Tập đoàn Tan Hoang Mình mua đất đấu giá 1,1 tỷ đô la Mỹ, bán gì cho lại?

tan hoang mình
Tan Hoang Mình mua đất đấu giá 1,1 tỷ đô la Mỹ, bán gì cho lại?
Sau khi tập đoàn Tan Hoang Mình đấu giá thành công đất đất với giá rất cao (1,1 tỷ đô la Mỹ cho một khu đất nhỏ), rất nhiều chuyên gia đặt câu hỏi liệu họ sẽ bán bất động sản với giá bao nhiêu để gỡ lại vốn?
Và nhiều người tính toán cho rằng họ sẽ phải bán với giá có hai mươi lăm nghìn đô la Mỹ một mét vuông thì mới có lãi hoặc hòa vốn.
Có lẽ đây là tư duy bán sản phẩm thông thường của hầu hết hết mọi người và các chuyên gia 0.4 (bây giờ là 4.0 rồi), mà chưa sử dụng đến tư duy mô hình kinh doanh mới, hoặc cách làm tài chính mới.
Sau đây thầy Phan Anh chuyên gia 4.0 xin được bốc phét một số luận điểm giả định như sau để ‘dọn đường dư luận”, “thông não bổ óc” cho bạn đọc.
Đầu tiên để thầy Phan Anh bốc phét về tầm nhìn ra thế giới trước, năm 2017 tập đoàn Amazon của Mỹ đã mua lại chuỗi siêu thị bán lẻ Whole Foods với giá 13,7 tỷ đô la Mỹ. Sau khi thông tin này được công bố trên thị trường chứng khoán Mỹ thì giá cổ phiếu quá Amazon đã ngay lập tức tăng trưởng dựng đứng, và giá trị do cổ phiếu tăng thêm sau khi có thông tin sát nhập đã vượt quá số tiền 13,7 tỷ đô la rất nhiều lần. Điều đó có nghĩa là Amazon đã mua miễn phí tập đoàn Whole Foods (giá 0 đồng), mà vẫn còn có lãi to. Đây chính là tư duy về tài chính của các tập đoàn lớn khi họ quyết định mua bán, sát nhập hoặc làm một điều gì đó điên rồ, ngoài tư duy thông thường.
Câu chuyện tiếp theo, thí dụ như Grab tại thị trường Việt Nam và Grab tại thị trường khu vực châu Á mà cụ thể là Đông Nam Á, cho đến nay doanh nghiệp Grab, mô hình kinh doanh xoay quanh cái App Chia Sẻ này vẫn chưa có lãi, có nghĩa là vẫn đang lỗ, lỗ chồng lỗ, nhưng Grab đã niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Mỹ, và đem về khoản tiền hàng tỷ đô la Mỹ. Khoản tiền này hoàn toàn đủ bù đắp chi phí khởi nghiệp, chi phí lỗ của Grab trong nhiều năm vừa qua, mà vẫn có lãi to, lãi hàng tỷ đô la Mỹ luôn.
Ở đây chỉ là hai ví dụ để cho thấy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể không cần có lãi từ việc bán sản phẩm/ dịch vụ cụ thể mà vẫn có rất nhiều lãi nhờ các hoạt động tài chính.
——————-
Đối với tập đoàn Tan Hoang Mình (tan hoang mình), giả sử rằng họ đã thâu tóm từ trước đó rất nhiều khu đất, lô đất xung quanh vị trí mà họ đã đấu thầu đó. Với việc công bố thông tin họ đã mua một khu đất với giá 1,1 tỷ đô thì số đất họ đang có trong tay đã đem về số tiền nhiều hơn như thế. Kịch bản này chỉ là giả sử, nhưng cũng có thể sẽ xảy ra.
Một kịch bản giả thuyết khác là thực tế giá cổ phiếu của tập đoàn này cũng đã tăng rất mạnh, rất mạnh sau khi công bố thông tin này. Giá trị cổ phiếu gia tăng thêm cũng có thể đã bù đắp một phần chi phí lớn cho dự án này.
Có một lý thuyết bốc phét khác cho thấy chi phí truyền thông cho tập đoàn cũng đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng, vì nhiều ngày nay các tờ báo, truyền hình, mạng xã hội liên tục liên tục đưa tin về sự kiện này và giá trị thương hiệu của tập đoàn này cũng tăng lên đáng kể.
Giả định thứ tư là kiểu gì mua rồi cứ để đấy thì đất nó cũng sẽ lên thôi, vài năm nữa thì có khi còn có giá 2 tỷ đô cũng chả mua được. Chuyện này giống như là tập đoàn Toyota ngày xưa đã xây một tòa nhà ở Dubai, khi đó xung quanh tòa nhà của Toyota chỉ toàn là cát và sa mạc, ngoài cát và sa mạc thì xung quanh đó còn có sa mạc và cát.
Nhưng bây giờ thì sao, bây giờ thì xung quanh tòa nhà đó là các tòa nhà cao hơn, to hơn, xịn hơn, đắt tiền hơn so với tòa Toyota, và giá trị của tòa nhà Toyota đã tăng lên hàng trăm lần ấy chứ.
À mà thôi, mình giờ thì dăm trăm còn chả có, nói chi đến trăm tỷ, thôi mình không bốc phét nữa nha.
Nguyễn Phan Anh | PA Marketing 0989623888 | www.fb.com/phananhonline
PS: Cái logo của tập đoàn xịn là hình con sử tử bay, còn tập đoàn Tan Hoang Mình là hình con lợn bay nha, hiểu ý chứ.

Bài viết liên quan