Tiếp theo sẽ là 2 P cuối của mô hình Marketing mix 13Ps “chưa giáo sư” Phan Anh muốn chia sẻ với bạn. Cũng là hai P cuối của mô hình Marketing giúp bạn hoàn thiện trong quá trình bán hàng, kinh doanh của mình. Cũng như tìm ra cách để tối ưu hiệu quả kinh doanh, bán hàng.
Giờ thì cùng Phan Anh và PA Marketing tiếp tục tìm hiểu hai P cuối của mô hình Marketing mix 13Ps là P12: Public Relations và P13: Productivity.
12.P12: Public Relations (PR)- Quan hệ công chúng.
PR là thuật ngữ viết tắt của một cụm từ Tiếng Anh “Public Relations”. Thường được hiểu trong ngôn ngữ marketing là “quan hệ công chúng” hay “quan hệ với công chúng”. Đây là thuật ngữ chuyên ngành và thường được đọc tắt theo ngôn ngữ nói kiểu pha Tiếng Anh là “Pi-A”. Rất ít người đọc nó theo phát âm Tiếng Việt là “Pê-Rờ”.
P12- Public Relations trong marketing mix
Hiểu đúng về PR:
- Nếu như chữ P thứ ba (P3- Promtions) trong mô hình marketing mix được quan niệm là “xúc tiến bán” hay “tiếp thị” bao hàm nhiều hoạt động quảng cáo, quảng bá, PR… khác nhau. Nếu bạn là một người thích dùng tiếng Anh hoặc có thể sử dụng tiếng Anh thì hãy đọc nó là “PR – pi-a” nhé. Đừng đọc nó là “Pê-Rờ” hơi khó nghe và nhiều người không hiểu gì. Còn tốt nhất, muốn giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt thì hãy gọi là “quan hệ công chúng”. Rất chuyên nghiệp.
- Trong mối quan hệ tương quan với Marketing thì PR có thể là một hình thức độc lập. Cũng có thể là một mô hình nằm trong Marketing mix… Tùy thuộc vào việc doanh nghiệp, nhà quản trị theo đuổi quan điểm nào. Dưới đây. Tác giả xin giới thiệu năm (05) mô hình phối kết hợp giữa Marketing, truyền thông marketing và quan hệ công chúng.
Có thể bạn đang hiểu sai về PR:
- Cũng giống như Marketing, Marketing có nhiều định nghĩa, nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu thì PR cũng vậy. Các bạn cũng lưu ý thêm rằng nếu bạn tìm kiếm từ khóa “định nghĩa PR” hay những điều tương tự. Google tìm kiếm sẽ trả kết quả tìm kiếm cho bạn rất nhiều website, blog, trang tin có bài viết về “định nghĩa, khái niệm PR”. Nhưng chưa chắc các định nghĩa đưa ra như vậy đã chính xác về mặt học thuật hoặc thuật ngữ chuyên môn. Bởi rất nhiều website chỉ cố gắng đẩy từ khóa theo cách cố gắng tối ưu từ khóa tìm kiếm (s.e.o) để lên top từ khóa tìm kiếm trả về. Bạn cần phải dùng kiến thức và sự hiểu biết chính thống để đánh giá một kết quả trả về là “đúng” hay “chưa đúng”, “đúng một phần”.
- Nhưng cần ghi nhớ rằng: PR không phải là quảng cáo (Advertising), mà PR là quan hệ công chúng. Đừng nhầm lẫn hai khái niệm cơ bản như vậy. Đôi khi một số hoạt động của quảng cáo sẽ gần giống với PR. Và một số hoạt động PR sẽ gần giống hoặc sử dụng công cụ quảng cáo.
Các định nghĩa về PR:
- Theo từ điển của Cambrigde UK thì PR có nghĩa là: Các hoạt động cung cấp thông tin một cách công khai về tổ chức (doanh nghiệp, nhóm, cá nhân, sản phẩm…). Để cho cộng đồng có cái nhìn tích cực về các công việc của tổ chức đó.
- Theo hiệp hội PR Hoa Kỳ (PRSA) thì: PR là thuật ngữ được giới thiệu cách đây khá lâu, và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Vào năm 2012 hiệp hội PR Hoa Kỳ (PRSA) đã thống nhất cách hiểu rằng: PR là một quá trình truyền thông mang tính chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ để đem lại lợi ích cho cả hai bên là tổ chức và cộng đồng của tổ chức đó.
