Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế?

Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế?

Thời gian gần đây rộ lên rất nhiều thông tin liên quan đến việc: Nộp thuế bán hàng Facebook. Thông tin này vẫn đang là vấn đề được quan tâm rất nhiều trong cộng đồng kinh doanh Online.

Vậy đã có thông tin chính thức về việc này chưa? Và nếu có thì những người bán hàng trên Facebook phải nộp thuế như thế nào? Cùng PA Marketing tìm hiểu về vấn đề nhức nhối này nhé!

1.Những thông tin xoay quanh vấn đề: Nộp thuế bán hàng Facebook.

Thông tin xoay quanh vấn đề thu thuế bán hàng Facebook

Thông tin xoay quanh vấn đề thu thuế bán hàng Facebook

Từ khi xuất hiện những thông tin đầu tiên về việc: bán hàng trên Facebook phải nộp thuế. Đã có không ít những ý kiến khác nhau được đưa ra. Có người thì đồng ý, người thì phản đối. Có người lại cho rằng việc đó là bất khả thi, có người lại cho rằng: bán hàng trên Facebook phải nộp thuế là khó nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.

  • Vấn đề thu thuế kinh doanh Online được đặt ra và xem xét vào khoảng tháng 02/2017. Những thông tin này nhanh chóng được lan truyền đi với tốc độ chóng mặt. Và được chia sẻ, đem ra bàn bạc, tốn không ít giấy mực của báo chí, truyền thông.
  • Thông tin này được cho là sự đứng lên đòi lại công bằng của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống. Những nhà chuyên gia cho rằng: bán hàng Online phải đóng thuế là điều rất đúng đắn. Có tới 35% doanh nghiệp đang bán hàng trên các mạng xã hội. Có tới hàng triệu cá nhân, hộ kinh doanh đang bán hàng trên Facebook với doanh thu cả tỷ đồng nhưng lại không nộp thuế. Điều này thực sự không công bằng với những người, doanh nghiệp đang nộp thuế.

2.Một số ý kiến từ chuyên gia.

Ý kiến chuyên gia về vấn đề thu thuế bán hàng Facebook

Ý kiến chuyên gia về vấn đề thu thuế bán hàng Facebook

Ông Phạm Thành Kiên- giám đốc Sở Công thương TP.HCM:

  • Đưa ra đề xuất về việc: làm việc với Facebook để quản lý nguồn thu thuế bán hàng trên Facebook. Nếu thành phố đang nỗ lực chống thất thu và thương mại điện tử là 1 trong những mảng cơ quan, ban ngành cần để ý.
  • Ông nêu rằng: Sở Công thương TP.HCM sẵn sàng phối hợp với Cục Thuế TP.HCM để cùng bàn cách hỗ trợ, hợp tác. Để cũng phòng chống thất thu thuế với mô hình kinh doanh Online.
  • Ông cũng cho biết rằng: Mảng quản lý TMĐT do Sở Công thương thành phố phụ trách. Nhưng mới chỉ kiểm soát được số lượng các Website đang hoạt động và tên miền đăng ký. Tuy nhiên, doanh thu bán hàng Online thì chưa thể thống kê được.

Có hơn 80.000 Website đăng ký hoạt động. Hơn 1 nửa số này đã hoạt động và tồn tại được >2 năm. Nhưng việc nắm bắt và quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các trang Web này chưa được thực hiện đúng đắn. Đây cũng là điều quan trọng và vấn đề cấp thiết đặt ra với Sở Công thương thành phố.

Bà Lê Thị Hà- phó trưởng phòng pháp chế Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin Bộ Công Thương.

  • Bà khẳng định rằng: Theo quy định của nghị định 52 về TMĐT, người tham gia bán hàng qua mạng phải đóng thuế.
  • Nếu mạng xã hội có hoạt động dưới hình thức sàn giao dịch TMĐT. Người bán hàng trên các trang MXH cũng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
  • Và việc kê khai thuế, cách thức ddohu thuế, mức thuế cũng như các loại thuế kinh doanh Online cần được áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành. Và theo các quy định mà Bộ tài chính hướng dẫn.

Theo chuyên gia của Bộ Công thương, quy định của Luật quản lý thuế 2006. Bất kể doanh nghiệp hay cá nhân dù có đăng ký kinh doanh hay không. Miễn là có hoạt động mua bán phát sinh thu nhập đến mức phải chịu thuế. Thì đều phải có trách nhiệm phải thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Theo chuyên gia công nghệ- thuộc tập đoàn công nghệ lớn tại Hà Nội:

  • Có không ít các doanh nghiệp chi lớn vào các quảng cáo Facebook. Thậm chí, các chi phí đó lên tới cả trăm triệu đồng 1 tháng.
  • Có những nhà hàng, quán ăn chỉ cần được người dùng Facebook nổi tiếng giới thiệu, sử dụng qua sản phẩm, dịch vụ. Thì nhà hàng, quán ăn đó khách ra vào không kể.

