15 NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA CHỦ SPA/ TMV/ NGÀNH LÀM ĐẸP – MÀ AI CŨNG GẶP PHẢI (FULL)

Trong bài viết dưới đây tôi xin tổng hợp lại và phân tích những nỗi đau chủ spa thường gặp phải trong quá trình kinh doanh, khởi sự kinh doanh. Những nội dung này rất quý báu, và có giá trị đến hàng 1.000.000.000 đồng.Vì sao tôi lại nói như vậy?

Bởi vì các anh chị các anh chị nhìn thấy những vấn đề này và có giải pháp sớm thì mình sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Thậm chí sẽ cứu được những spa thua lỗ từ trong ý tưởng kinh doanh, từ trong trứng nước và thực tế mình đang gặp phải hằng ngày. Anh chị hãy đọc và cùng trao đổi nhé.

1. Nỗi đau về cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng lớn, thị trường đại dương đỏ đẫm máu

Có lẽ tất cả những chủ spa, những người kinh doanh trong dịch vụ ngành làm đẹp đều đồng ý và thừa nhận ngay lập tức rằng cạnh tranh ngày càng lớn, khóc liệt. Thị trường lúc này được ví như đại dương đỏ đậm máu. Có hàng 100 hàng 1000 các spa lớn nhỏ mở ra hằng ngày. Người ngoài ngành thấy spa kiếm tiền tốt quá, muốn nhảy vào vì thấy lợi nhuận của ngành này cao và trông có vẻ kiếm ăn ngon, sạch sẽ mát mẻ.

Câu chuyện trải nghiệm.

Tôi có chị bạn là chủ một doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối mực, kiếm được rất nhiều tiền, và muốn hồn vốn với bạn khoảng 5.000.000.000 để mở một spa thẩm mỹ (năm 2017). Chị có hỏi tôi có nên đầu tư hay không? Tôi có tư vấn là nếu có làm thì chị nên thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư. Vì ngành này lợi nhuận rất cao nhưng cũng có nhiều mặt trái liên quan đến pháp luật, đạo đức và chi phí dành cho marketing cũng rất là lớn chứ không phải đơn giản như người ta nhìn thấy đâu.

Góc khuất bên trong ngành Spa.

Nhiều người mà có quan niệm tâm linh hoặc Phật pháp thì làm ngành này họ cảm thấy có tội lỗi nhất định. Bởi vì bên ngoài là màu hồng nhưng bên trong là khá nhiều màu xám và màu đen. Nói thế chắc các bạn hiểu. Người trong ngành thì nhân viên tách ra làm chủ mà spa ngay bên cạnh. Quản lý tách ra làm chủ mở ra ngay bên cạnh. Khi đi thì mang theo hết cả ê kíp và khách hàng của nơi mình từng làm việc. Thậm chí còn nói xấu spa hoặc nói xấu người chủ của mình không ra gì (dù điều đó có thể là đúng, cũng có thể là sai).

nỗi đau về cạnh tranh của chủ Spa

Mở Spa có khó không?

Mà mở Spa thì không khó, chỉ cần:

  • Một ít tiền đầu tư nhiều thì một vài tỷ, ít thì một 200.000.000 cũng mở được.
  • Rất đơn giản.
  • Không đòi hỏi quá nhiều vốn liếng.
  • Không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm.
  • Không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng.
  • Không đòi hỏi chứng chỉ vân vân.

Một phần do quản lý lỏng lẻo cũng như do sự dễ dãi của thị trường, cũng như sự dễ giải của người chủ. Mong muốn mở một spa để làm chủ và kiếm công việc, kiếm tiền phải làm đẹp cho người khác là mong muốn hoàn toàn chính đáng và được pháp luật cho phép cũng như khuyến khích.

Nỗi đau của mặt trái ngành làm đẹp.

Nhưng cũng có rất nhiều spa, thẩm mỹ viện hoặc người chủ mở ra cực kỳ bố láo, cực kỳ đáng sợ. Tình cờ tôi có biết một thẩm mỹ viện, trước đây bạn này là một thợ cắt tóc. Vì tôi đã chạy quảng cáo cho salon tóc của bạn ấy. Sau bận đi một thời gian tôi không gặp bạn ấy, quay lại nhìn Facebook của bạn ấy thì đã thấy bạn ấy trở thành bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ từ bao giờ. Tôi đảm bảo rằng trước đó bạn ấy không phải là bác sĩ, cũng không học ngành y, cũng chỉ là một thợ cắt tóc mà thôi. Ở đâu đó còn rất nhiều những case-study như vậy. Chắc hẳn mọi người cũng nhìn thấy đúng không? Điều đó cho thấy thị trường hết sức nhốn nháo, hỗn loạn, mạnh ai người đấy làm, nhiều khi vì tiền mà bỏ qua các vấn đề về pháp lý và cả đạo đức nghề nghiệp.

Tác hại của mặt trái.

Khiến cho rất nhiều người kinh doanh chân chính gặp khó khăn và thiệt hại thuộc về khách hàng cũng như những người kinh doanh chân chính. Điều này cũng góp phần giết chết ngành spa thẩm mỹ một cách từ từ nếu như không có một sự thanh lọc từ thị trường, cũng như từ cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Cạnh tranh rất lớn.

Tóm lại phần này tôi muốn diễn đạt là cạnh tranh rất lớn. Số lượng các spa lớn nhỏ mở ra rất nhiều rất nhiều. Người làm được thì mở tiếp, người chưa làm cũng muốn mở, người làm thuê cũng muốn mở phải người ngoài ngành cũng muốn mà phải người không làm được thì lại đóng đóng đóng cửa. Vì lợi nhuận của ngành này khá là cao, hấp dẫn cho nên dẫn tới tình trạng cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đẫm máu. Điều này sẽ dẫn tới sự thành lập của thị trường trong dài hạn dành cho những thương hiệu và các CEO có đẳng cấp và tầm nhìn.

2. Đau đầu, điên cả đầu vì cộng sự, nhân viên.

Vấn đề về nhân viên.

Chắc hẳn một trong số các anh chị đang đọc bài nghiên cứu này sẽ gặp phải tình huống dưới đây như sau:

  • Cứ cứng chút lại ra mở riêng, đem theo khách hàng.
  • Có nhân viên nhưng nhân viên không biết làm hoặc làm không đúng ý.
  • Có nhân viên nhưng mình vẫn phải hò hét và làm tất cả mọi thứ.
  • Phụ thuộc vào nhân viên giỏi.
  • Bị nhân viên lừa hoặc bán đứng.
  • Không tìm được nhân viên tốt.

Đây có lẽ là tình trạng chung của ngành làm đẹp, ngành spa thẩm mỹ cũng như bất kỳ ngân hàng nào tại thị trường Việt Nam ngày nay. Chúng ta phải đối mặt với xu hướng này và không có nhiều sự lựa chọn khác cho những người chủ spa như chúng ta.

Nỗi đau chủ Spa trong chiến lược quản trị nhân sự.

Câu chuyện là chúng ta phải có chiến lược quản trị nhân sự phù hợp. Đối với các chủ spa nhỏ chỉ có vài giường, và nhân viên nên việc đào tạo, phát triển nhân viên, phát triển kinh doanh và giữ nhân viên cũng là một vấn đề ác mộng với rất nhiều người chủ.

Lý do.

Do họ đi lên từ thợ. Do họ chưa có nhiều kinh nghiệm về quản trị. Tư duy cũng còn gặp nhiều vấn đề về kinh doanh khiến mọi việc trở nên khó khăn. Các khái niệm như quản trị nhân sự, đánh giá hiệu quả công việc, thu phục nhân tâm, văn hóa doanh nghiệp, xây dựng quy trình, vân vân liên quan đến nhân sự cũng khá là mới lạ với các chủ doanh nghiệp nhỏ hoặc chủ spa thẩm mỹ nhỏ.

Bài toán và giải pháp cho các chủ Spa/tmv/ngành làm đẹp.

Bài toán là chúng ta phải hiểu xu hướng và chấp nhận xu hướng. Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp ví dụ như giữ chân nhân viên.

  • Chia sẻ thu nhập lợi nhuận qua spa cho họ.
  • Vẽ ra lộ trình công danh và công việc.
  • Thu phục nhân tâm theo công thức của đắc nhân tâm.
  • Vừa là chủ, vừa là bạn vừa là người thân.

Những giải pháp trên mới có thể giữ được nhân viên về mặt lâu dài trong một giới hạn nào đó chứ không thể là tất cả. Bởi vì ước mơ làm riêng, và làm chủ của người Việt là rất mãnh liệt.

GIẢI PHÁP:

Máy tốt + sản phẩm tốt + dịch vụ cơ bản (giảm sự phụ thuộc vào con người). Cho nhân viên cổ phần và ăn theo doanh số của công ty. Quản lý nhân sự bằng khoa học và cả tình cảm, thu phục nhân tâm nữa.

 

nỗi đau trong việc quản lý nhân sự của chủ Spa.

3.Nỗi đau trong việc tìm kiếm khách hàng mới.

Nguyên ngân chủ quan từ Spa.

Cạnh tranh quá lớn.

Chắc chắn hầu hết các chủ spa hoặc thẩm mỹ hiện nay đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Lý do là do cạnh tranh quá lớn. Do sự phá giá quá nhiều của các spa mới mở. Do chất lượng kém của các dịch vụ, tay nghề và sản phẩm sử dụng trong các spa cho khách hàng khiến cho khách hàng cũng trở nên dè chừng và sợ hãi.

