Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads (p1)

Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads

Để có thể bắt đầu một chiến dịch quảng cáo bất kỳ trên Google Ads hay một chiến dịch quảng cáo cụ thể trên Google tìm kiếm bạn phải bắt đầu với việc mở tài khoản quảng cáo Google Ads. Để mở được tài khoản Google Ads, bạn cần sử dụng một địa chỉ Gmail và cần có thẻ thanh toán quốc tế (Visa hoặc Master) đang hoạt động được.

Bạn cần truy cập vào địa chỉ Website: www.Ads.google.com rồi làm theo hướng dẫn theo các yêu cầu ở trên máy tính mà bạn đang thao tác

Thông thường thì Google thường kết hợp giữa việc tạo một chiến dịch quảng cáo lần đầu với việc mở tài khoản quảng cáo.

Bấm vào nút tiếp tục

Bạn có thể chọn ngân sách chạy quảng cáo cho chiến dịch: Ngân sách của Google Ads cũng giống với Facebook là tính theo ngày. Tức là mỗi ngày bạn dự tính chi bao tiền, chạy quảng cáo bao nhiêu tiền thì bạn đánh số vào đây. Ngân sách lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng tài chính của bạn, tùy thuộc vào số lượng tiếp cận mà bạn muốn tiếp cận được khách hàng của mình. Bạn càng chi nhiều tiền thì bạn càng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và có thể thu được nhiều click truy cập vào Website hoặc Landingpage của bạn hơn. Vấn đề lựa chọn mức ngân sách bao nhiêu tiền/ngày và bao nhiêu tiền/tháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng tài chính, đã chạy quảng cáo hay chưa chạy quảng cáo, khả năng chuyển đổi đơn hàng, khả năng phục vụ khách hàng v.v… Điều này cũng hoàn toàn giống với phần nội dung tối ưu ngân sách mà tôi đã viết trong chương Facebook mọi người có thể tham khảo lại phần nội dung này để hiểu hơn nhé.

Ngân sách của Google Ads tìm kiếm sẽ chi tiêu như thế này: Giả sử rằng bạn chạy quảng cáo 500K/1 ngày đi, bạn chạy danh mục khoảng 10 từ khóa tìm kiếm (chưa bàn về việc từ khóa này chạy “mở rộng”, “đối sánh”…), giả sử giá thầu bình quân của một từ khóa là 5K/1 CPC (năm nghìn một phát click), giả sử CTR (tỷ lệ click chuột vào quảng cáo) là 5%, thì bài toán như sau:

– Bạn sẽ luôn thu được 100 click vào Website từ quảng cáo thông qua Google Ads, 100 click có thể là 100 truy cập vào Website hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn, điều đó tùy thuộc vào thực tế và tùy thuộc vào người tìm kiếm nữa.

– Với 500K bạn sẽ luôn thu được một lượng tiếp cận cụ thể mỗi ngày, giả sử tính theo công ty CTR là 5% thì bạn có thể thu được 2K tiếp cận. Tức là cứ 100 hiển thị thì sẽ thu được 5 click.

– Và khi hết lượng tiền thì quảng cáo cũng sẽ dừng phân phối.

Tỷ lệ nhấp (CTR):

Định nghĩa

Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp (CTR) có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.

CTR là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: Số nhấp chuột ÷ số lần hiển thị = CTR. Ví dụ: Nếu bạn đã có 5 lần nhấp chuột và 100 lần hiển thị, sau đó CTR của bạn sẽ là 5%.

Mỗi quảng cáo và từ khóa có CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của bạn.

CTR cao là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của Xếp hạng quảng cáo. Lưu ý rằng CTR tốt có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.

Bạn có thể sử dụng CTR để đánh giá những quảng cáo và từ khóa nào thành công cho mình và những quảng cáo và từ khóa nào cần phải được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo cụm từ khóa của bạn.

Trong mục 2. “Chọn đối tượng mục tiêu” bạn chọn Địa điểm.

