Ứng dụng mô hình lòng trung thành của khách hàng điện tử trong hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành và sự kết hợp của các yếu tố trong mô hình lòng trung thành của khách hàng được đề cập chi tiết ở phần trên có quan hệ mật thiết với hoạt động quản trị Marketing trong quá trình mở rộng kinh doanh, phát triển và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu nhà bán lẻ trong môi trường điện tử. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những mô hình kinh doanh điện tử là nhà bán buôn điện tử (B2B) và nhà bán lẻ điện tử (B2C). Bảng dưới đây chỉ ra các chiến lược quản trị Marketing nhằm phát triển lòng trung thành của khách hàng trong các tình thế khác nhau.
Chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng điện tử
Chiến lược dẫn đầu thị trường |
Chiến lược theo sau thị trường |
|
Mô hình thương mại điện tử thuần túy (Pure e-commerce) |
Làm cho hoạt động Tái mua hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn nhờ việc sử dụng công nghệ và các ứng dụng |
Nâng cao sự nhận biết thương hiệu/ nhãn hiệu và niềm tin của khách hàng |
Thương mại điện tử hỗn hợp (Clicks & Bricks Motal) |
Chuyển dịch từ lòng trung thành truyền thống (trung thành và yêu thích nhãn hiệu) sang lòng trung thành điện tử |
Đi theo chiến lược thị trường ngách |
Đối với chiến lược hãng dẫn đầu thị trường trong mô hình thương mại điện tử thuần túy: Với nhóm này thì doanh nghiệp đã đạt được đỉnh cao của sự nhận biết thương hiệu đồng thời đó là sự tin tưởng vào danh tiếng của hãng trên môi trường điện tử. Doanh nghiệp nên tập trung vào các giải pháp công nghệ nhằm làm cho hoạt động tái mua của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistic và dịch vụ hỗ trợ khách hàng hơn nữa nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức độ cao hơn và tăng cường mức độ trung thành của khách hàng trực tuyến.
Đối với chiến lược hãng theo sau thị trường trong mô hình thương mại điện tử thuần túy: Đối với nhóm doanh nghiệp này thì việc xây dựng các hoạt động nhằm nâng cao nhận biết với nhãn hiệu/thương hiệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Hoạt động này sẽ làm thay đổi nhận thức và tình cảm của khách hàng đối với nhãn hiệu theo chiều hướng dần trở nên yêu thích và trung thành. Các doanh nghiệp nên sử dụng các giải pháp công nghệ của các bên thứ ba, điều này sẽ tăng cường mức độ tin tưởng của khách hàng với doanh nghiệp. Cũng cần phải lưu ý rằng, đối với doanh nghiệp áp dụng chiến lược theo sau thị trường trong môi trường TMĐT thuần túy sẽ có nhiều điểm khác biệt so với trong môi trường thương mại truyền thống, vì vậy cần phải thận trọng trong việc sử dụng các công cụ và giải pháp xây dựng thương hiệu và lòng tin khách hàng trước khi có được “lòng trung thành điện tử” của khách hàng trực tuyến.
Chiến lược dẫn đầu thị trường trong mô hình thương mại điện tử hỗn hợp: Đối với những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thì mục tiêu quan trọng nhất là dần dần chuyển đổi lòng trung thành truyền thống sang lòng trung thành điện tử. Mở rộng sự nhận diện thương hiệu và lòng trung thành là một việc làm khó khăn và gặp phải nhiều trở ngại, tất nhiên nếu doanh nghiệp thành công thì doanh nghiệp cũng đạt được nhiều lợi ích vì đã mở rộng được thị trường và thị phần, doanh thu bán hàng.
Chiến lược theo sau thị trường trong mô hình thương mại điện tử hỗn hợp: Các doanh nghiệp nằm trong nhóm này cần phải tập trung mạnh mẽ vào chiến lược thị trường ngách với những sản phẩm, dịch vụ độc đáo nhằm phục vụ thị trường ngách đặc trưng. Chẳng hạn như một doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm giày dép trẻ em có thể tung ra dịch vụ mua hàng trực tuyến các sản phẩm giày dép trẻ em với giá rẻ hơn việc mua hàng tại các cửa hàng, đồng thời giữ nguyên hoặc thậm chí gia tăng các dịch vụ cho khách hàng
Bài viết liên quan
Tư vấn chốt đơn hàng cho Fanpage dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, spa
Tư vấn chốt đơn hàng cho Fanpage dịch vụ phun xăm thẩm mỹ, spa Tác [...]
Th5
Một số ý tưởng đổi mới cho việc thiết kế thư mời cao cấp
Một số ý tưởng đổi mới cho việc thiết kế thư mời cao cấp Một [...]
Th4
Trải nghiệm khách hàng khi mua sắm trực tuyến
Trải nghiệm khách hàng khi mua sắm trực tuyến (2022) Tác giả: Nguyễn Phan Anh [...]
Th2
Ví dụ về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không
Ví dụ về trải nghiệm khách hàng của hãng hàng không của tác giả [...]
Th2
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI
17 NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN LIVESTREAM THẤT BẠI 17 LÝ DO KHIẾN BẠN LIVESTREAM KHÔNG [...]
Th2
Tạo gian hàng và Zalo OA
Tạo gian hàng và Zalo OA Với một số lượng gần 100 triệu tài khoản [...]
Th2
Bán hàng trên tài khoản Zalo cá nhân
Bán hàng trên tài khoản Zalo cá nhân Bán hàng trên tài khoản Zalo cá [...]
Th2
TÍNH NĂNG CỦA DỊCH VỤ Email Marketing GET RESPONSE
GIỚI THIỆU CÁC TÍNH NĂNG CỦA DỊCH VỤ Email Marketing GET RESPONSE GetRespones.com là giải [...]
Th2
Zalo Marketing – Công cụ Marketing thuần Việt
Zalo Marketing – Công cụ Marketing thuần Việt Tại sao nên dùng Zalo Marketing? Zalo [...]
Th2
Tạo trang đích – Landingpage với GetResponse
Tạo trang đích – Landingpage với GetResponse Trang đích – Landingpage cũng là một tính [...]
Th2
Gửi thư tự động với Autoresponders
Gửi thư tự động với Autoresponders Autoresponders – thư tự động là một trong những [...]
Th2
Lợi ích Email Marketing
Lợi ích của việc sử dụng Email Marketing – Email Marketing giúp doanh nghiệp hoặc [...]
Th1
Email Marketing là gì
Khái niệm email marketing Trước hết, khi vào chương mới này, tôi xin giải thích [...]
Th1
Tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads tìm kiếm
Tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads tìm kiếm Hầu hết các bài viết [...]
Th1
Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads (p2)
Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads Phần 1: tại đây Trong ô điền giá [...]
Th1