Chất lượng kém.

Hôm trước tớ có dạy trong một khoa học cho các chủ spa về marketing và khởi nghiệp kinh doanh ngành spa thành công. Trong lớp đó có một chị chủ spa khá giàu có. Nhưng có khuôn mặt với nước da bị tăng sắc tố da rất xấu. Nhìn da mặt chị tôi hiểu ngay đây chính là do chị đi spa nhiều lần ở những chỗ làm không chất lượng khiến cho da mặt của chị ngày càng trở nên xấu và rất xấu. Đó cũng chính là lý do tại sao chị lại muốn mở spa để khách hàng có thể được sử dụng những dịch vụ chất lượng và tử tế. Với những lý do như vậy cộng với đại dịch covid hiện nay thì lượng khách hàng suy giảm đáng kể. Từ đó việc tìm kiếm khách hàng cũng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân khách quan từ các công cụ quảng cáo.

Mặt khác sự đắt đỏ của các công cụ quảng cáo như Facebook, Google, zalo do số lượng các nhà quảng cáo nhảy vào thị trường quảng cáo trực tuyển rất nhiều, khiến cho:

  • Giá thầu ngày càng cao,
  • Chi phí quảng cáo ngày càng cao,
  • Tiếp cận ngày càng thấp,
  • Tỷ lệ chốt đơn thấp,
  • Chết tài khoản quảng cáo hoặc không phê duyệt quảng cáo

Nỗi đau của chủ Spa khi không biết sử dụng các công cụ quảng cáo.

Không biết sử dụng các công cụ quảng cáo khiến chúng ta tốn nhiều thời gian. Tốn nhiều công sức tốn nhiều nhân sự. Tốn nhiều chi phí hơn so với trước đây . Thời buổi khó khăn, dịch bệnh, cạnh tranh cao, chi phí quảng cáo đắt đỏ nên các chủ spa và thẩm mỹ đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, những khách hàng chất lượng. Đây chính là một vấn đề cũng rất quan trọng. Bởi vì nếu không tìm được khách hàng, thì sẽ không có doanh thu. Mà không có danh thu thì sớm hay muộn cũng sẽ phải đóng cửa. Giải pháp làm thế nào để tìm kiếm được khách hàng, thường xuyên, liên tục, với chi phí ổn định. Tôi sẽ sớm trình bày trong những bài viết hoặc các bài tư vấn của tôi tiếp theo.

4. Không biết chăm sóc và làm hài lòng khách hàng hiện tại.

Nỗi đau chủ spa không biết chăm sóc và làm hài lòng khách hàng hiện tại.

Hầu hết mọi người loay hoay tìm khách mới. Trong khi đó lại dính thêm một nỗi đau nữa là với khách hàng hiện tại thì cũng không biết làm sao để cho hài lòng.  Không có thời gian để chăm sóc khách hàng, trò chuyện với khách hàng hoặc lắng nghe ý kiến của họ. Để từ đó nâng cao chất lượng và làm hài lòng cho khách hàng. Hãy nhớ rằng sự hài lòng của khách hàng là điều kiện tiên quyết để bạn có thương hiệu cũng như spa của bạn có doanh thu. Vậy mà có một tỷ lệ rất lớn các spa hiện nay không có khả năng làm một dịch vụ gì đó đúng như cam kết hoặc quảng cáo. Hay nói đúng hơn chính là làm thật tốt sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng.

Biết làm hài lòng khách hàng bạn sẽ nhận được?

Ví dụ như họ bị mụn thì phải trị được hết mụn. Họ bị rạn da thì phải trị được hết giảm giá hoặc giảm được bao nhiêu phần trăm đó. Sau khi họ đạt được kết quả tốt thì họ mới hài lòng. Nếu họ hài lòng thì họ mới tái mua và từ đó họ có thể giới thiệu thêm cho những người khác đến với cơ sở của mình. Thậm chí hài lòng rồi. Nếu bạn không chăm sóc và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua Facebook, Zalo, hội nhóm FB, Zalo, hoặc quà tặng cho họ thì họ cũng sẽ muốn đến cơ sở khác. Hoặc cũng quên bên mình luôn.

Hãy chú trọng vào việc làm hài lòng khách hàng.

Vì vậy hãy thật chú trọng vào việc làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ cũng như quy trình. Đồng thời chăm sóc khách hàng trong và sau bán tốt. Để có một lượng khách cho spa và thẩm mỹ của mình có thể ổn định về mặt doanh thu.

Nỗi đau không biết chăm sóc khách hàng như thế nào?

  • Chăm sóc như thế nào?
  • Quy trình chăm sóc ra sao?
  • Ai chăm sóc?
  • Tần suất chăm sóc?
  • Phần mềm gì để chăm sóc và quản lý khách hàng?
  • vân vân và mây mây.

Những câu hỏi như vậy các chủ spa cũng đã hỏi nhưng cũng có thể chưa có câu trả lời. Sắp tới mình cũng sẽ gửi cho các bạn những cái thông tin chi tiết này hơn.

Hãy tự đặt câu hỏi khách hàng đã đi đâu?

Có bao giờ bạn tự hỏi khách hàng của mình đi đâu không? Khách hàng nói gì về mình hay không? Khách hàng có bóc phốt mình trên các hội nhóm hay không? Có nói xấu mình với khách hàng khác, đối thủ khác hay không? Lý do họ không quay lại tại mua là vì sao? Phải lý do họ bóc phốt mình là vì sao? Hay là lỗi ấy là do khách hàng hết chứ không phải lỗi do bạn. Hãy thử đặt câu hỏi và tìm lời giải bạn nhé.

Nỗi đau trong chăm sóc khách hàng hiện tại của chủ SPa.5. Nỗi đau của chủ Spa với vấn đề bán phá giá điên cuồng.

Đây là nỗi đau cũng như nỗi sợ hãi của bất kỳ một chủ spa nào hiện nay. Khi họ một cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp bất kỳ. Chúng ta chứng kiến một sự bán phá giá. Một sự giảm giá điên cuồng, giảm giá đến 70 %, giảm giá đến 90 %, bán hàng 0 đồng bán hàng không lợi nhuận.

Câu hỏi được đặt ra?

  • Lợi nhuận ở đâu khi mà giảm giá đến 70%?
  • Vậy chất lượng ở đâu?
  • Sản phẩm dịch vụ, thiết bị máy móc dùng là những loại gì?
  • Hay toàn là những thứ không tên những thứ mua dạng bọc dạng túi ở ngoài chợ mang về bôi lên người đắp lên mặt cho khách hàng có phải không?

Cuộc đua giảm giá.

Nếu bạn chạy vào cùng cuộc đua giảm giá phải giảm giá và giảm giá. Thì bạn cũng như hàng nghìn hàng vạn spa thẩm mỹ khác cũng đang giảm giá. Và khách hàng thì ngồi đợi xem là ở chỗ nào giảm giá sâu nhất thì họ tới. Khi đó bạn nai lưng ra làm nhưng cuối cùng cũng chỉ đủ tiền nhà đủ tiền ăn hoặc làm mãi cũng chẳng thấy tiền đâu. Tất nhiên mỗi mô hình khác nhau. Chẳng hạn như spa thẩm mỹ viện cao cấp thì họ sẽ giảm giá ít. Còn spa thẩm mỹ viện trung bình hoặc thấp thấp họ sẽ giảm giá nhiều. Hoặc rất nhiều chủ spa mới nghĩ rằng là phải giảm, giá giảm giá thật sâu thì mới hút được khách.

Giảm giá quá nhiều có còn hấp hẫn?

Tôi còn nhớ 10 năm trước (2012) khi đó tôi làm quảng cáo. Tôi ra chương trình giảm giá 0 đồng cực kỳ thu hút. Đến nỗi chủ spa đó còn phát sợ vì khách quá đông. Làm đến cái nỗi phải truyền nước. Nhưng sau khi truyền nước xong thì cũng chỉ lãi được khoảng 30.000.000. Vì chỉ có một mình làm không xuể.

Tâm lý và thói quen của khách hàng thay đổi.

Nhưng bây giờ bạn chạy quảng cáo 0 đồng hoặc miễn phí hoặc giảm giá rất sâu cho một dịch vụ gì đó. Thì khách hàng cũng không cảm thấy hấp dẫn hoặc suy nghĩ là lại bị bọn nó đang lùa gà đây. Nên họ cũng lần chần lần chần, mà tiền quảng cáo thì bạn vẫn mất, tiền nhà bạn vẫn mất đúng không? Do quảng cáo quá nhiều, giảm giá quá nhiều. Do khách hàng quen giảm giá được chiều chuộng. Do khách hàng mất lòng tin. Do hàng 100 spa khác cũng đang giảm giá.

Chiến lược chữa nỗi đau phá giá.

Vậy chiến lược của bạn tiếp theo là gì? Tôi cũng sẽ chia sẻ những chủ đề sau nhé. Ở đó sẽ có những giải pháp chi tiết hơn cho từng chủ spa phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện, trình độ, dịch vụ, địa phương mà spa đó đang đặt trụ sở. Tôi sẽ cố vấn chi tiết cho các bạn về vấn đề này trong một bài viết khác.

