm SEO để cập nhật, nhưng suy cho cùng thì bạn cứ nghĩ đơn giản là nội dung hay và thân thiện với người dùng, công nghệ mới và thân thiện với Google, chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ là bạn sẽ lên đỉnh top Google sớm thôi.

– Website phải được tối ưu cho SEO, thân thiện với phiên bản mobile từ những dòng code hoặc là nền tảng (ví dụ như nền tảng WordPress) theo ưu tiên và gợi ý của Google, mà trong quảng cáo Google Adwords chúng ta thường gọi đó là “Tối ưu trang đích”. Sau khi Website đã được tối ưu tốt nhất và được kiểm tra đánh giá cụ thể bằng một số phần mềm của Google thì bạn có thể yên tâm tập trung vào phần viết bài, đăng bài, tôi cho rằng phần viết bài chiếm khoảng 40-50% sự thành công của Website và từ khóa SEO có lên top được hay không?

Chúng ta cũng không biết rằng bao nhiêu bài viết trên Website thì Website được đánh giá là “tốt cho SEO”, chúng ta cũng không biết chính xác bài viết nào sẽ lên được top và bài viết nào không lên được và vì sao (chỉ được biết khi nó đã lên rồi), chúng ta cũng không biết được khi nào hoặc bao lâu thì từ khóa chúng ta có thể lên. Chúng ta chỉ biết được và kiểm soát được nỗ lực của chúng ta. Chúng ta cần phải học và làm theo những kỹ thuật SEO cơ bản (SEO thủ công) và viết thật nhiều bài viết có chất lượng, chia sẻ thật chuyên sâu về sản phẩm và dịch vụ mà bạn đang bán. Hãy tưởng tượng thế này, nếu bạn phải SEO từ khóa “iPhone” thì đó là một điều kinh khủng vì từ khóa này rất rất cạnh tranh và khá là khó nhằn. Nhưng mục tiêu của bạn là xây dựng một Website chia sẻ tất tần tật về iPhone, từ những bài viết về cái màn hình, cái camera, cái main, cái cáp sạc, các phần mềm, các tính năng v.v… thì tôi nghĩ sớm hay muộn từ khóa iPhone sẽ lên, và chưa kể đến trang web của bạn sẽ có lượng truy cập rất tốt luôn. Và lúc đó bạn tha hồ bán iPhone cũ, iPhone lướt, sửa chữa iPhone và các thiết bị khác của Apple nếu bạn muốn. SEO có nghĩa là như thế đó.

15 tiêu chí về từ khóa.

  1. Từ khóa xuất hiện trong tiêu đề bài viết (title).
  2. Từ khóa phải xuất hiện ngay khi mở đầu bài viết (phải ghép từ khóa, hay cách viết từ khóa thứ 3 để tối ưu hóa cách viết tiêu đề).
  3. Nếu có thể thì từ khóa nên có trong tên miền (domain) hoặc tên miền phụ (sub-domain) Cái này nếu làm được thì tốt, không có thì cũng không sao cả.
  4. Từ khóa luôn luôn đặt trong thẻ H1, thẻ H2 và H3 của dòng code trong Website. Điều này rất quan trọng vì con nhện tìm kiếm của công cụ tìm kiếm sẽ chỉ đọc và hiểu được thông qua những dấu hiệu như vậy.
  5. Đặt từ khóa trong backlink trỏ về trang chính. Từ khóa sử dụng trong backlink là anchortext.
  6. Từ khóa sử dụng trong internallink (liên kết nội bộ)
  7. Từ khóa xuất hiện trong 150 kí tự đầu tiên trong phần nội dung các bài viết.
  8. Từ khóa nằm trong URL bài viết.
  9. Từ khóa đặt trong thuộc tính Alt (hình ảnh).
  10. Từ khóa được phân bổ đều trong bài viết, nên nằm trong các phần in nghiêng, in đậm, gạch chân.
  11. Tên ảnh chứa từ khóa.
  • Cách lưu tên ảnh: Tên ảnh không viết dấu.
  • Không sử dụng khoảng trắng.
  • Thay vì khoảng trắng, có thể sử dụng dấu “-“ hoặc “_”
  1. Từ khóa nằm trong tag: Ta sẽ gom chủ đề của bài viết thành những từ khóa khác nhau.
  2. Từ khóa nằm trong thẻ mô tả Meta (Meta Description) và Snipet.
  3. Từ khóa nằm trong phần Comment của bài viết.
  4. Bài viết nên có độ dài vừa phải 600-1000 từ, và tần suất lặp từ khóa khoảng 2-3% là đẹp.

– Các kỹ thuật liên quan đến SEO-onweb, SEO-offweb (xây dựng backlink), tăng thứ hạng Pagerank, bổ sung đầy đủ thông tin trong Snippet của từng bài viết, các loại thẻ và từ khóa v.v… cũng là những kỹ thuật mà những người làm SEO cần tìm hiểu thêm để nhanh đạt thứ hạng cho Website và từ khóa.

– Cũng cần lưu ý về các thuật toán của Google và các hình phạt của Google dành cho các Website nếu vi phạm chính sách của Google. – Các bạn làm SEO cũng có thể sử dụng một hoặc nhiều phần mềm hỗ trợ làm SEO miễn phí hoặc có trả phí, phần mềm kiểm tra và đánh giá Website miễn phí và có phí. Trong chương này của cuốn sách tôi cũng đã giới thiệu khá nhiều phần mềm hỗ trợ kiểm tra và đánh giá Website miễn phí, một số phần mềm hỗ trợ làm SEO miễn phí.

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan