Google Ads là công cụ hỗ trợ quảng cáo tốt nhất hiện nay đang được các công ty, doanh nghiệp trên thế giới sử dụng. Quảng cáo Google Ads (tên gọi cũ là Adwords) đã thể hiện được vai trò mạnh mẽ của mình trong việc: Tìm kiếm khách hàng cho cá nhân/ doanh nghiệp suốt nhiều năm qua. Giúp tiếp cận chính xác khách hàng theo từng nhu cầu. Tiếp thị “bám đuổi” bằng GDN hay theo xu hướng gần đây nhất chính là Google Shopping.
Quảng cáo Google Ads hiển thị cùng với các kết quả tìm kiếm của người dùng trên Google. Thông qua việc sử dụng một trong số các từ khóa của bạn. Bằng cách này, quảng cáo của bạn sẽ đến được với đối tượng đã, đang quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của mình. Cụ thể hơn thì dưới đây PA Marketing sẽ chia sẻ với bạn đọc quy trình 7 bước quảng cáo Google Ads hiệu quả.
1.Quảng cáo Google Ads là gì?
Google Ads hay Google Adwords (tên gọi cũ) chính là kênh quảng cáo trả phí của Google. Bạn có thể tạo các chiến dịch truyền thông theo nhiều hình thức quảng cáo khác nhau Google cung cấp. Với mục đích cuối cùng là tìm kiếm khách hàng và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nó được xem là kênh quảng cáo mang về kết quả cao với chi phí được tối ưu. Đương nhiên là nếu như bạn biết cách triển khai, kiểm soát, tận dụng đúng cách và tối ưu quảng cáo Google Ads.
Google Ads là gì?
6 hình thức quảng cáo Google Ads chính:
Quảng cáo tìm kiếm- Google Search:
- Quảng cáo tìm kiếm là cách để doanh nghiệp tiếp cận tới những người đang tìm kiếm từ khóa trên Google.
- Với hình thức quảng cáo này, mẫu quảng cáo được bạn thiết lập trong chiến dịch sẽ được hiển thị đến người dùng. Đương nhiên là trong bảng kết quả trả về khi họ tìm kiếm một từ khóa nào đó.
Với quảng cáo tìm kiếm, Google dành cho bạn 4 vị trí ưu tiên trong trang đầu kết quả tìm kiếm trả về.
Quảng cáo Google tìm kiếm
GDN- Google Display Network:
- Đây là hình thức quảng cáo Google Ads giúp tăng nhận diện thương hiệu và bám đuôi khách hàng hiệu quả. Quảng cáo hiển thị dưới dạng các banner trên các website khách hàng truy cập. Các website này thuộc mạng lưới đối tác của Google.
- Quảng cáo banner sẽ: Có mỗi liên quan đến hành vi sử dụng các sản phẩm Google của khách hàng; Liên qua đến nội dung của website mà khách hàng đang ở lại; Những sản phẩm quảng cáo là sản phẩm khách hàng đã từng truy cập, quan tâm, quảng cáo sẽ bám đuôi khách hàng.
Google Display Network
Có thể thấy GDN là hình thức quảng cáo Google Ads hàng đầu trong việc: Gợi nhớ thương hiệu, kích thích sự tò mò, nhắc nhớ khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ mà họ quan tâm.
Video Youtube Ads:
- Youtube cũng là một sản phẩm con của Google với lượng người dùng khủng. Đây là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất hiện nay. Và vẫn chưa hề có dấu hiệu của sự thoái vị bởi những ông lớn khác. Chính vì vậy, Google cũng không quên tận dụng, khai thác quảng cáo tại thị trường con của mình.
- Với quảng cáo video Youtube, GDN cũng được hiển thị. Và được đánh giá là mang lại hiệu quả vượt trội hơn so với video ads.
- Video Ads Youtube thường xuất hiện trước, trong video được phát. Sẽ có 2 loại là video dài cho phép bạn bỏ qua sau 1 khoảng thời gian nhất định. Và một kiểu nữa là video ads 6 giây bạn phải xem hết nếu muốn xem tiếp video đang phát.
Quảng cáo video trên Youtube
Quảng cáo Video Youtube Ads xuất hiện trước, trong video. Xuất hiện trong bảng tìm kiếm từ khóa trên Youtube. Và trên Youtube Feed ở giao diện điện thoại.
Gmail Ads:
- Gmail Ads cũng là một dạng của quảng cáo Google Ads. Nó đặc biệt phát huy tác dụng với những quảng cáo về sản phẩm/ dịch vụ tầm trung cho đến đắt đỏ như: Bảo hiểm, du lịch, bất động sản, sản phẩm số, nghỉ dưỡng, …
- Gmail Ads cũng rất phù hợp với những ngách thị trường thuộc về công nghệ. Vì đối tượng người dùng là khách hàng tiềm năng của ngành này. Thường sẽ check Gmail thường xuyên.
Quảng cáo trên nền tảng Gmail
Gmail Ads tới khách hàng sẽ được hiển thị như một email được gửi từ một địa chỉ mail. Và thường đúng trên các email tự nhiên khác trong cả 2 mục “Xã hội” và “Quảng cáo”.