Hoặc các bạn có thể inbox cho tôi để được tư vấn và trợ giúp: Tại đây!

 

6. Nỗi đau chủ Spa không biết làm mới sản phẩm, gia tăng giá trị khách hàng.

Một trong số những nỗi đau khiếp đảm và thực tiễn của các chủ spa nhỏ, chủ cơ sở kinh doanh làm đẹp nhỏ đó chính là không biết làm mới sản phẩm, không biết gia tăng giá trị cho khách hàng trong và sau bán.

Thế nào gọi là làm mới sản phẩm?

  • Ví dụ như là gọi một cái tên mới.
  • Ví dụ như là thay đổi liệu trình tăng số buổi.
  • Ví dụ như làm là làm khác đi một chút về quy trình.
  • Ví dụ như là thay đổi thiết kế của cửa hàng, màu sắc một chút, mùi hương một chút.
  • Nâng cao tay nghề và kỹ thuật của tay, kĩ thuật của máy.
  • Thay đổi cách nói chuyện tiếp cận với khách hàng.
  • Tìm hiểu thêm những sản phẩm và dịch vụ mới ở trên thị trường cũng như ở nước ngoài. Để chủ động tiên phong và khác biệt hóa trong quá trình lớn lên của spa thẩm mỹ.

Noi dau cua chu SPa khong biet lam moi san pham

Tại sao phải làm mới sản phẩm?

  • Hầu hết các dịch vụ nếu không được nâng cấp hoặc đổi mới hoặc làm mới thì thử hỏi khách hàng có muốn quay lại không?
  • Hoặc bán được thêm cho khách hàng dịch vụ mới không?
  • Phải sản phẩm mới không?

Các bạn có thể lấy câu chuyện minh họa như là chiếc iPhone. Nếu phiên bản mốt đến phiên bản 13 nó giống nhau y hệt, thì người ta có mua liên tục, liên tục hoặc là người ta có nâng cấp không? Tôi nghĩ chắc là ít hoặc là rất ít người sẽ mua trừ khi nó rơi hỏng. Nhưng vì nó thay đổi giao diện thay đổi tên gọi, thay đổi ngoại hình cho nên người ta muốn nâng cấp nó để cho nó kịp xu hướng để thêm sành điệu.

Làm mới sản phẩm như thế nào?

Tóm lại cái mục này của tôi muốn anh chị hiểu rằng là chúng ta phải liên tục cập nhật công nghệ, sản phẩm, máy móc, quy trình, cách thức làm mới. Có thể chỉ đơn giản là bình cũ rượu mới thôi còn hơn là không có gì thay đổi bình cũ và rượu cũng cũ. Để làm mới sản phẩm bạn nên cập nhật xu hướng của thị trường, của những đơn vị dẫn đầu. Bạn cũng nhận những thư thông tin hoặc hội thảo của các đơn vị nước ngoài. Dù bạn không có điều kiện như họ, không có điều kiện áp dụng vào trong cơ sở kinh doanh của mình thì việc cập nhật và học tập vẫn không bao giờ là thừa đâu.

GIÁ TRỊ ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO?

Tập trung vào quy trình và hệ thống.

Giá trị được tạo ra bằng việc tập trung nhiều vào các quy trình và hệ thống cũng như bởi tư tưởng và văn hóa. Tư tưởng và văn hóa khó thay đổi hơn nhiều, và cũng khó để cạnh tranh được. Các sản phẩm và hệ thống có thể dễ dàng sao chép hơn là việc thay đổi tư tưởng và văn hóa công ty. Vì vậy, để thành công trong dài hạn, tư tưởng và văn hóa là yếu tố quan trọng và lâu dài. Tư tưởng và văn hóa, cùng với các hệ thống sẽ giúp tạo ra những trải nghiệm và giá trị tuyệt vời.

Hành trình khách hàng.

Giá trị thay đổi trong quá trình sử dụng sản phẩm hay trong hành trình khách hàng (Customer Journey). Ta có thể cảm nhận được giá trị trong ý định mua sản phẩm (purchase intent), khi mua sắm, mua hàng, cài đặt, sử dụng hay thậm chí khi mua đi bán lại sản phẩm. Đôi khi chúng ta gọi đây là mô hình thác nước nhu cầu (waterfall of needs). Nhu cầu sẽ thay đổi trong suốt Hành trình khách hàng.

Tạo ra giá trị khách hàng.

Việc tạo ra giá trị khách hàng giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng. (Điều ngược lại cũng đúng. Một trải nghiệm tốt cũng sẽ giúp tạo ra giá trị cho một Khách hàng). Tạo ra giá trị khách hàng (lợi ích đem lại lớn hơn so với giá) giúp tăng lòng trung thành, mở rộng thị phần, tăng giá, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả cho công ty. Thị phần cao hơn và hiệu quả tốt hơn khiến lợi nhuận đạt được cao hơn.

Noi dau chu spa khong biet tao gia tri khach hang.

NỖI ĐAU CHỦ SPA KHÔNG BIẾT CÁCH TẠO GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC TRONG SPA, THẨM MỸ.

Trước tiên, bạn phải hiểu khái niệm Giá trị khách hàng. Khách hàng coi thứ gì là giá trị và giá trị của khách hàng cần thay đổi theo thời gian như thế nào? Và làm thế nào để nhận được phản hồi của khách hàng? Bạn phải ý thức rằng người ta sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ tạo ra giá trị cao nhất cho họ so với các sản phẩm cạnh tranh.

Nỗi đau chủ Spa không biết thứ khách hàng coi là giá trị.

Để tạo ra giá trị đích thực, bạn phải ý thức được đâu là thứ khách hàng coi là giá trị. Bạn phải hiểu khách hàng có cái nhìn như thế nào về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố nào là quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng? Mức giá với lợi ích cái nào quan trọng hơn? Bạn có giỏi trong việc phân phối những thứ khách hàng cho là quan trọng hay không? Bạn có thể phân phối nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của mình dựa vào những yếu tố này không?

Đây là những thuật ngữ tổng quát, nhưng chúng sẽ giúp bạn tạo ra giá trị khi bạn am hiểu về nhu cầu và nhận thức của khách hàng bạn.

Cách tạo giá trị khách hàng.

Hãy lấy một số ví dụ về cách tạo giá trị khách hàng:

Chiến lược “giá”.

  1. Đưa ra một mức giá khiến khách hàng tin rằng họ sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn. Hơn số tiền họ bỏ ra so với mức giá đối thủ cạnh tranh đưa ra.
  2. Giảm giá, hoặc giữ nguyên mức giá và bổ sung lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. (Có thể là dịch vụ, sự chú trọng nhiều hơn, tiện ích mở rộng cho sản phẩm)

Cung cấp dịch vụ thuận tiện.

  1. Hãy giúp khách hàng mua hàng thuận tiện hơn. Và hiểu rằng khách hàng muốn mua, muốn thanh toán như thế nào..
  2. Cung cấp cho khách hàng một sản phẩm, dịch vụ có chất lượng thực sự. Giải quyết được vấn đề của họ, có ý nghĩa (theo nhận thức của khách hàng). Giúp khách hàng dễ hiểu và dễ sử dụng (tránh lãng phí thời gian và năng lượng không cần thiết). Khiến cho khách hàng cảm thấy có giá trị và hài lòng nhất và có những trải nghiệm mới.

Hình ảnh công ty.

Hình ảnh của công ty bao gồm cả thương hiệu và niềm tin của khách hàng về công ty. Hay những gì khách hàng đánh giá cao về giá trị của công ty bạn. Điều này tạo ra giá trị cho khách hàng .

Thái độ của nhân viên.

Bằng việc mỉm cười và chú ý đến một Khách hàng sẽ giúp bạn tạo ra giá trị cho họ. Làm spa cho khách nhưng có thể tặng thêm dịch vụ gội đầu dưỡng sinh, làm nail cho khách, giúp khách chăm sóc da dẻ v.v… Thông qua các dịch vụ tặng kèm hoặc miễn phí, hoặc giá ưu đãi

Chăm sóc khách hàng.

Giúp khách hàng dễ dàng liên lạc với chủ spa, thẩm mỹ hoặc bộ phận phụ trách. Đảm bảo khi nào câu trả lời hoặc cần tư vấn sẽ được đưa ra và đưa ra như thế nào. Chủ động liên hệ và nghe điện thoại của khách hàng.

Sản phẩm mới.

Việc gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua sản phẩm mới. Thông qua chăm sóc khách hàng. Thông qua các chương trình hỗ trợ cho khách hàng. Hoặc kết nối với khách hàng sẽ giúp tăng uy tín thương hiệu của người chủ, cũng như tăng uy tín thương hiệu của cơ sở spa thẩm mỹ. Từ đó sẽ giúp các bạn có được lượng khách hàng tại mua cao. Cũng như là lượng khách giới thiệu mới từ chính khách cũ. Sao họ hài lòng cũng như họ đánh giá cao về chất lượng dịch vụ và hiệu quả điều trị, hiệu quả sử dụng dịch vụ của bên bạn. Ok nhé.

7. Nỗi đau chủ Spa chưa có kỹ năng bán hàng.

Kỹ năng bán hàng chưa thành thạo,chốt đơn yếu kém.