PR bao gồm một số hoạt động cơ bản như sau:
Các hoạt động của PR
- Media Relations- Quan hệ với truyền thông, báo chí đa phương tiện.
- Corporate Communications- Truyền thông ngoại bộ: Truyền thông cho doanh nghiệp ra bên ngoài.
- Employee Relations- Truyền thông nội bộ: Truyền thông trong doanh nghiệp.
- Financial/ Investor Relations: Quan hệ với các nhà đầu tư, cổ đông, tổ chức tài chính, cơ quan chính sách…
- Crises Management – Quản trị rủi ro truyền thông trực tuyến.
- Brand Publicity: Công khai chính về thương hiệu, chính sách doanh nghiệp.
- Tài trợ sự kiện, gây quỹ, vận động hành lang thay đổi chính sách công.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
- Vv…
Vậy làm PR là làm gì?
Chúng ta thường có câu hỏi như vậy. Doanh nghiệp cũng thường hỏi câu hỏi đó. Người phụ trách marketing, phụ trách PR; Hay phụ trách truyền thông của tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn, công ty vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh, cá nhân phụ trách hoạt động này cũng đi thẳng vào vấn đề cốt lõi. Bỏ qua cái gọi là “lý thuyết học thuật hay tính hàn lâm”. Và đọc đến đây bạn đã có câu trả lời rồi chứ? Đó là bạn thực hiện một hay nhiều các hoạt động PR mà tác giả cuốn sách này vừa giới thiệu ở phần ngay trên cho doanh nghiệp, thương hiệu hoặc cá nhân… Mà bạn được thuê để làm hoặc làm cho chính doanh nghiệp của bạn. Và nếu chi tiết hóa công việc hơn chút nữa thì tôi sẽ nói cho bạn luôn cho nhanh gọn dễ hiểu như sau:
Một số hoạt động PR quan trọng khi theo đuổi mô hình Marketing mix:
1.Lập kế hoạch và chiến lược PR thương hiệu, PR doanh nghiệp:
- Tạo lập một bản kế hoạch PR và chiến lược PR, chương trình PR cụ thể, hoặc theo kế hoạch năm, quý, tháng.
- Dự đoán, phân tích, diễn giải các ý kiến công khai của công chúng bao gồm cả thái độ (yêu thích, ghét bỏ, giận dữ…) và các vấn đề khác. Thường là các ý kiến thông qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram, Youtube… Là mạng xã hội chủ đạo ở Việt Nam và một số mạng xã hội khác trên thế giới…, thông qua các website, blog…
- Tư vấn quản lý ở tất cả các cấp độ quản lý trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh.
- Nghiên cứu, tiến hành và đánh giá trên cơ sở liên tục các chương trình hành động và chương trình truyền thông. Để đạt được sự hiểu biết công khai cần thiết nhằm đạt được thành công về các mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Đây có thể bao gồm: Tiếp thị; tài chính; gây quỹ; quan hệ nhân viên, cộng đồng hoặc chính phủ; và các chương trình khác.
- Lập kế hoạch và thực hiện các nỗ lực của tổ chức để tác động hoặc thay đổi chính sách công.
- Thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, lập ngân sách, tuyển dụng và đào tạo nhân viên; Phát triển cơ sở – trong ngắn hạn; Quản lý các nguồn lực cần thiết để thực hiện tất cả ý trên.
- Sáng tạo, kiểm soát và phân phối nội dung để thúc đẩy tương tác của khách hàng và tạo ra các tập khách hàng tiềm năng mới.
2.Truyền thông ngoại bộ (truyền thông cho doanh nghiệp ra bên ngoài):
- Tương tự như truyền thông ngoại bộ, nhưng truyền thông nội bộ là: Hướng tới đối tượng là cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Hình thức truyền thông thường là thông qua các Group kín (FB, Zalo, mạng xã hội doanh nghiệp); Email marketing nội bộ, thông báo chính thức, hội họp; Hoặc hội thảo chính thức, tạp chí hay ấn phẩm lưu hành nội bộ.