Trong mục địa điểm bạn có thể có 3 tùy chọn như trên hình

– Mọi quốc gia và vùng lãnh thổ

– Việt Nam

– Hãy để tôi chọn

Có lẽ chúng ta sẽ chọn “Hãy để tôi chọn…” để lựa chọn khu vực địa lý mà bạn muốn quảng cáo Google Ads tìm kiếm của bạn hiển thị. Ví dụ như bạn có một nhà hàng ở Hà Nội, bạn sẽ ưu tiên chạy quảng cáo tại khu vực Hà Nội chứ không phải cả nước Việt Nam. Nhưng nếu bạn bán khóa học trực tuyến qua video hoặc livestream như thầy Phan Anh thì bạn có thể chạy quảng cáo toàn bộ Việt Nam. Chọn địa điểm nào là do bạn muốn chạy quảng cáo tới thị trường nào hay thị trường địa lý nào thì phù hợp với yêu cầu quảng cáo và mục đích phát triển doanh nghiệp của bạn.

Tiếp tục

Trong phần “Mạng” bạn cần hiểu 2 lựa chọn này có nghĩa là gì

– Bên trái “Mạng tìm kiếm”: Tức là nếu bạn chọn “Mạng tìm kiếm” thì quảng cáo Google Ads của bạn chỉ hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google.com hoặc Google.com.vn của Việt Nam (và các phiên bản khác trên thế giới nếu bạn chạy quảng cáo ở thị trường quốc tế).

– Bên phải “Mạng hiển thị”: Tức là nếu bạn chọn “Mạng hiển thị” thì quảng cáo Google Ads của bạn sẽ hiển thị trên các Website hiển thị ví dụ như hệ thống GDN hoặc hệ thống quảng cáo video trên Youtube (cũng là mạng hiển thị).

– Bạn có quyền chọn một trong hai mạng này hoặc là cả hai mạng này.

Trong phần nội dung đang đọc của chương này, tác giả hướng dẫn cơ bản cho bạn về việc chạy quảng cáo “Mạng tìm kiếm” tức là chạy quảng cáo tìm kiếm từ khóa trên Google tìm kiếm. Vậy thì bạn bỏ chọn “Mạng hiển thị” đi nhé.

Tiếp theo

Trong phần “Từ khóa” bạn có thể chọn 15-20 từ khóa theo gợi ý của Google Ads (công cụ Google Ads tự động gợi ý cho bạn) hoặc bạn có thể nhập thêm các từ khóa mà bạn muốn để khách hàng tìm kiếm thấy bạn.

Ở chỗ này thì chúng ta cũng chưa bàn nhiều về chiến lược từ khóa và các loại từ khóa khác nhau. Khi bạn chọn từ khóa ở ô này, có nghĩa là bạn đang chọn từ khóa mở rộng đối với từ khóa mà bạn chọn.

Bạn nhập càng nhiều thì cơ hội tìm kiếm ra bạn liên quan đến nhiều từ khóa càng lớn, nhưng đồng thời bạn cũng phải chi nhiều tiền hơn, hoặc nếu vẫn là một số tiền ngân sách cố định thì với nhiều từ khóa bạn sẽ thu được ít click hơn/mỗi từ khóa.

Tiếp theo

Trong phần “3. Đặt giá thầu của bạn” các bạn cần hiểu giá thầu Google Ads tìm kiếm là gì. Giá thầu tức là số tiền mà bạn phải trả cho Google mỗi khi có một click của người dùng bấm vào mẫu quảng cáo của bạn hiển thị trên trang tìm kiếm Google. Giá thầu có nghĩa không phải là giá cố định (giống với cách đặt giá quảng cáo của Facebook), mà giá thầu có tăng có giảm theo từng từ khóa, từng mức cạnh tranh khác nhau.

Bạn có hai lựa chọn là chọn giá thầu tự động “Google Ads tự động đặt giá thầu để giúp bạn nhận được nhiều lần nhấp có thể trong phạm vi ngân sách của bạn”. Tức là Google Ads sẽ tối ưu quảng cáo cho bạn cũng như tối ưu giá thầu cho bạn. Google cũng khuyên bạn là nên để Google Ads tối ưu ngân sách cho bạn bằng cách đặt giá thầu tự động.

Và thầy Phan Anh cũng khuyên các bạn nên sử dụng giá thầu tự động cho nó “nhàn đầu” hoặc là những người mới bắt đầu có thể thử nghiệm chạy quảng cáo bằng tính năng này. OK.

Hoặc bạn có thể chọn đặt giá thầu thủ công theo lựa chọn “Tôi sẽ đặt giá thầu của tôi theo cách thủ công” bằng cách tích vào nút chọn.

Đọc tiếp

Nguyễn Phan Anh PA Marketing

LH: 0889 255678 – 0906 950333

Fanpage:  http://www.fb.com/phananhonline

Website:  http://www.pamarketing.vn


Bài viết liên quan