Nếu bạn vào Google tìm kiếm kỹ năng chốt đơn bán hàng, kỹ năng chốt đơn đỉnh cao dành cho chủ spa và bấm vào các đường link nó đọc. Thì tôi đảm bảo những bài viết đó chỉ toàn là lý thuyết chung chung và không trúng mục đích chút nào cả. Phải nói thẳng ra không áp dụng gì được nhiều. Nỗi đau này tôi muốn nói đến việc rất nhiều chủ spa thẩm mỹ chúng ta đi lên từ thợ từ làm nghề. Hoặc có những xuất phát điểm không phải là dân kinh doanh hoặc dân marketing chuyên nghiệp.

Nỗi đau của chủ Spa khi thiếu kỹ năng bán hàng.

Ý tôi nói đó là một sự thiệt thòi do chúng ta không có sẵn nền tảng về kinh doanh, bán hàng. Nên đôi khi việc tư vấn trao đổi trò chuyện và chốt đơn với khách hàng nó cũng có gì đó gượng gạo phải khó khăn. Thậm chí nhiều người cũng không biết phải nói gì? Tư vấn như thế nào cho hay cho hấp dẫn? Để bán được một liệu trình hoặc thậm chí bán được rất nhiều liệu trình gói to giá trị lớn. Và làm cho khách hàng xuống tiền một cách nhanh chóng. Điều này xuất phát từ việc chúng ta thiếu kỹ năng bán hàng. Thiếu kỹ năng tư vấn và chốt đơn. Thiếu sự tinh tế và nhanh nhạy trong quá trình tiếp xúc với khách hàng phán đoán khách hàng.

Noi dau chu spa khi thieu ky nang ban hang

Nguyên lý cơ bản về kỹ năng bán hàng.

Rất nhiều cuốn sách nói về kỹ năng bán hàng đều dạy chúng ta các nguyên lý cơ bản như:

Phân tích khách hàng

  1. Chúng ta phải biết phân loại khách hàng,
  2. Nắm bắt được tâm lý khách hàng,
  3. Phán đoán được hành vi mua và sở thích của khách hàng,
  4. Đánh giá được khách hàng là người có khả năng tài chính để chi trả hay không;

Phân tích sản phẩm dịch vụ của mình.

  1. Nghiên cứu về sản phẩm và dịch vụ của chúng ta,
  2. Mức giá chúng ta đặt ra,
  3. Sự khác biệt gồm những cái gì,
  4. Bạn có thể cam kết gì cho khách hàng,
  5. Bạn có thể làm cho khách hàng hài lòng ở mức độ nào,

Phân tích hành vi mua của khách hàng.

  1. Trải nghiệm của khách hàng bạn đem đến cho họ là những trải nghiệm gì có mới lạ hay không;
  2. Những điều gì khiến khách hàng sẽ ra quyết định mua hàng nhanh chóng bạn đã biết chưa,
  3. Những điều gì khiến khách hàng còn cân nhắc, nếu cần nhắc thì yếu tố nào khiến họ sẽ ra quyết định ngay
  4. Nếu họ không mua thì lý do là gì và làm thế nào để thay đổi được suy nghĩ đó.

>>> Xem thêm: Kiếm tiền trăm triệu dễ dàng với kỹ năng bán hàng trên Facebook cơ bản

Nỗi đau chủ Spa chưa hiểu được tâm lý khách hàng.

Quá trình quá trình mua hàng diễn ra trong bao nhiêu bước? Tâm lý và cảm xúc của họ diễn biến như thế nào? Để từ đó chúng ta tác động vào những điểm mà tâm lý bị rơi xuống cảm xúc bị đi xuống, kích thích cho cảm xúc đi lên và kèm theo hành động ra quyết định mua. Hãy nhớ rằng khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ dựa trên cảm xúc cũng như lợi ích về mặt lý chí (họ sẽ tính toán tối đa lợi ích của họ nhận được). Và giải quyết được nỗi đau, nhu cầu của chính khách hàng. Tiếp đến là nghiên cứu thị trường một chút để cho biết thế giới quả là rộng lớn. Và ta còn rất nhiều việc phải làm để có thể chốt được đơn.

Kỹ năng.

  • Nói chuyện.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
  • Ánh mắt từ nụ cười.
  • Những dáng đi cử chỉ.
  • Những sự chuẩn bị nhỏ nhất trong spa thẩm mỹ của mình.
  • Chuẩn bị công cụ bán hàng ví dụ như quy trình, tài liệu.
  • Hướng dẫn sử dụng, hợp đồng, trang phục.
  • Đào tạo nhân viên cũng như đào tạo chính bản thân mình về các kỹ năng bán hàng như hơi thở.

Noi dau chu Spa khong co ki nang ban hang

Lời khuyên – chữa nỗi đau kỹ năng bán hàng.

Vậy để bán hàng tốt, chốt đơn tốt thì ta cứ phải làm mọi thứ và chuẩn bị mọi thứ thật tốt. Hãy chân thành và chuyên nghiệp thì khách hàng sẽ nhận ra điều đó, cứ nói, cứ tư vấn. Vì bạn đang đem giá trị tốt đến với khách hàng thật, họ sẽ tin, họ sẽ mua hàng.

Còn nếu như bạn vẫn yếu kém và có rất nhiều câu hỏi liên quan đến:

  • Kỹ năng bán hàng.
  • Kỹ năng chốt đơn.
  • Kỹ năng bán thêm bản chéo cho khách hàng.
  • Kỹ năng chốt khách hàng gói to vân vân.

Nếu bạn còn những câu hỏi và thắc mắc.

Các bạn cứ đặt câu hỏi: Tôi sẽ trả lời cũng như là tổ chức livestream chia sẻ trong nhóm tiếp theo. Đảm bảo các bạn sẽ có những câu trả lời thỏa đáng và có khả năng ứng dụng.

Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim. Cái gì xuất phát từ tình yêu sẽ tạo ra tình yêu.

Sai thì sửa, chửa thì đẻ, sợ gì. Chốt không được khách này thì cho ta kinh nghiệm của khách tiếp theo, nên đừng sợ, mạnh mẽ lên.

>>> Liên hệ với tôi nếu có bất kì câu hỏi nào: Tại đây!

8. Nỗi đau chủ Spa thiếu kỹ năng tự thực hiện hoặc quản lý marketing, quảng cáo.

Tạo sao phải thực hiện quảng cáo.

1.Nỗi đau cạnh tranh ngành spa/ngành làm đẹp.

Ngày nay thì quảng cáo trực tuyến cũng như marketing online là một công cụ rất quan trọng cho bất kỳ một chủ spa hoặc thẩm mỹ nào. Đặc biệt là những cơ sở lớn và có nhiều chuỗi cửa hàng, nhiều cơ sở ở các địa điểm khác nhau. Do sự cạnh tranh khốc liệt của các spa mới mọc lên. Dẫn đến việc khách hàng rất khó lựa chọn và ra quyết định là nên sử dụng dịch vụ ở đâu và dịch vụ nào thì tốt. Quảng cáo thì nhàn nhàn liên tục liên tục làm phiền khách hàng. Có rất nhiều lời quảng cáo dối trá của các spa và các chủ spa kém cỏi bằng chứng là rất nhiều khách hàng đã bị làm hỏng, tan nát cả khuôn mặt.

2.Nỗi đau chủ Spa chưa biết tiếp cận khách hàng.

Ý tôi muốn nói là mình làm tốt mình làm giỏi. Nhưng mình không quảng cáo thì người ta cũng không biết giống như là áo gấm đi đêm. Còn cái bọn làm láo làm kém thì chạy quảng cáo ầm ầm khách lại đến rất đông.  Lý do rất là đơn giản là bởi vì khách hàng không có đủ thông tin. Cũng như không có đủ thời gian. Để kiểm chứng hoặc kiểm tra hoặc tìm kiếm những thông tin về người bán khác nhau.

Chính vì vậy bạn cần phải thực hiện các chiến dịch marketing. Ít nhất là marketing tự nhiên 0 đồng. Hoặc marketing trả phí giống như là chi tiền quảng cáo cho Facebook Google, YouTube vân vân.

>>> Xem thêm: Tối ưu quảng cáo Facebook tăng doanh số

Chiến lược quảng cáo của mỗi Spa là khác nhau.

Tất nhiên không phải spa nào hoặc chủ spa nào cũng như cơ sở thẩm mỹ nào cũng phải chi tiền quảng cáo thì mới có khách. Mỗi người có một cách khác nhau. Cũng có những người có lộc lá có duyên. Hoặc là làm lâu trong nghề có danh tiếng nhất định có lượng khách hàng cũ nhất định nên cũng không cần phải chạy quảng cáo. Hoặc có phải chạy quảng cáo nhưng chạy cũng ít thôi.

Nỗi đau của chủ Spa khi thiếu kỹ năng quảng cáo.

Thiếu kỹ năng tự thực hiện các chiến dịch quảng. Hoặc không có khả năng quản lý hoặc thuê đội làm quảng cáo truyền thông. Hoặc tệ hơn nữa là không có tiền làm quảng cáo truyền thông. Hoặc tư duy sai ngay từ đầu đều gây ra những nỗi đau hệ lụy rất lớn cho chính những chủ spa đó. Và cái giá phải trả đó là spa không có khách phải đóng cửa dần dần thua lỗ.

Nỗi đau chủ Spa thiếu kỹ năng tự thực hiện hoặc quản lý marketing, quảng cáo.

Bài học kinh nghiệm.

Mới đây trước dịp 30/4/2021 tôi có đào tạo và hướng dẫn cho một bạn nữ chủ spa trẻ. Bạn này đi lên từ nghề và thực ra cũng không giỏi nghề lắm. Bạn mới học nghề và làm cho một spa khác được một thời gian. Nhưng cũng nung nấu ý định mở spa riêng của mình. Khi tôi tư vấn tôi có nói làm phải chi quảng cáo ngân sách lớn một chút trong 1 tháng, và chạy quảng cáo sớm đi. Bởi vì quảng cáo bây giờ rất là đắt đỏ và kém hiệu quả, cạnh tranh rất là cao và các spa mở ra cũng nhiều. Thời điểm bạn làm khai trương là vào dịp lễ là một dịp rất đặc biệt.

Lời cảnh báo của tác giả và kết quả…

Tôi đã cảnh báo là dịp này sẽ không có khách đâu. Tuy nhiên những lời khuyên của tôi dành cho bạn thì bạn đều không nghe hoặc có nghe nhưng ở mức độ không tuân thủ. Và cái kết là vào cái dịp nghỉ lễ đó cũng là dịp bùng phát dịch bệnh lần thứ tư nên spa khai trương gần như không có khách. Dù bạn cũng đã phải thuê đến nhiều người để làm quảng cáo. Nhưng ngân sách thấp và chạy quá sát vào dịp lễ. Không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Không có chiến lược rõ ràng.

Lời khuyên.

Lời khuyên của tôi là tư vấn và chạy quảng cáo cho hàng 100 spa khác nhau và các thẩm mỹ. Tôi nói rằng là dù làm quảng cáo hay không làm quảng cáo thì marketing online vẫn là công cụ rất rất quan trọng và đem khách hàng đến cho các bạn chủ đạo. Vì vậy hãy học nó thật giỏi, thật siêu ứng dụng nó thật tốt và có hiệu quả. Nó cũng không kém vai trò của kỹ năng tay nghề trong spa đâu.

Giỏi Marketing không lo thiếu khách.

Nếu tay trái giỏi spa và tay phải giỏi Maketing thì không lo thiếu khách. Thậm chí rất nhiều học viên của tôi còn đi chạy quảng cáo thuê cho các đơn vị khác. Thế giới bây giờ khác rồi Việt Nam bây giờ khác rồi. Mọi người đều cầm cái điện thoại xem và tìm mọi thứ ở trong đó trên Facebook, trên Google trên YouTube. Nếu bạn không suất hiện ở trên đó thì đương nhiên bạn không có khách. Còn bạn có xuất hiện ở trên đó thì bạn có cơ hội có khách hàng.

Khách hàng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm mới.

Mặt khác theo thống kê của Facebook thì tám mươi lăm phần trăm (85%) khách hàng sẵn sàng mua một sản phẩm hoặc một dịch vụ của một thương hiệu mới mà không cần biết đến thương hiệu đó. Chỉ cần tần suất quảng cáo đủ lớn là khách hàng sẽ mua thử nghiệm lần đầu. Vì vậy nếu bạn không chạy quảng cáo thì bạn sẽ mất đi một lượng khách rất lớn người ta sẵn sàng thử nghiệm mua lần đầu.

Tác động của “lần đầu”.

Cộng với việc nếu bạn làm tốt thì sau lần đầu bạn sẽ có khách tái mua hoặc sử dụng liệu trình hoặc được giới thiệu. Ngược lại nếu bạn làm không tốt thì bạn sẽ mất khách hàng và mất dần mất dần các khách hàng. Kèm theo những lời phản hồi thiếu tích cực, bóc phốt ở trên các diễn đàn sẽ rất nhiều về bạn và cơ sở của bạn.

Kết luận

Kết luận là thiếu kỹ năng marketing, quảng cáo bán hàng sẽ là một thiệt thòi vô cùng lớn đối với các chủ spa, mỹ phẩm, thẩm mỹ các cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Bạn nhớ nhé dù trả phí hay không trả phí thì marketing Online vẫn rất rất rất rất rất là quan trọng. Điều này không có gì cần bàn cãi. Nhiệm vụ của bạn là phải học bằng được bằng được thì thôi. Hoặc có team ngon lành cành đào hoặc biết làm marketing online 0 đồng – mà chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn.

>>> Đăng kí khóa học Marketing Spa ngay!

9.Không có ngân sách quảng cáo, marketing, không làm marketing online/ offline.

Nỗi đau chủ Spa không có ngân sách làm quảng cáo, marketing.

Như nói ở phần trên thì phần dưới lục này với ngụ ý là nếu bạn không có ngân sách quảng cáo thì cũng rất là tiện thòi. Nếu không có ngân sách quảng cáo thì bạn sẽ không mạnh và không nhanh được như như các thương hiệu khác các chủ spa khác. Và khách hàng đã bị vớt hết ở trên mạng rồi thì bạn còn lại những khách hàng rất xương xẩu, khó nhằn và khó chốt nhanh được.

Phương pháp chạy quảng cáo hiệu quả.

Tuy nhiên không phải là cứ chạy là có hiệu quả cũng như có lợi thế cạnh tranh đâu. Trong bối cảnh quảng cáo ngày càng đắt đỏ ngày càng tiếp tục giảm tiếp cận vân vân.

Thì bạn cần phải:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân phát triển bán hàng đa kênh.
  • Sử dụng marketing 0 đồng mới là khôn ngoan.
  • Nếu có ngân sách quảng cáo thì cũng cần phải có quảng cáo hiệu quả .mới ăn thua.
  • Kết hợp với các chương trình tạo phiếu.
  • Tạo đường dẫn khách hàng.
  • Tạo giá trị gia tăng cho khách hàng kết hợp với media sáng tạo hình ảnh đẹp phải nội dung hấp sẵn thì mới ăn thua bạn nhé.

>>> Đăng kí khóa học Marketing Spa tại PA Marketing ngay.

10.Chất lượng của Sản phẩm/ dịch vụ/ máy móc, hiệu quả điều trị có nhiều vấn đề

Nỗi đau tư duy “ăn xổi” của các chủ Spa

Không có một con số thống kê cụ thể là bao nhiêu phần trăm. Nhưng có tỷ lệ khá lớn các chủ spa, các thợ spa hiện nay đang có kĩ năng tay nghề khá kém, học một vài tháng hoặc một vài tuần là đã mở spa để làm. Kỹ năng tay nghề kém kết hợp với tư duy kém. Khả năng ngân sách thì lại không có nhiều cho nên mua các loại máy móc trong ngành spa là máy đểu, mấy quả Trung Quốc chất lượng kém. Nếu đầu tư mua máy của Nhật của hàng của Đức vân vân thì lãi quá thấp và lâu hồi vốn.

Tư duy ăn xổi.

Cộng với một số có tư duy ăn xổi thì  sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc thuốc không rõ nguồn gốc chất lượng. Cứ đắp cứ phết lên mặt khách hàng khiến cho rất nhiều khách hàng bị hỏng. Do lỗi của chủ spa, của nhân viên hoặc của quy trình hoặc liệu trình đó không đúng, không có tác dụng. Chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc máy móc. Tổng quan lại là hiệu quả điều trị hiện nay đang có rất nhiều vấn đề. Và sự thật cũng như sự giả dối khá là khó phân biệt.

Nỗi đau tư duy “ăn xổi” của các chủ Spa

Nỗi đau các chủ Spa không có kiến thức về sản phẩm/dịch vụ/máy móc của mình.

Tôi đã nói chuyện với nhiều chủ spa ai cũng nói rằng em có tay nghề rất giỏi thế này thế khác. Nhưng tớ hỏi là có bao nhiêu khách hàng đã tái mua và bạn đã điều trị được cho khách hàng được bao nhiêu phần trăm thành công vân vân. Thì nhiều bạn cũng không biết và ú a ú ớ.

Chủ spa lựa chọn sản phẩm tác dụng mạnh nhưng không an toàn.

Một số chủ spa khác khôn ngoan hơn thì lại sử dụng những cái sản phẩm có tác dụng cực mạnh. Có tác dụng cực nhanh khiến cho khách hàng cảm thấy có hiệu quả điều trị ngay tại thời điểm đó. Hoặc hiệu quả quá trình chăm sóc khách hàng phục vụ khách hàng cảm thấy da dẻ đẹp hơn. Còn các vấn đề đang điều trị như mụn nám hay trẻ hóa cảm thấy có tác dụng ngay. Nhưng về lâu về dài thì bị làm sao? Phải liệu có bị ung thư da hay không? Hay có bị tăng sắc tố hay không? Hay có bị tàn phá về sự lão hóa hay không? Thì có lẽ đến quá một nửa số chủ spa hiện nay không dám trả lời. Bởi vì không có kiến thức về chính sản phẩm, dịch vụ, con máy đó mà mình đang làm cho khách.

Lời khuyên.

Lời khuyên của tôi cho các bạn là hãy đảm bảo rằng bạn thật sự giỏi về một dịch vụ nào đó. Và có thể xử lý được hết tất cả các vấn đề mà khách hàng nếu gặp phải khi sử dụng dịch vụ này thì bạn đều xử lý được ngon lành. Thậm chí kể cả những biến chứng của nó là gì bạn cũng phải biết và có thể xử lý được cả biến chứng.

Trông mong vào “sự tử tế” của người làm là rất nguy hiểm.

Tôi rất sợ những thợ cắt tóc, những bà bán cá, chị bán thịt sau một thời gian thấy quay ra làm spa phải làm thẩm mỹ, làm phun xăm, tiêm môi cho khách vân vân. Tôi thấy chất lượng và việc quản lý chất lượng từ phía người chủ, người thợ cho đến nhà quản lý nhà nước về vấn đề này có quá nhiều vấn đề. Và trông mong vào “sự tử tế” của những người làm là rất nguy hiểm.

Cơ hội của việc có tay nghề và kĩ thuật tốt.

Nhưng đổi lại nếu bạn có tay nghề tốt, có kĩ thuật tốt, có chất lượng tốt thì bạn lại mặc sức mà ăn, tha hồ việc để làm, tha hồ khách để làm và có thu nhập tốt. Thậm chí có thể mở rộng chuỗi một cách ổn định và kiếm được nhiều tiền phát triển được sự nghiệp và giúp đỡ được người khác nữa.

Chốt lại là bạn hãy xem các yếu tố sau đã hiệu quả chưa:

  • Kĩ thuật.
  • Sản phẩm sử dụng trong spa.
  • Máy móc sử dụng trong spa.
  • Đóng gói sản phẩm dịch vụ.

Nếu chưa thì hãy học và làm cho thật tốt. Bởi vì đó là mẫu chốt của vấn đề mà khiến khách hàng hài lòng, kiếm được khách, kiếm được tiền.

11.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết/Chưa biết xây dựng thương hiệu cá nhân qua mạng xã hội.

Rất nhiều chủ spa và thẩm mỹ viện còn chưa được học hoặc chưa có ý niệm về việc xây dựng nhân hiệu cá nhân là thế nào? Một phần là do các bạn còn loay hoay với việc tìm kiếm khách hàng, quản lý tài chính, nâng cao tay nghề.

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân.

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một việc làm quan trọng đối với bất kỳ một người làm kinh doanh nào trong bất kỳ lĩnh vực nào. Chứ không phải chỉ riêng đối với lĩnh vực spa làm đẹp. Đây là một công thức chung để thành công, để tìm kiếm được các khách hàng mà không tốn nhiều chi phí hoặc thậm chí không mất chi phí. Do ảnh hưởng của thương hiệu cá nhân đủ lớn có một lượng khách hàng đủ lớn và thường xuyên đều đặn. Nên chủ spa thẩm mỹ sẽ có những nguồn thu từ chính khách hàng này.

noi dau tot cung cua chu spa khong biet xay dung thuong hieu ca nhan.

Để xây dựng thương hiệu cá nhân cần những gì?

Việc xây dựng thương hiệu cá nhân hoàn toàn không khó nhưng đòi hỏi, phải có sự kiên nhẫn, sự kiên trì sự chăm chỉ.

Bước 1: Xác định thương hiệu mình muốn xây dựng.

  • Đầu tiên chủ spa hoặc thẩm mỹ viện cần phải xác định thương hiệu mình muốn xây dựng là gì?
  • Mình muốn được biết đến trong lĩnh vực này ở sản phẩm hoặc dịch vụ gì?
  • Hãy cụ thể đừng có chung chung kiểu như chuyên gia làm đẹp, chuyên gia spa.
  • Hãy cụ thể hơn cụ thể hóa thông điệp mà bạn muốn truyền thông. Ví dụ như phù thủy phun xăm, chuyên gia trị mụn, chuyên gia trị nám 10 năm kinh nghiệm.

Bước 2:Chọn hệ sinh thái phát triển thương hiệu cá nhân.

Bước tiếp theo là bạn cần phải chọn hệ sinh thái phát triển thương hiệu cá nhân.

Chúng ta có thể sử dụng Facebook, Google, website, YouTube, Zalo, Tiktok… Đối với từng công cụ này thì chúng ta lại có những phần phải phát triển nội dung phù hợp đúng đủ đều cho tất cả các công cụ.

  • Thông qua các bài viết thông qua việc sản xuất video.
  • Thông qua việc tạo ra các hình ảnh phù hợp với định vị thương hiệu mà mình đang muốn xây dựng.
  • Đòi hỏi tính sáng tạo, tính bền bỉ tính chuyên nghiệp và đăng tải thường xuyên. Những bài viết, hình ảnh, video, câu chuyện mà bạn muốn chia sẻ trên các nền tảng mà bạn đang muốn phát triển.

Ví dụ thực tế.

Ví dụ như Thầy Phan Anh bài viết này tác giả bài viết này phải thường xuyên đăng bài trên:

  • Facebook cá nhân.
  • Trong hội nhóm.
  • Viết bài trên website pamarketing.vn và làm seo cho website hàng ngày liên tục, mỗi ngày 1-2 bài viết.
  • Sản xuất video và đăng lên YouTube liên tục trên kênh Youtube PA Marketing.
  • Cũng đồng thời đăng bài trên Zalo cá nhân và cả zalo hội nhóm.
  • Thậm chí thỉnh thoảng còn lên truyền hình VTV, lên báo chí trả lời với tư cách là chuyên gia về marketing online, Facebook…

Lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.

Bạn cần tập trung và chăm chỉ phát triển nội dung và xây dựng thương hiệu cá nhân trong lộ trình khoảng sáu tháng đến một năm. Thì bạn sẽ có một lượng người theo dõi là khách hàng mục tiêu đủ lớn. Đồng thời người ta cũng biết rằng bạn có chuyên môn và kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong lĩnh vực này. Từ đó họ sẽ tin tưởng và tìm kiếm bạn và bạn sẽ có khách hàng đều đều. Đồng thời có khả năng mở rộng khách hàng tốt hơn trong tương lai. Đây cũng là phương pháp marketing 0 đồng mà nhiều người thường nói tới.

Nếu bạn còn lúng túng và chưa có hướng đi.

Nếu một chủ spa xinh đẹp và có tài năng thực sự sẽ là một lợi thế rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân ở trên internet ngày nay. Và nếu bạn còn lúng túng hoặc chưa có đường đi thì bạn có thể liên hệ với tác giả Phan Anh để được tư vấn và trợ giúp. Chúng tôi sẽ cung cấp lộ trình cho bạn để bạn thực hiện. Nhưng trên hết nó vẫn đòi hỏi sự tập trung chăm chỉ theo công thức đúng đủ đều. Sáng tạo nội dung không mệt mỏi. Phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị hiếu của cộng đồng mạng hiện nay.

12.Nỗi đau tột cùng của chủ SPa: Không biết/ chưa có khả năng quản lý tài chính tốt.

Tiếp tục một nỗi đau hoặc một vấn đề khác của các chủ spa và chủ cơ sở thẩm mỹ làm đẹp đó là không có kinh nghiệm. Hoặc thiếu kiến thức hoặc chưa có khả năng quản lý tài chính một cách tốt. Cho nên chúng ta cứ làm vất vả ngược xuôi. Sau đó cuối tháng cộng trừ nhân chia lại cũng chẳng được bao nhiêu tiền thậm chí còn thua lỗ. Cũng có thể một phần là do khả năng đầu tư ban đầu của các chủ spa còn hạn chế với số vốn. Cũng như dòng tiền để tái đầu tư trong dài hạn cũng hạn chế.

Noi dau tot cung chu spa khong biet quan ly tai chinh

Giải quyết nỗi đau quản lý tài chính.

Học quản lý dòng tiền.

Để giải quyết được bài toán này thì lời khuyên của tôi dành cho các bạn chủ spa thẩm mỹ là các bạn nên dành thời gian ra học hỏi một chút về các nguyên lý kế toán căn bản, nguyên lý quản lý dòng tiền. Biết tính toán những chỉ số quan trọng trong đầu tư kinh doanh.

Ờ thì cụ thể là:

Quản lý chi phí.
  • Các khoản chi phí đầu tư ban đầu.
  • Chi phí hằng ngày.
  • Chi phí biến đổi.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí khuyến mại.
  • Cần đến bao nhiêu chi phí về sản phẩm, dịch vụ.
  • Cần đến bao nhiêu chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo online nếu có.
Quản lý doanh thu, lợi nhuận.
  • Doanh thu hằng ngày.
  • Lợi nhuận gộp.
  • Lợi nhuận dòng.
  • Điểm hòa vốn.
  • Phải làm được bao nhiêu dịch vụ cho bao nhiêu khách hàng một ngày, một tuần hay một tháng thì mới đạt điểm hòa vốn.
  • Muốn đạt được doanh số 100.000.000 một tháng hay 1.000.000.000 một tháng thì ta phải làm gì phải phục vụ bao nhiêu khách hàng. Với những gói dịch vụ là giá bao nhiêu.
Quản lý chi phí nhân sự.
  • Phải cần đến bao nhiêu nhân sự.

Nên có các quỹ khác nhau.

Các chủ spa và thẩm mỹ cũng nên có các quỹ khác nhau. Giống như tư duy quản lý tài chính cá nhân của bọn nước ngoài đã dạy. Hoặc các bạn đã đọc ở đâu đó. Ví dụ như các bạn nên có quỹ tiết kiệm, quỹ rủi ro, quỹ đầu tư, quỹ học tập, quy trình, quỹ hưởng thụ. Chúng ta cần phân bổ doanh thu và lợi nhuận vào các quỹ này hằng ngày hằng tuần để làm cho quỹ tài chính của chúng ta trở nên mạnh và vững chắc hơn.