- Định dạng nội dung truyền tải cũng là các bài viết, hình ảnh, video, đường link, câu chuyện thành công… Những bài học cuộc sống, các vấn đề liên quan đến nhân sự; Sự thay đổi về chính sách nhân sự/ tiền lương; Nhân sự chủ chốt; Các sự cố của công ty với khách hàng hoặc sự cố nội bộ; Những định hướng mới của doanh nghiệp, công ty, cơ quan mà công ty muốn nhân viên của mình được biết.
- Mục tiêu truyền thông là để thông suốt thông tin, tăng năng suất lao động; Tạo giá trị thêm cho doanh nghiệp và văn hóa công ty; Lắng nghe ý kiến phản hồi, ý kiến đóng góp, sáng kiến đổi mới của người lao động đối với tổ chức nói chung.
3.Quan hệ với báo chí, truyền thông:
- Quan hệ với giới báo chí, giới truyền thông là một trong những nội dung quan trọng của PR. Thường thì doanh nghiệp lớn sẽ có phòng PR hoặc bộ phận PR phụ trách các vấn đề đối ngoại và báo chí.
- Cung cấp cho báo chí các thông tin cần thiết, thông tin có sự chuẩn bị. Có ý đồ có lợi cho doanh nghiệp để giới báo chí và truyền thông thực hiện công việc của họ theo phương thức “win-win-win”. Tức là có lợi cho giới báo chí, có lợi cho doanh nghiệp và có lợi cho cả khách hàng.
- Tạo các mối quan hệ tốt với giới báo chí và truyền thông để hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp. Và giảm thiểu các thiệt hại do truyền thông gây ra.
- Khi có các công việc truyền thông quan trọng có thể dùng báo chí, họp báo. Đưa các thông tin đến với cộng đồng một cách nhanh chóng và chính thức.
- Các kênh này thường là các kênh chính thống như: Các tờ báo giấy lớn, các tờ báo điện tử lớn; Các kênh truyền hình lớn và các nhà báo, nhà phê bình, chuyên gia có uy tín.
- Doanh nghiệp, cá nhân thực hiện việc phát ngôn chính thức thông qua người phát ngôn; Hoặc bộ phận phát ngôn của mình và nhờ giới báo chí, giới truyền thông đưa những thông báo này đến với công chúng.
4.Quan hệ với các nhà đầu tư, cổ đông, tổ chức tài chính, cơ quan chính sách…:
- Đây là một nhóm công việc đặc thù của PR và dễ dàng phân biệt với các loại hình khác (ví dụ như quảng cáo, bán hàng). Chúng ta sẽ đưa các thông tin chính thức tới các nhà đầu tư, các cổ đông chiến lược; Hoặc cổ đông đại chính, các tổ chức đầu tư; Hoặc các cơ quan chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo tài chính kinh doanh của doanh nghiệp; Chiến lược và kế hoạch kinh doanh năm sau và những năm tiếp theo…
- Chăm sóc và hỗ trợ các nhà đầu tư về các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm; Hoặc quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, cổ đông có liên quan đến doanh nghiệp.
- Trên các website của các tập đoàn lớn hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tức là: Có phát hành cổ phiếu ra công chúng; Hoặc cổ phần cho các nhà đầu tư thì thường có mục “Quan hệ với các nhà đầu tư” và có thông tin khá đầy đủ dành riêng cho các nhà đầu tư, cổ đông…
- Tổ chức các buổi họp báo, làm việc với các nhà đầu tư, cổ đông, tổ chức tài chính vv…
5.Quản trị khủng hoảng truyền thông trực tuyến:
Quản trị rủi ro và quản trị khủng hoảng truyền thông trực tuyến là một nhiệm vụ quan trọng. Mà bộ phận truyền thông hoặc marketing hoặc PR sẽ phải đảm nhiệm. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của công ty, doanh nghiệp phân công cho bộ phận nào xử lý vấn đề này.
- Khủng hoảng truyền thông trực tuyến trong giai đoạn hiện nay rất nguy hiểm. Vì mạng xã hội và báo điện tử, trang tin điện tử bùng nổ nên rất rất khó kiểm soát; Rất khó phán đoán và tần suất xảy ra nhanh; Số lượng xảy ra nhiều, không chừa một doanh nghiệp nào, một thương hiệu nào, một sản phẩm nào.