Google Shopping Ads:
- Nó đang là xu hướng quảng cáo cho các doanh nghiệp, cá nhân có website, cửa hàng trực tuyến. Đây là một sản phẩm của Google được xây dựng với mục đích: Trở thành 1 nền tảng mua sắm trực tuyến với trải nghiệm tìm kiếm và mua hàng… Không thua kém gì so với các trang thương mại điện từ lớn hàng đầu (Amazon, Ebay…).
- Và với loại hình quảng cáo Google Ads Shopping, Goohle ưu tiên vị trí hiển thị đầu tiên cho nó.
Google Shopping Ads
Remarketing List:
Cũng giống như trên nền tảng quảng cáo Facebook, quảng cáo tiếp thị lại của Google hỗ trợ quảng cáo của doanh nghiệp hiệu quả hơn. Remarketing List cho phép bạn tiếp thị lại những đối tượng đã:
- Ghé thăm website của bạn.
- Sử dụng App của bạn.
- Xem video Youtube mà bạn đăng tải.
- Tập email mà bạn sở hữu.
- …
Google Remarketing List
Nếu trong Paid Traffice bạn bỏ qua tiếp thị lại Remarketing. Thì bạn đã bỏ lỡ gần 50% lượng sale có thể đạt được nhờ Google. Những đối tượng đã từng ghé thăm website hay đã từng xem video mà bạn upload trên Youtube. Thì lượng traffic sẽ tiềm năng hơn rất nhiều so với những người chưa từng tương tác. Các chiến dịch tiếp thị lại của Google để bám đuôi. Sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi mua hàng của đối tượng mà bạn mong muốn.
2.Quy trình 7 bước quảng cáo Google Ads hiệu quả 2019.
Thiết lập chiến dịch quảng cáo Google Ads hiệu quả
- Bước 1: Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads đơn giản.
- Bước 2: Thêm phương thức thanh toán vào tài khoản Google đúng cách.
- Bước 3: Tối ưu vị trí quảng cáo Adrank (Điểm chất lượng x Giá thầu quảng cáo).
- Bước 4: Tối ưu quảng cáo, tăng điểm chất lượng cho quảng cáo Google Ads.
- Bước 5: Đo lường “chất lượng” của tải khoản quảng cáo. Cũng giống như Facebook, nếu lịch sử của tài khoản quảng cáo càng dài. Tức là đã chạy nhiều ngân sách thì càng được Google ưu ái.
- Bước 6: Tìm hiểu, đánh giá và phân tích sự đối sách từ khóa cơ bản.
- Bước 7: Tiếp thị lại- Remarketing List trên Google.
Một lưu ý nữa để tăng hiệu quả quảng cáo Google Ads là: Bạn cần nắm được các nguyên tắc cũng như nguyên nhân quảng cáo Google không hiệu quả. Cụ thể, PA Marketing sẽ trao đổi với bạn ở bài viết sau. Chờ xem nhé!
Bài viết liên quan
Khóa học Livestream BÁN HÀNG THỰC CHIẾN nghìn đơn
Khóa học Livestream bán hàng thực chiến, hương dẫn từ kỹ thuật livestream đến tạo [...]
Th5
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Khách hàng luôn là mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp [...]
Th5
QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY
Quy trình chăm sóc khách hàng của một công ty có thể khác nhau tùy [...]
Th5
MARKETING TĂNG DOANH SỐ CHO NHÀ HÀNG
Kế hoạch chi tiết để tăng doanh số cho nhà hàng bao gồm các sản [...]
Th5
CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHỔ BIẾN NHẤT
Chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng là một chí số đo lường và [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG P5
Một khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời về sản phẩm/ dịch vụ của người [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG P4
Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời là cấp bậc thứ 4 – trải nghiệm chuẩn [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P3
Trải nghiệm tốt là một thứ bậc để đánh giá về mức độ trải nghiệm [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P2
Có thể hiểu đây là trải nghiệm mà người bán mang tới cho khách hàng [...]
Th5
CÁC CẤP ĐỘ CỦA TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG P1
Chúng ta cần phân chia các cấp bậc của trải nghiệm khách hàng để từ [...]
Th5
QUY TRÌNH MUA HÀNG TRÊN WEBSITE
Hành vi của khách hàng khi mua hàng trực tuyến theo tiếp cận hẹp là [...]
Th5
QUY TRÌNH MUA HÀNG HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG
Bất cứ ai đang đọc bài viết này đều có một tình yêu hoặc một [...]
Th5
HÀNH TRÌNH TẠO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG
Trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu/ nhãn hàng hoặc sản phẩm/ dịch [...]
Th5
TRẢI NGHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG
Trải nghiệm đối tác là một thước đo mà các doanh nghiệp có thể sử [...]
Th5
QUY TRÌNH MUA HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG TRỰC TUYẾN
Công thức đại trà AIDAA có thể giúp bạn viết nội dung hoặc tập trung [...]
Th5