Giải pháp trong những tình huống rủi ro.

Trong những tình huống rủi ro xảy ra thì chúng ta cũng cần phải trích quỹ phòng ngừa cũng như quy đổi ra. Để phục vụ cho việc kinh doanh được hoạt động bình thường.

Hoặc trong những tình huống covid như thế này thì các bạn cần phải có những giải pháp giảm chi phí tối thiểu như là:

  • Đóng cửa, ngủ đông.
  • Giảm nhân sự.
  • Làm quỹ lương giảm quỹ lương thưởng.
  • Hoặc phải duy trì chi phí ở mức hợp lý nhất.

Có thể họ phải gia tăng thêm danh số bán hàng đến từ những nguồn doanh số khác. Ví dụ như bán hàng trực tuyến sản phẩm (mỹ phẩm, tpcn…). Thay vì ngồi làm dịch vụ spa làm đẹp trong bối cảnh covid.

13.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết/ chưa biết khả năng tự học hỏi hoặc nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nỗi đau tay nghề kém.

Thực sự thì thị trường spa và thẩm mỹ hiện nay vàng thau quá lẫn lộn. Khiến người tiêu dùng các khách hàng mất lòng tin hoặc khó tin tưởng vào những dịch vụ của những spa mới. Tình trạng làm hỏng làm không tốt dịch vụ cho khách hàng, hoặc là cam kết quá với khả năng của chủ spa. Hay nói một cách khác chính là quảng cáo qua về công dụng của sản phẩm, quảng cáo sai sự thật.

Tác hại.

Đã dẫn tới vấn đề làm tổn hại uy tín cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng rất đáng kể. Điều này nó xuất phát từ một vấn đề nhức nhối nhưng nó là thật. Dù nói ra rất khó nghe, đau lòng. Đấy chính là rất nhiều chủ spa chưa thực sự giỏi nghề đã mở spa. Chưa giỏi kĩ thuật giỏi tay nghề. Chưa hiểu về sản phẩm đã làm cho khách hàng, phải thực hiện đúng quy trình còn chưa đầy đủ trên khuôn mặt của khách hàng.

Nỗi đau sản phẩm chất lượng kém.

Mặt khác nhiều sản phẩm mỹ phẩm cho spa/ thẩm mỹ ở trên thị trường có mức giá đắt rẻ khác nhau. Chất lượng cũng rất khác nhau nào thì đông y, nào thì kem trộn, nào thì hàng gia công tại Trung Quốc, Hàn Quốc. Có sản phẩm giá sản xuất và nhập về kho chỉ 100.000 vnd nhưng giá bán lẻ niêm yết lên tới 10.000.000. Chiết khấu lên tới bẩy tám mươi phần trăm, cao ngất ngưởng. Rất nhiều người tham giàu nhanh, tham kiếm tiền nhảy vào nhập hàng và bán hàng thông qua hệ thống.

Kinh doanh bất chấp – tác hại.

Các thầy đào tạo bố láo (tôi biết có thầy nổi tiếng trong lĩnh vực marketing spa còn xuất thân từ nghề sửa xe. Và tham gia các lớp dạy làm giàu, kiến thức nền tảng về marketing hầu như 0 có gì), các boss khát máu kiếm tiền nhanh, kiếm nhiều, kinh doanh bất chấp đạo đức pháp luật. Các chủ spa không cẩn thận mua phải hàng này. Cộng với việc quy trình của mình còn nhiều hạn chế thế là tạo ra những tác phẩm trên khuôn mặt khách hàng nào thì tăng sắc tố, nào thì lỗ chân lông to nào thì dị ứng mặt mụn như tổ chão chuộc. (Chắc các bạn chưa nhìn thấy cái tổ con chão chuộc đâu nhỉ).

Noi dau tot cung chu spa khong co tay nghe.

Đánh giá giá năng lực lõi của bản thân.

Trong lúc bệnh dịch như thế này các bạn nên đánh giá lại năng lực lõi của bản thân cũng như của spa và thương hiệu của spa/ thẩm mỹ của mình. Xem là sẽ tập trung vào dịch vụ gì chủ đạo; dịch vụ gì là phễu. Cần phải học những kiến thức và kỹ năng quy trình gì để nâng cao được chất lượng dịch vụ cũng như tay nghề của bản thân và đội ngũ. Bao gồm cả các kỹ năng và tư duy về marketing, bán hàng. Đội ngũ quản trị viên của nhóm sẽ hỗ trợ cho các bạn thêm và bao gồm cả tôi nữa.

14.Nỗi đau tột cùng của chủ SPa có tư duy hớt váng, ngắn hạn, lừa dối khách hàng.

Nỗi đau tư duy ngắn hạn và hớt váng.

Mới đây tôi và tư vấn cho một chủ spa. Họ mới mở spa trước dịp nghỉ lễ 30 tháng tư vừa rồi. Tôi thật sự thấy hốt hoảng và choáng váng với tư duy ngắn hạn và hớt váng của người chủ này. Cô ấy nói anh hãy làm sao để tất cả những khách hàng tại địa phương này đến cơ sở của em làm một dịch vụ gì đó dù chỉ một lần thôi. Em cũng không mong người ta quay lại. Sau khi vét sạch khách mỗi người một loạt xong nếu không làm ăn được em sẽ đóng cửa và đi mở cơ sở mới ở địa phương khác. Tôi không thể nói thêm gì bởi vì nó quá khác nhau về tư duy.

Quan điểm của tác giả.

Nếu ai biết tôi làm kinh doanh và cung cấp dịch vụ marketing thì hầu như tôi đều từ chối quảng cáo hoặc làm dịch vụ cho những khách hàng và những sản phẩm hoặc dịch vụ không tốt. Ý tôi là đó là sự khác biệt về lựa chọn con đường kinh doanh. Tôi cũng không đánh giá điều đó là tốt hay xấu bởi vì mỗi người một lựa chọn. Tuy nhiên tôi phán đoán rằng sẽ có rất nhiều chủ spa khác, chủ cơ sở kinh doanh thẩm mỹ, mỹ phẩm khác cũng có thể có suy nghĩ như vậy. Ý tôi nói là tư duy hớt váng hoặc đánh quả, liều ăn nhiều.

Tác hại của tư duy ngắn hạn.

Với tư duy này cộng với tay nghề rất kém, cộng với khả năng tài chính yếu đã tạo ra rất nhiều hậu quả và hệ lụy cho thị trường. Ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Ảnh hưởng đến uy tín của những người làm spa và thẩm mỹ chân chính khác đang lao đao.

Bây giờ số lượng spa mở ra quá nhiều cạnh tranh quá lớn. Nên nếu bạn vẫn giữ tư duy này hoặc có tư duy này trong kinh doanh thì tỷ lệ thất bại của bạn sẽ càng cao. Không những thế bạn còn bị bóc phốt ở khắp các hội nhóm. Vậy thì mở ra các cơ sở mới chỉ tốn tiền và tốn công tìm các khách hàng. Chi phí của bạn sẽ rất cao và rủi ro trong kinh doanh.

Noi dau tot cung chu spa khong co tu duy

Hãy tư duy dài hạn và làm ăn bài bản.

Hãy tư duy về hướng dài hạn và làm ăn bài bản. Dù ngân sách của bạn có ít, dù cho bạn còn hạn chế cả về kỹ năng, lẫn kinh nghiệm, lẫn kiến thức kinh doanh hoặc marketing thì vẫn có rất nhiều người muốn dạy bạn, muốn chia sẻ và muốn hỗ trợ bạn. Các hội nhóm mà bạn đang sinh hoạt và cả người viết bài này cũng đang cố gắng giúp các bạn một phần kiến thức ít – nhiều cho các bạn. Hãy nhớ rằng ngành làm đẹp là ngành sẽ tiếp tục phát triển trong hàng thập kỷ tới tại Việt Nam. Cơ hội cho các bạn còn rất nhiều và rất tốt.

15.Nỗi đau tột cùng của chủ Spa: Không biết chăm sóc khách hàng sau bán.

Thật ra chúng ta nói rất nhiều về chăm sóc khách hàng sau bán. Nhưng chúng ta đã làm gì cho họ thì câu trả lời là hầu như chưa làm gì cả.

Quy trình chăm sóc khác hàng sau bán.

Đây là một số gợi ý cụ thể.

Bước 1: Kết bạn với khách hàng.

Đầu tiên là hãy kết bạn với khách hàng trên Facebook và Zalo ngay sau khi họ trở thành khách hàng của mình. Hãy lưu thông tin của họ vào một phần mềm quản lý khách hàng phù hợp với nhu cầu của spa và thẩm mỹ. Phần mềm này có thể miễn phí hoặc có phí.

Bao gồm thông tin về:

  • Địa chỉ.
  • Số điện thoại.
  • Tuổi.
  • Sở thích.
  • Bệnh lý hoặc là tình trạng của khách hàng hiện tại.
  • Dịch vụ mà họ đang làm, dịch vụ mà họ dự kiến sẽ làm để mình có thể bán thêm sau này.

Bước 2: Chương trình chăm sóc khách hàng.

Bước tiếp theo là chúng ta nên có chương trình chi tiết cho họ. Đây là chương trình chăm sóc khách hàng thường niên. Và được ban hành cũng như áp dụng với các nhóm khách hàng của spa hoặc thẩm mỹ viện.