- Quản trị khủng hoảng truyền thông là doanh nghiệp cần phải lắng nghe các ý kiến phản hồi của khách hàng trên các nền tảng công cụ có sẵn và phổ biến tại từng quốc gia. Tại Việt Nam, chúng ta thấy rằng việc đo lường các bài viết; Bài bình luận của khách hàng hoặc cộng đồng mạng thông qua: Facebook, Zalo, Youtube, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến… Rất phổ biến vì đây là các công cụ chính để người dùng chia sẻ quan điểm của mình; Thái độ của mình về một vấn đề cụ thể có liên quan đến doanh nghiệp hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể, và đây là một số gợi ý về giải pháp xử lý khủng hoảng truyền thông mà tác giả.
Giải pháp bảo vệ:
- SEO bài viết tích cực trên website của công ty và những website vệ tinh khác. Để “đè” những tin bài xấu xuống (trong tương lai thì S.E.O mới có tác dụng).
- Làm các video có nội dung tích cực, PR quảng cáo về sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu/ doanh nghiệp trên kênh youtube của công ty (nếu chưa lập thì có thể lập mới và đăng video); Hoặc đăng nhờ/ thuê trên các kênh hot, kênh phù hợp.
- Đối với Fanpage của thương hiệu: Chúng ta có thể sử dụng phương pháp khóa fanpage, ẩn comment, ẩn đánh giá. Không cho tương tác thêm trong thời gian có khủng hoảng. Đợi tình hình yên ắng hơn chút thì
- Đóng website và các kênh liên hệ của công ty nếu cần thiết trong một thời gian nếu tình hình trở nên quá tệ và khó kiểm soát.
- Thuyết phục những nguồn thông tin xóa bài, rút bài, sửa bài… Bằng nhiều hình thức: Thuyết phục, năn nỉ, nhờ vả, đe dọa hợp lý (nhưng không vi phạm pháp luật nha) và tấn công kỹ thuật, tấn công phi kỹ thuật.
Giải pháp truyền thông nội bộ:
- Ban lãnh đạo công ty lập tức truyền thông nội bộ về vụ việc theo hướng: Chia sẻ những thông tin đúng đắn, chính xác, tích cực về vụ việc. Và đưa ra các chỉ dẫn cho nhân viên. Để tìm sự đồng thuận của cán bộ công nhân viên trong công ty cùng đồng lòng giúp đỡ công ty trong giai đoạn khó khăn.
- Cách thức truyền thông: Qua thông báo, công văn, email, cầu truyền hình; Hoặc qua các trưởng bộ phận, càng nhanh, càng chính xác càng tốt.
- Ngôn từ truyền thông cần lựa chọn hết sức thận trọng, rõ ràng, hợp tình, hợp lý. Và kêu gọi sự đồng lòng, giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ từ phía các thành viên công ty. Tránh thêm các rủi ro và rắc rối từ phía nội bộ, tránh các tình trạng hỗn loạn, tan vỡ; Hoặc đâm sau lưng, hoặc đơn giản chỉ là mỗi người một ý không rõ phải làm gì.
Giải pháp pháp lý:
- Nên có trong tay mình danh sách các luật sư và văn phòng luật sư uy tín. Sẵn sàng giúp đỡ và tham gia vụ việc: Tư vấn về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra trong hoặc sau vụ việc khủng hoảng. Tìm kiếm các luật sư và đặt vấn đề hợp tác “cứu hộ truyền thông trực tuyến”.
- Case study: Hội luật gia gửi công văn pháp lý kiện cá nhân quay video/ kiện đài truyền hình ăn cắp bản quyền chương trình của họ. Kết quả là nhà đài xóa video, báo chí xóa bài.
- Các luật sư có thể gửi các đơn thư yêu cầu cho các bên, các cá nhân, tổ chức đang tham gia “tấn công, ném đá” mình.
- Cơ quan công an, cảnh sát điều tra, an ninh văn hóa có thể là một cách để giải quyết khủng hoảng truyền thông rất tốt.
Giải pháp truyền thông đối ngoại:
- Truyền thông Đối ngoại là hoạt động phía doanh nghiệp phải tổ chức các hoạt động: Thông báo, thông tin báo chí, truyền thông để trả lời/ phản hồi một cách bài bản, có sự chuyên nghiệp. Công bố các thông tin phù hợp để đảm bảo các mục tiêu truyền thông.