Việc này đưa ra ý kiến rằng: Việc những người bán hàng trên Facebook phải nộp thuế là đòi lại công bằng cho những doanh nghiệp đang kinh doanh. Bởi lẽ:

  • Những Facebooker kiếm hàng trăm, triệu đồng mỗi ngày mà lại không phải nộp thuế. Trong khi, các cán bộ nếu thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ tháng đã phải nộp thuế những 20%.
  • Chính các doanh nghiệp nhỏ phải đóng thuế cũng đang đứng lên đòi lại sự công bằng cho mình qua việc yêu cầu: Nộp thuế kinh doanh Online.

2.Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế- khó nhưng vẫn thực hiện được.

Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế

Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế

  • Về phía ngành thuế: họ cho biết đã soạn xong kế hoạch phối hợp cùng các sở, cơ quan, ban ngành về việc thu thuế bán hàng qua mạng. Và vào đầu tháng 4 này, cục thuế TP.HCM sẽ được trình lên UBND TP để xem xét và kiểm duyệt. Cơ quan thuế qua đó quản ký việc kê khai thuế của các doanh nghiệp kinh doanh Online. Và chỉ nhắm đến các tài khoản Facebook cá nhân có doanh số lớn và chưa kê khai thuế.
  • Việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh Online là khó khăn. Vì vậy, cần phải có lực lượng nhân sự, chuyên gia có kiến thức, hiểu biết về mạng xã hội. Họ phải có am hiểu về các thủ thuật, chiêu thức mạng xã hội. Có như vậy mới có thể theo dõi, giám sát được cũng như thu thập chính xác các thông tin. Hay những thay đổi trong hoạt động kinh doanh Online này.

Muốn thực hiện việc thu thuế bán hàng Facebook cần phải có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp:

Một điều đặt ra cho các đơn vị thu thuế là: Muốn thu thuế doanh nghiệp, trước hết ngành thuế phải cho họ và các bên liên quan thấy. Và đồng thời phải chứng minh: họ được hỗ trợ những gì cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình.

  • Ở đây, việc hỗ trợ chính là: Đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động kinh doanh Online.
  • Đối với Facebook: dữ liệu thông tin cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh đều nằm tại hệ thống máy chủ của Facebook tại nước ngoài. Vậy khi có các sự cố xảy ra với các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh trên Facebook thì ngành thuế có thể đứng lên bảo vệ họ được hay không. Có thể giải quyết các vấn đề hay những khúc mắc xảy ra với họ không khi mà Facebook liên tục thay đổi các thuật toán. Và các tính năng mới của Facebook cũng luôn được cập nhật mỗi ngày.

Ví dụ:

Sự cố vừa rồi diễn ra trên Facebook: “Hàng loạt các Fanpage Facebook bị xóa”.

  • Trong khi các doanh nghiệp, cá nhân đã mất rất nhiều chi phí đầu tư cho quảng cáo, Marketing… Các Fanpage với cả trăm, nghìn lượt theo dõi, tương tác cũng bị khai tử. Giả sử như các doanh nghiệp, cá nhân này đều đã nộp thuế. Thì ai sẽ là người đứng ra bảo vệ và đòi lại quyền lợi cho họ?
  • Hơn nữa, Facebook có cơ chế đóng và mở các Fanpage vô cùng nhanh chóng và khó có thể kiểm soát. Vậy nếu như các doanh nghiệp, cá nhân đó trốn thuế thì ngành thuế có thể liên hệ với Facebook; Yêu cầu các doanh nghiệp, các nhân cung cấp dữ liệu chứng minh doanh nghiệp đã bán hàng qua mạng hay không?

Nói chung, việc bán hàng trên Facebook thì ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó vấn đề quản lý, và kiểm soát hoạt động này lại khá khó khăn. Việc trước mắt là cần phải yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh Online đăng ký kinh doanh. Đồng thời ngành thuế phải phần nào kiểm soát được các giao dịch trong tài khoản các nhân và doanh nghiệp. Có như vậy mới có cơ sở để các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh Online thực hiện việc: nộp thuế bán hàng trên Facebook. Đây thực sự vẫn là vấn đề gây tranh cãi lớn đối với các chuyên gia và ngành thuế.


Bài viết liên quan