Hãy tặng quà cho khách hàng.

Đơn giản nhất là hãy tặng quà sinh nhật cho họ. Vào những dịp lễ tết đặc biệt có thể tặng cho họ những gói dịch vụ miễn phí. Hoặc những thẻ quà tặng, hoặc sản phẩm cụ thể. Thí dụ như có thể tặng họ một sản phẩm mỹ phẩm cao cấp để họ dưỡng da. Hãy dành ngân sách cho dịch vụ này để chăm sóc khách hàng. Và làm thường xuyên liên tục đối với tất cả các nhóm khách hàng. Nhớ là phải phân chia nhóm để có những mức quà và mức thu lãi là khác nhau.

Noi dau tot cung chu spa khong biet cham soc khach hang sau ban

Cách mua quà giá rẻ nhưng lại rất tình cảm.

Thay vì chi quá nhiều tiền cho quảng cáo hãy dùng tiền đó để mua quà cũng như chi tiền mặt cho người đã giới thiệu khách hàng mới đến cho mình (sử dụng công thức khách hàng giới thiệu khách hàng). Sẽ rất hiệu quả và mang tính thiết thực – đánh thẳng vào nhu cầu của họ – dù họ không nói ra. Tặng quà cho khách hàng sau mỗi lần khách hàng sử dụng dịch vụ của mình vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày lễ lớn trong năm, hoặc những ngày bình thường thì càng tốt.

Ví dụ.

Mình có những cách để mua quà giá rẻ nhưng lại rất tình cảm. Thí dụ như rau sạch ở quê, thức ăn sạch ở quê. Cao cấp hơn thì cung cấp những sản phẩm mỹ phẩm cho khách hàng, thực phẩm chức năng cho khách hàng. Để họ cảm thấy được tôn trọng và hơn hẳn ở những điểm khác.

Phân chia các nhóm khách hàng để chăm sóc.

Nhưng nhớ là phải phân chia các nhóm khách hàng để phân biệt đẳng cấp cũng như tập trung vào những khách hàng trọng điểm. Thay vì dàn trải mỗi khách hàng được một mớ rau – ví dụ mang tính hình ảnh như vậy –  thì thu gọn danh sách hàng lại để có ít khách hàng hơn. Nhưng lại có thể tặng được cho mỗi người một cân thịt thì quà tặng sẽ rất giá trị.

Ví dụ thực tế.

Thí dụ như thầy Phan Anh thường xuyên tặng khách hàng của mình 1 lọ trà hoa vàng (giá bán trên mạng là 1,5tr/ 1 lạng). Nhưng giá nhập vào chỉ 300k/ 1 lạng. Khách hàng nhận được quà cảm thấy món quà rất lớn và trân trọng tình cảm của mình từ đó sẽ quay trở lại sử dụng dịch vụ. Đồng thời giới thiệu thêm khách mới. Và chúng ta sẽ có khách trung thành cũng như khách mới bằng phương pháp chăm sóc này.

Tặng miễn phí một vài dịch vụ.

Hoặc là chúng ta cũng có thể lâu lâu mời khách hàng đến làm miễn phí một vài dịch vụ gì đó. Thí dụ như chăm sóc da mặt, thí dụ như làm nail, thí dụ như gội đầu dưỡng sinh. Hoặc là tổ chức offline từ thiện, thiện nguyện, thiền, du lịch cho khách hàng. Tất nhiên là cùng nhau đóng góp chi phí nhưng mối liên hệ với khách hàng rất thân thiết. Bạn đồng ý chứ?

Lời kết.

Cảm ơn các bạn đã đọc những phần của bài viết này.

Hy vọng tôi và Nhóm đã giúp bạn hiểu được một số vấn đề về “nỗi đau” của ngành này. Và tôi hy vọng sẽ có những bài viết và giải pháp cụ thể cho bạn tiếp theo.

Rất mong nhận được sự tương tác của các bạn.

Xin cảm ơn.

Khóa học SPA Marketing by Phan Anh – Giải pháp cho nỗi đau ngành làm đẹp.

Những ai nên tham gia khóa đào tạo này

1,Chủ Spa đã hoặc sắp đầu tư trên 1 tỷ đồng  vào Spa, Thẩm Mỹ Viện.

2,Những người chuẩn bị mở Spa nhưng không biết bắt đầu tư đâu.

3,Người đã kinh doanh Spa nhưng chưa phát triển, Spa vắng khách, chưa có doanh thu như mong muốn.

4,Người đã kinh doanh Spa ổn định và muốn phát triển mạnh hơn, đội ngũ nhân viên bài bản hơn.

5,Người đã kinh doanh Spa ổn định, doanh thu đều và muốn mở chuỗi.

Bạn nhận được gì từ khóa đào tạo này?

1, Thực chiến quản lý, điều hành Spa, thẩm mỹ viện thành công

2, Chiến lược chốt sales và chốt đơn hiệu quả

3, Thiết kế sản phẩm, phễu, combo, khuyến mại, phát triển sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khác hàng

4, Tư vấn thực tế các tình huống của học viên

5, ĐẶC BIỆT chuyên gia sẵn sàng đầu tư cùng bạn vào hệ thống spa, thẩm mỹ viện của bạn.

Đăng kí ngay để nhận được ưu đãi từ PA Marketing.

Nội dung khóa học – Giải pháp cho nỗi đau ngành làm đẹp.

Khóa học gồm: 12 buổi

Kiến thức tổng quan ngành Spa.

Buổi 1: Tổng quan ngành Spa & Thẩm mỹ viện Việt Nam.

Buổi 2: Các làn sóng hình thành ngành Spa & Beauty Việt Nam 10 năm trở lại đây.

Buổi 3: Khởi nghiệp với Spa & Beauty chọn thị trường, chọn người đồng hành.

Buổi 4: Kiến trúc đầu tư P&L .

Kiến thức thực chiến.

Buổi 5: Thực chiến khởi nghiệp spa (lựa chọn cộng sự, lựa chọn dịch vụ, lựa chọn công nghệ, lựa chọn mặt bằng, tính toán về tài chính)… Các yếu tố để thành công trong quá trình khởi nghiệp và kinh doanh spa/ thẩm mỹ viện.

Buổi 6: Chiến lược sales và chốt đơn hiệu quả cho spa/ thẩm mỹ viện thực chiến và các kpi đo lường, đánh giá hiệu quả. Cam kết tăng doanh số.

Buổi 7: Thiết kế sản phẩm, phễu, combo, khuyến mại, phát triển sản phẩm, dịch vụ, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng spa/ thẩm mỹ viện.

Buổi 8: Văn hóa Doanh nghiệp & cách thức xây dựng team thiện chiến.

Buổi 9: Xây dựng thương hiệu cho chủ spa để tìm kiếm khách hàng.

Chiến lược Marketing.

Buổi 10: Chiến lược marketing online hiệu quả cho spa/tmv.

Buổi 11: Chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo Ads thực chiến.

Buổi 12: Tư vấn thực tế các tình huống của học viên.

Đồng hành với bạn trong khóa đào tạo chữa nỗi đau của chủ Spa là ai?

CEO PA Marketing: MBA. Nguyễn Phan Anh

  • CEO PA Marketing – Agency lớn của Facebook. Google từ 2012 đến nay.
  • Giảng viên khoa thương mại điện tử trường Đại học Thương Mại (từ 2008 đến nay).
  • Đào tạo, triển khai marketing cho rất nhiều spa lớn nhỏ khắp cả nước trong nhiều năm: Viện Thẩm Mỹ Korea, Hồng Anh Spa,…
  • Tác giả của 03 cuốn sách thuộc hàng best-seller về Facebook từ 2014: Bán hàng trên Facebook. Bán hàng, quảng cáo và kiếm tiền trên Facebook. Marketing Online 4.0.
  • Hơn 8 năm đào tạo cho các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng online (2012- nay).
  • Chuyên gia đào tạo cho nhiều tập đoàn lớn: Vietnam Airlines, VNPT, VTC,..
  • Chạy hơn 200 tỷ tiền quảng cáo cho hơn 300 nhãn hàng từ 2011 đến nay.
  • Đào tạo hơn 100.000 học viên thông qua các khóa học trực tuyến và offline: edumall, unica, kyna,…

>> Xem thêm: Profile giảng viên Phan Anh. 

Đăng kí ngay!

Đến với PA Marketing, bạn sẽ hỗ trợ trọn đời, 24/7, trước, trong và sau khóa học!

Hết!

 

CÔNG TY TNHH PA MAKRETING

Đơn vị đào tạo và tư vấn, triển khai về makreting online, Bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, truyền thông & Xử lý khủng hoảng truyền thông… bài bản số 1 tại Việt Nam.

Hotline: 0917781399 – 0906.950.333; Email: cskh.pamarketing@gmail.com

Fanpage: facebook.com/pamarketing.vn; Website: pamarketing.vn

www.fb.com/phananhonline; Youtube: www.youtube.com/pamarketing

Bí quyết kinh doanh cho chủ Spa trong mùa dịch                                                  Ngành làm đẹp và nỗi đau của các chủ kinh doanh(Phần 1)

Nghiên cứu khách hàng và thị trường ngành Spa                                                 Ngành làm đẹp và nỗi đau của các chủ kinh doanh (Phần 2)

 


Bài viết liên quan