- Họp báo, thông tin báo chí.
- Đưa các tin bài lên các tờ báo điện tử lớn, uy tín.
- Sản xuất TVC, bài viết đăng bài và quảng cáo trên Facebook, Google Adwords, Youtube: Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm “nặng/nhẹ” của khủng hoảng mà sử dụng các phương tiện truyền thông cho phù hợp. Lời khuyên là hạn chế sử dụng các công cụ có thể tương tác mạnh (Facebook, Youtube); Sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp
- Chiến lược “pha loãng giọt siro”: Nếu khủng hoảng là một giọt siro đậm đặc và khó nuốt, hãy pha loãng nó ra.
Ví dụ:
Vietjet Air bị báo chí đưa tin về việc Phi công hạ cánh nhầm xuống sân bay khác (đi Hà Nội, hạ cánh ở Hải Phòng). Đội ngũ truyền thông của Vietjet Air liên tục sản xuất các bài viết về chủ đề “hạ cánh nhầm” rằng hãng A, hãng B cũng đỗ nhầm đầy ra đấy. Phi công nhầm nhọt do lỗi kỹ thuật, do thời tiết… Mỗi ngày đăng 1-2 bài ở một vài báo điện tử lớn… Từ 1 việc rất kinh khủng, qua các bài báo chí mình thấy “ờ việc đó cũng bình thường thôi, nhầm tí thôi mà”.
- Chiến lược “Chuyển hướng khủng hoảng”: Đánh lạc hướng bằng cách tạo ra một khủng hoảng khác hot hơn, hấp dẫn hơn. Để thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhưng không liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề của công ty bị khủng hoảng.
Ví dụ:
Công ty A đang bị khủng hoảng 1 chủ đề là đánh chửi khách hàng. Thì Team truyền thông của công ty A có thể dựng lên 1 tác phẩm truyền thông khác “vô hại; Không có độc tố” nhưng dẫn dắt truyền thông và cộng đồng tốt. Ví dụ như: Chủ đề sex trong showbiz, chủ đề quấy rối tình dục trong công sở, chủ đề “sinh con thuận tự nhiên”, chủ đề “ngoại tình”…
- Trực tiếp xử lý nguyên nhân dẫn đến khủng khoảng.
- Lời khuyên: Nên đầu tư mqh hệ với các tổng biên tập báo giấy lớn, báo điện tử lớn, các phóng viên uy tín, admin các fanpage lớn… Khi có việc thì nhờ người ta tư vấn. Người ta sẽ giúp mình hoặc ít nhất người ta cũng không đánh mình (đó cũng là cách giúp mình rồi).
- Tại thời điểm “tâm của khủng hoảng” có thể không cần truyền thông ngay, mà đợi sau đó ít hôm cho nó nguội nguội, quên quên rồi thì hãy “pha loãng”.
Các giải pháp khác (nếu có):
- Dựa vào các quan hệ chính trị.
- Dựa vào tiềm lực tài chính.
Tuy nhiên, sử dụng phương thức này phải thật cân nhắc và kín đáo. Khéo léo vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.
6.Công khai chính về thương hiệu, chính sách doanh nghiệp:
- Trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Các ấn phẩm, website, mạng xã hội… Doanh nghiệp thông báo công khai một số chính sách về thương hiệu, về doanh nghiệp. Ví dụ như: Không sử dụng lao động trẻ em, hay không sử dụng nguyên liệu không thể tái chế vv… Hoặc các quy định, yêu cầu về việc sử dụng hình ảnh, thương hiệu (logo, slogan)… Một cách chính xác theo quy định của doanh nghiệp.
7.Tài trợ sự kiện, gây quỹ, vận động hành lang thay đổi chính sách công:
- Đây là nhóm công việc thuộc mảng PR cũng mang tính chất đặc trưng điển hình của hoạt động PR. Chứ không phải là quảng cáo hay marketing đơn thuần.
- Các hoạt động tài trợ sự kiện thì diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại nước ngoài; Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Và cả các doanh nghiệp Việt Nam thuần túy.
- Hình thức PR thông qua hoạt động tổ chức gây quỹ, thành lập quỹ và điều hành các quỹ vì các mục tiêu từ thiện. Hoặc mục tiêu làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn theo các chương trình cụ thể nào. Đó là hình thức khá là phổ biến ở các nước phát triển, điển hình ở Mỹ và phương Tây. Đây được đánh giá là một hình thức PR khá hiệu quả nhưng cũng khá tốn kém. Tại Việt Nam thì hình thức này còn khá mới mẻ và không có mấy doanh nghiệp có ý tưởng này hoặc có khả năng này thực thi chương trình PR kiểu này.
- Hình thức vận động hành lang để thay đổi chính sách công: Đây là một hình thức PR được nhiều quốc gia cho phép sử dụng một cách công khai và chính thức. Được pháp luật thừa nhận, như một phương thức thúc đẩy kinh doanh.
- Thực tế thì nhiều doanh nghiệp hoặc nhiều thương hiệu lại sử dụng những hình thức “rẻ tiền” như: Tạo scandal với các chân dài bằng những hình thức yêu đương, đánh ghen này nọ rất nhiều.
8.Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Có nhiều cách định nghĩa của các học giả khác nhau về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility, viết tắt là CSR).
Một số định nghĩa về CSR:
- Năm 1973, Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thoả mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”.
- Archie Carroll (1999) cho rằng CSR có phạm vi rộng lớn hơn: “CRS bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức. Và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
- Matten và Moon (2004) lại cho rằng: “CSR là một khái niệm chùm, bao gồm nhiều khái niệm khác nhau, như: Đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp là từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là một khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”…
- Theo Hội đồng Doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: “CRS là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ. Cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung”…
- Gần đây, theo Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB): “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững. Thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; Cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”…
Định nghĩa chung nhất về CRS rút ra:
Mới chỉ điểm qua một số cách định nghĩa trên đây đã cho thấy: Dù cách thể hiện, hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau. Song nội hàm phản ánh của CSR về cơ bản đều có điểm chung là:
- Bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành. Thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. Chính vì thế, theo chúng tôi, có lẽ định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của WB về CSR là hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất. Vì nó đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững- Một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay.
- Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt. Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao. Và do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng. xã hội. Thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận. Thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động. Về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên. Góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện,…
Định nghĩa CSR trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế:
Diễn giải cụ thể tất cả nội dung trên về CSR trong thời bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Có thể hiểu như sau về nội hàm yêu cầu của nó:
- Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng.
- Trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
- Trách nhiệm với người lao động.
- Trách nhiệm chung với cộng đồng.
Do vậy, những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay phải là những người có tầm nhìn xa, trông rộng. Để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, không chỉ giới hạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần. Thước đo thành công của họ bắt nguồn từ những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội. Các doanh nhân này cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càng tốt hơn và ngược lại. Các doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triển bền vững hơn. Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanh nghiệp, như: Cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động. Ngoài ra, CSR còn giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác. Tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư. Đặc biệt là đầu tư nước ngoài.
CSR đối với doanh nghiệp:
Thực tiễn cho thấy: Những doanh nghiệp thực hiện tốt CSR sẽ không thua thiệt. Mà thường đạt được những lợi ích đáng kể, bao gồm:
- Giảm chi phí.
- Tăng doanh thu.
- Tăng giá trị thương hiệu.
- Giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc.
- Tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
Diễn giải cụ thể hơn, mỗi doanh nghiệp khi đã tự quyết định một cách tự nguyện về thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Thì bên cạnh những đóng góp, chi phí vì lợi ích cộng đồng xã hội. Đương nhiên, họ còn có những lợi ích riêng trong kinh doanh, thông qua các hoạt động của mình.
Lợi ích riêng trong kinh doanh khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội:
- Bảo vệ thương hiệu không bị xã hội chỉ trích; Nâng cao uy tín của sản phẩm một cách bền vững; Mở rộng thị trường và tạo lập ưu thế về giá cả; Được tham gia các chương trình đầu tư phát triển doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội.
- Duy trì hoặc ký thêm hợp đồng kinh tế với các đối tác đầu tư, bạn hàng; Có thêm điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất. Hiện đại hoá công nghệ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; Tăng việc làm, giảm số công nhân bỏ việc; Tăng uy tín xã hội để doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, dễ dàng hoạt động hơn.
- Có thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là: Tăng thu nhập; Nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ; Hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động. Và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…
Cần thấy rằng, nhận thức về CSR ở các nền kinh tế thị trường phát triển hoặc khá phát triển trên thế giới hiện nay. Rõ ràng là không còn mới lạ, mặc dù trong thực tế. Cho đến nay, không phải bất cứ doanh nghiệp, doanh nhân nào, dù ở những nền kinh tế phát triển nhất, như: Mỹ, Nhật Bản, Đức,… Cũng đều có thể thực hiện tốt CSR mọi lúc, mọi nơi. Do những tác động cạnh tranh quyết liệt của quy luật giá trị, giá trị thặng dư và siêu lợi nhuận chi phối.
Trách nhiệm đối với xã hội của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam đang “làm thân” với CSR:
- Trong khi đó, dù CSR là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua. Song càng những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá. Họ không chỉ ra sức phát triển ngày càng lớn hơn về quy mô giá trị tài sản, doanh thu, doanh lợi có được sau mỗi năm kinh doanh. Mà còn nỗ lực đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.
- Bởi lẽ, họ đều hiểu: Làm tốt và ngày càng tốt hơn trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội cũng đã là một trong những thước đo cơ bản để thương hiệu các doanh nghiệp. Nhờ đó mà đã sáng lại càng sáng hơn và do vậy, con đường làm ăn của họ càng có thêm thuận lợi, phát triển hơn.
Do vậy, thực hiện CSR ngày càng được các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn. Và coi đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy: Đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta.
Thực tế việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam:
- Trên thực tế, nhiều khi vấn đề này được vận dụng rất khác nhau. Mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa có được nhận thức đúng đắn; Thống nhất về nội hàm yêu cầu của nó. Chính vì thế, trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất, kinh doanh… sao cho có lợi nhuận cao. Không chỉ giải quyết tốt vấn đề lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động. Mà còn đóng góp không ít cho các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội. Thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường; Hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác.
- Có nhiều nguyên nhân của tình hình này. Song trước hết là do họ chưa có một nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học. Và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức” trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với cộng đồng xã hội. Chính vì thế, trong tiến trình nhận thức của con người về vấn đề này. Mặc dù cho đến nay, không chỉ ở Việt Nam, mà cả trên thế giới vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Thậm chí vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi tại nhiều cuộc hội thảo. Song có lẽ, hiện tại, theo chúng tôi, chí ít nên tạm chấp nhận về một kiểu định nghĩa khái niệm CSR như đã được Nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trên đây.
Một số ví dụ về chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
- “Chương trình tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda- Vietnam.
- “Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân” cho các trẻ em của công ty Unilever.
- “Chương trình đào tạo tin học Topic 64” của Microsoft, Qualcomm và HP.
- “Chương trình hỗ trợ dị tật tim bẩm sinh”.
- “Chương trình ủng hộ nạn nhân vụ sập cầu Cần Thơ” của Vinacapitat, Samsung.
- “Chương trình khôi phục thị lực cho trẻ em nghèo” của Western Union;…
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Vai trò của PR cũng cực kỳ là quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân làm kinh doanh hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa và sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hình thành nên cách thức mới là e-PR (Quan hệ công chúng điện tử hoặc quan hệ công chúng trực tuyến) hoặc PR 4.0.
13.P13- Productivity trong Marketing mix.
Chữ P cuối cùng trong mô hình Marketing mix 13Ps mà tác giả Phan Anh là tôi giới thiệu tới các bạn đọc trong phần “Marketing Review” này là Productivity- tạm dịch là “năng suất” hay “hiệu suất”.
P13- Productivity trong mô hình Marketing Mix
Cách để tăng hiệu suất:
Đây cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp cần hướng tới bằng cách:
- Thúc đẩy năng suất lao động của từng nhân viên trong công ty.
- Tăng hiệu quả lao động của tất cả công ty/ doanh nghiệp/ đội nhóm.
Phương pháp tăng hiệu suất:
Có thể kể đến một số phương pháp cơ bản như:
- Tăng thời gian làm việc, tăng tốc độ làm việc.
- Tăng mức độ chính xác khi làm việc.
- Giảm thời gian “chết” khi làm việc.
- Cơ chế lương thưởng và hoa hồng kích thích làm việc.
- Chương trình hỗ trợ và chăm sóc người lao động trong công ty tốt.
- Hỗ trợ nhân viên bằng các công cụ lao động tốt nhất. Bao gồm cả các phần cứng, phần mềm dành cho công việc.
- Xây dựng và cải tạo môi trường làm việc tốt nhất
- Điều kiện làm việc thoải mái nhất, giao các chỉ tiêu KPIs (chỉ số đo lường hiệu quả trong công việc) cụ thể và rõ ràng. Thực thi các chương trình đào tạo kỹ năng, đào tạo kiến thức, đào tạo động lực cho người lao động…
Như vậy, trong mục của cuốn sách này, các bạn đã được tìm hiểu về các mô hình marketing mix theo các quan điểm hiện đại nhưng chuẩn mực (4Ps, 7Ps). Và cả các điểm hiện đại kèm theo yếu tố mở rộng thêm rất nhiều chữ P khác nữa. Bởi vì đến đây, chúng ta đều thống nhất được rằng “Marketing chính là một quá trình làm thỏa mãn khách hàng. Làm cho khách hàng nhận được giá trị vượt xa sự kỳ vọng”. Đó chính là quan điểm đa chiều mà tôi muốn các bạn hiểu thế nào là “làm marketing”.
Tác giả: MBA. Nguyễn Phan Anh- Giảng viên đại học/ Chuyên gia marketing online
Cập nhật: Tháng 10/2019
Email: phananhonline@gmail.com |
Facebook cá nhân: www.fb.com/phananhonline
Youtube: www.youtube.com/pamarketing | Website: www.pamarketing.vn
CV: www.pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh
Xem thêm:
Mô hình Marketing mix 13Ps- P1.
Mô hình Marketing mix 13Ps- P2.
Bài viết liên quan
Chính sách quảng cáo của Snapchat
Việc nắm vững điều khoản và chính sách của một nền tảng sẽ giúp bạn [...]
Th8
7 BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH SIÊU DỄ
Ý tưởng kinh doanh không chỉ cần sáng tạo mà còn phải hợp lý, có [...]
Th8
Mức đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?
Đái tháo đường, hay còn gọi là bệnh tiểu đường, là một căn bệnh mãn [...]
Th8
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TRẺ EM: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH CHẨN ĐOÁN
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường? PA Marketing sẽ cung cấp [...]
Th7
Tiểu đường: Các loại tiểu đường, nguyên nhân và phòng ngừa
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng và là [...]
Th7
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thận và nội tiết, ThS.BS Vũ Thị [...]
Th7
Tính tổng cầu thị trường & Nghiên cứu thị trường
Phân tích tổng cung cầu thị trường, dung lượng thị trường và đối thủ cạnh [...]
Th7
Livestream TikTok kiếm tiền
Livestream TikTok phát triển, các phiên live tiền tỷ bùng nổ với nhiều ưu đãi, [...]
Th7
Trung tâm nhà bán hàng TikTok
Bạn đang tìm kiếm giải pháp để gia tăng doanh số và tối ưu hóa [...]
Th7
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến danh [...]
Th7
7 chiến lược marketing ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) hiệu quả để thành công
Các chiến lược marketing cho ngành dịch vụ xổ số trực tuyến (Vietlott) [...]
Th4
10 Lý do khiến bạn hoặc DN bạn KINH DOANH hoặc KHỞI NGHIỆP THẤT BẠI 2024
10 lý do khiến doanh nghiệp kinh doanh thất bại hoặc người mới khởi nghiệp [...]
Th4
1. Giới thiệu về giảng viên Nguyễn Phan Anh: https://pamarketing.vn/giang-vien/phan-anh/ 2. Nội dung khóa học [...]
Th4
CHIẾN LƯỢC QUẢNG CÁO TIKTOK 2024
TikTok không chỉ là một nền tảng giúp bạn tiếp cận đối tượng khán giả [...]
Th3
CÁCH ĐỂ VIDEO TIKTOK LÊN XU HƯỚNG
Nếu bạn muốn Luồng TikTok của mình có tính lan truyền nhất có thể, hãy [...]
Th3